Hoa Kỳ có 50 tiểu bang nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống, có nhiều phần chắc là chỉ có độ 1/4 số tiểu bang quyết định kết quả.
Các tiểu bang này thường được gọi là các bãi chiến trường, nơi mà cử tri vẫn chưa dứt khoát bầu cho ông Obama hoặc Romney.
Kết quả của các tiểu bang này thay đổi theo từng cuộc bầu cử tổng thống hoặc quốc hội, khi thì phe Cộng hòa thắng, khi thì phe Dân chủ.
Các nhà phân tích nghĩ rằng kết quả bầu cử tổng thống rất có thể được quyết định tại 12 hoặc 13 tiểu bang.
Các tổng thống Mỹ được bầu chủ yếu là theo cơ chế cử tri đoàn, mỗi tiểu bang ảnh hưởng đến kết quả có thể tạm gọi là tùy theo số dân trong tiểu bang.
Nhà phân tích Stephen Wayne của trường đại học Georgetown ở Washington nói rằng các ứng cử viên phải chọn nên đi vận động ở tiểu bang nào để có thể đạt đủ 270 phiếu của cử tri đoàn:
“Họ theo dõi các cuộc thăm dò, nếu cuộc thăm dò cho thấy hoặc thắng lớn hoặc thua đậm tại một tiểu bang nào thì họ sẽ bỏ, không vận động ở tiểu bang đó. Họ chỉ tập trung vận động ở những tiểu bang mà họ không chắc nhưng nếu vận động mạnh thì sẽ thắng.”
Các tiểu bang chủ chốt
Vì những lý do trên, chúng ta thấy cặp Obama-Biden và Romney-Ryan thường xuất hiện tại các tiểu bang công nghiệp cao như Ohio, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Họ cũng đi thuyết phục các nông dân ở Iowa, các người đã nghỉ hưu ở Florida, hoặc các công chức chính phủ ở Virginia.
Một cuộc thăm dò mới đây của tổ chức có uy tín Gallup cho thấy ở các bãi chiến trường, ông Obama trên chân ông Romney ở mức 48-46. Các cuộc thăm dò của những tổ chức khác cũng có kết quả gần gần như vậy, ngoại trừ Missouri và North Carolina.
Nắm được quy luật này, các ứng cử viên chỉ lướt qua các tiểu bang đông dân như New York, California, Illinois và Texas.
Lý do rất đơn giản. Các cuộc thăm dò cho thấy ông Obama trên chân ở New York và California, nơi có nhiều cử tri có đầu óc phóng khoáng, còn Illinois là tiểu bang nhà của ông. Còn ông Romney theo trông đợi sẽ thắng dễ dàng ở Texas, nơi có nhiều cử tri bảo thủ.
Hoa Kỳ không bầu trực tiếp tổng thống giống như Pháp, và cũng không có thủ tướng giống như Anh và một số nước khác, nơi mà thủ tướng được chọn từ các đại biểu Quốc hội của đảng chiếm nhiều ghế nhất tại viện lập pháp.
Vì dân số của mỗi tiểu bang khác nhau, số phiếu cử tri đoàn của mỗi tiểu bang khác nhau. Chính số lượng phiếu của cử tri đoàn mới quyết định ai sẽ là chủ nhân của Tòa Bạch Ốc.
California, đông dân nhất, có 55 phiếu cử tri đoàn, trong khi những tiểu bang ít dân chỉ có 3 phiếu.
Trừ một hai trường hợp ngoại lệ, ứng cử viên có nhiều phiếu phổ thông tại mỗi tiểu bang có quyền ôm trọn phiếu cử tri đoàn đã được chỉ định cho tiểu bang đó. Tổng số phiếu phổ thông của cả nước không quyết định người thắng cuộc.
Lịch sử của phiếu cử tri đoàn
Nhà phân tích Wayne nói phiếu cử tri đoàn của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những ngày đầu lập quốc cách nay hơn hai thế kỷ:
“Cơ chế phiếu cử tri đoàn do những người soạn Hiến pháp Mỹ tạo ra để chắc chắn là người có năng lực nhiều nhất sẽ làm tổng thống, chứ không hẳn là người được ưa chuộng nhất. Các nhà soạn Hiến pháp vào năm 1787, 1788 không tin tưởng là cử tri bình thường có thể lựa chọn một cách khôn ngoan, đa số cử tri bấy giờ không có trình độ, nạn mù chữ vẫn còn rất cao.”
Kết quả là, ông nói, những nhà lập quốc đã tạo ra cơ chế phiếu cử tri đoàn:
“Cơ chế này diễn tiến bằng cách để cho các tiểu bang chọn những người được xem là có trình độ, rồi những người này chọn tổng thống dựa trên năng lực hơn là dựa trên sự ưa chuộng.”
Cơ chế này đã tạo ra 3 trường hợp mà tổng thống nhậm chức là những người không có nhiều phiếu bầu phổ thông, mà chỉ vì họ thắng ở những tiểu bang có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Trường hợp gần đây nhất là vào năm 2000, khi Tổng thống George W. Bush thắng nhiệm kỳ đầu.
Ông Obama đang trên chân
Nhà phân tích Wayne nói trong lúc này ông Obama đang ở thế mạnh, dù kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của 2008 và 2009:
“Người đương nhiệm có lợi thế hơn người kia. Dân Mỹ nghĩ rằng thà chọn một người xấu mà mình biết còn hơn một người xấu mình chưa biết. Có những dấu hiệu cho thấy kinh tế sẽ không yếu thêm. Người dân có đôi chút tin tưởng hơn, hoặc có thể là bớt sợ hãi hơn. Sự bực tức đối với ông Obama đã giải tỏa được đôi chút. Họ thất vọng nhưng không giận dữ, ngoại trừ nếu họ là người Cộng hòa.”
Một lý do khác, theo ông Wayne, ứng cử viên Romney chưa thuyết phục được cử tri ông sẽ là một tổng thống giỏi:
“Ông Romney cần chứng tỏ ông ngang cơ với ông Obama. Ta không thay ngựa giữa dòng, trừ phi ta cực kỳ thất vọng hoặc khi có ai thuyết phục được ta rằng cần phải thay đổi. Ông Romney chưa đạt được mức đó. Dù người dân không hài lòng, họ chưa ở mức cực kỳ không hài lòng.”
Các tiểu bang này thường được gọi là các bãi chiến trường, nơi mà cử tri vẫn chưa dứt khoát bầu cho ông Obama hoặc Romney.
Kết quả của các tiểu bang này thay đổi theo từng cuộc bầu cử tổng thống hoặc quốc hội, khi thì phe Cộng hòa thắng, khi thì phe Dân chủ.
Các nhà phân tích nghĩ rằng kết quả bầu cử tổng thống rất có thể được quyết định tại 12 hoặc 13 tiểu bang.
Các tổng thống Mỹ được bầu chủ yếu là theo cơ chế cử tri đoàn, mỗi tiểu bang ảnh hưởng đến kết quả có thể tạm gọi là tùy theo số dân trong tiểu bang.
Nhà phân tích Stephen Wayne của trường đại học Georgetown ở Washington nói rằng các ứng cử viên phải chọn nên đi vận động ở tiểu bang nào để có thể đạt đủ 270 phiếu của cử tri đoàn:
“Họ theo dõi các cuộc thăm dò, nếu cuộc thăm dò cho thấy hoặc thắng lớn hoặc thua đậm tại một tiểu bang nào thì họ sẽ bỏ, không vận động ở tiểu bang đó. Họ chỉ tập trung vận động ở những tiểu bang mà họ không chắc nhưng nếu vận động mạnh thì sẽ thắng.”
Các tiểu bang chủ chốt
Vì những lý do trên, chúng ta thấy cặp Obama-Biden và Romney-Ryan thường xuất hiện tại các tiểu bang công nghiệp cao như Ohio, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Họ cũng đi thuyết phục các nông dân ở Iowa, các người đã nghỉ hưu ở Florida, hoặc các công chức chính phủ ở Virginia.
Một cuộc thăm dò mới đây của tổ chức có uy tín Gallup cho thấy ở các bãi chiến trường, ông Obama trên chân ông Romney ở mức 48-46. Các cuộc thăm dò của những tổ chức khác cũng có kết quả gần gần như vậy, ngoại trừ Missouri và North Carolina.
Nắm được quy luật này, các ứng cử viên chỉ lướt qua các tiểu bang đông dân như New York, California, Illinois và Texas.
Lý do rất đơn giản. Các cuộc thăm dò cho thấy ông Obama trên chân ở New York và California, nơi có nhiều cử tri có đầu óc phóng khoáng, còn Illinois là tiểu bang nhà của ông. Còn ông Romney theo trông đợi sẽ thắng dễ dàng ở Texas, nơi có nhiều cử tri bảo thủ.
Hoa Kỳ không bầu trực tiếp tổng thống giống như Pháp, và cũng không có thủ tướng giống như Anh và một số nước khác, nơi mà thủ tướng được chọn từ các đại biểu Quốc hội của đảng chiếm nhiều ghế nhất tại viện lập pháp.
Vì dân số của mỗi tiểu bang khác nhau, số phiếu cử tri đoàn của mỗi tiểu bang khác nhau. Chính số lượng phiếu của cử tri đoàn mới quyết định ai sẽ là chủ nhân của Tòa Bạch Ốc.
California, đông dân nhất, có 55 phiếu cử tri đoàn, trong khi những tiểu bang ít dân chỉ có 3 phiếu.
Trừ một hai trường hợp ngoại lệ, ứng cử viên có nhiều phiếu phổ thông tại mỗi tiểu bang có quyền ôm trọn phiếu cử tri đoàn đã được chỉ định cho tiểu bang đó. Tổng số phiếu phổ thông của cả nước không quyết định người thắng cuộc.
Lịch sử của phiếu cử tri đoàn
Nhà phân tích Wayne nói phiếu cử tri đoàn của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những ngày đầu lập quốc cách nay hơn hai thế kỷ:
“Cơ chế phiếu cử tri đoàn do những người soạn Hiến pháp Mỹ tạo ra để chắc chắn là người có năng lực nhiều nhất sẽ làm tổng thống, chứ không hẳn là người được ưa chuộng nhất. Các nhà soạn Hiến pháp vào năm 1787, 1788 không tin tưởng là cử tri bình thường có thể lựa chọn một cách khôn ngoan, đa số cử tri bấy giờ không có trình độ, nạn mù chữ vẫn còn rất cao.”
Kết quả là, ông nói, những nhà lập quốc đã tạo ra cơ chế phiếu cử tri đoàn:
“Cơ chế này diễn tiến bằng cách để cho các tiểu bang chọn những người được xem là có trình độ, rồi những người này chọn tổng thống dựa trên năng lực hơn là dựa trên sự ưa chuộng.”
Cơ chế này đã tạo ra 3 trường hợp mà tổng thống nhậm chức là những người không có nhiều phiếu bầu phổ thông, mà chỉ vì họ thắng ở những tiểu bang có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Trường hợp gần đây nhất là vào năm 2000, khi Tổng thống George W. Bush thắng nhiệm kỳ đầu.
Ông Obama đang trên chân
Nhà phân tích Wayne nói trong lúc này ông Obama đang ở thế mạnh, dù kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của 2008 và 2009:
“Người đương nhiệm có lợi thế hơn người kia. Dân Mỹ nghĩ rằng thà chọn một người xấu mà mình biết còn hơn một người xấu mình chưa biết. Có những dấu hiệu cho thấy kinh tế sẽ không yếu thêm. Người dân có đôi chút tin tưởng hơn, hoặc có thể là bớt sợ hãi hơn. Sự bực tức đối với ông Obama đã giải tỏa được đôi chút. Họ thất vọng nhưng không giận dữ, ngoại trừ nếu họ là người Cộng hòa.”
Một lý do khác, theo ông Wayne, ứng cử viên Romney chưa thuyết phục được cử tri ông sẽ là một tổng thống giỏi:
“Ông Romney cần chứng tỏ ông ngang cơ với ông Obama. Ta không thay ngựa giữa dòng, trừ phi ta cực kỳ thất vọng hoặc khi có ai thuyết phục được ta rằng cần phải thay đổi. Ông Romney chưa đạt được mức đó. Dù người dân không hài lòng, họ chưa ở mức cực kỳ không hài lòng.”