Đường dẫn truy cập

Tiểu bang giàu nhất Ấn Độ chuẩn bị đợt lây nhiễm COVID-19 thứ ba


Chữa trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Trung tâm Mumbai Wockhardt ở Mumbai Ấn Độ ngày 5/6/2021.
Chữa trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Trung tâm Mumbai Wockhardt ở Mumbai Ấn Độ ngày 5/6/2021.

Giới chức y tế tiểu bang giàu nhất Ấn Độ ngày 18/6, thúc đẩy nhà cầm quyền tăng cường chuẩn bị chống lại đợt lây nhiễm virus corona thứ ba có thể xảy ra, vào lúc lệnh phong tỏa được nới lỏng chưa đầy một tháng sau khi lây nhiễm tăng mạnh, giết chết hàng ngàn người.

Tiểu bang đông dân hàng thứ hai Ấn Độ, Maharashtra, gỡ bỏ nhiều hạn chế trong tuần này tại tất cả các thành phố, như thủ đô tài chánh Mumbai, tái mở cửa các thương xá, rạp chiếu phim và phòng tập thể dục với công suất 50% và bỏ hạn chế nhân viên các văn phòng.

“Chúng ta phải có một kế hoạch rõ ràng, và chuẩn bị sẵn sàng trong vài tuần tới, một khi đợt kế tiếp ập đến,” ông Rahul Pandit, một thành viên lực lượng đặc nhiệm COVID của tiểu bang và đồng thời là giám đốc Bệnh viện Fortis Mumbai nói với Reuters.

Một cuộc thăm dò các chuyên gia y tế của Reuters cho thấy đợt lây nhiễm thứ ba sẽ tác động đến Ấn Độ vào tháng 10 tới, và dù sẽ được kiểm soát tốt hơn vụ bùng phát trước, đại dịch vẫn là đe dọa y tế công cộng ít nhất là một năm nữa.

Tiểu bang Maharashtra, tâm điểm của đợt hai tại Ấn Độ chưa hoàn toàn ra khỏi đợt này, ông Pandit nói, sau khi đã bị phong tỏa vào đầu tháng Tư vào lúc lây nhiễm tăng cao đã đẩy các cơ sở y tế vào ngưỡng cửa sụp đổ.

Hình ảnh được đưa lên truyền thông về những đám đông tại những khu chợ và đường phố, không giãn cách xã hội, khiến Ấn Độ ngày 18/6 báo cáo 62.480 lây nhiễm trong 24 giờ qua, với số người chết xuống thấp trong hai tháng là 1.587 người.

Đám đông và xe cộ cũng tràn đầy các đường phố tại các thành phố khác, từ thủ đô New Delhi cho đến trung tâm công nghệ Bengaluru ở miền nam. Dù các chuyên gia dè dặt là cuộc chạy đua mở lại các hoạt động doanh thương có thể làm hại nỗ lực tiêm chủng.

Dù Ấn Độ là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, nhưng chỉ tiêm chủng hơn 5% một ít trong tổng số 950 triệu người trưởng thành đủ điều kiện.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG