Đường dẫn truy cập

Tỉ phú Bangladesh bị tuyên án tử hình vì tội ác chiến tranh


Tòa án xét xử tội ác chiến tranh tuyên bố ông Mir Quasem Ali có tội đối với các cáo trạng phát xuất từ cuộc chiến tranh giành độc lập từ tay Pakistan năm 1971.
Tòa án xét xử tội ác chiến tranh tuyên bố ông Mir Quasem Ali có tội đối với các cáo trạng phát xuất từ cuộc chiến tranh giành độc lập từ tay Pakistan năm 1971.

Một tòa án đặc biệt ở Bangladesh tuyên án tử hình cho một lãnh tụ cấp cao của đảng Hồi giáo lớn nhất nước vì tội ác chiến tranh cách nay hơn 40 năm.

Tòa án xét xử tội ác chiến tranh ở Dhaka hôm nay tuyên bố ông Mir Quasem Ali có tội đối với các cáo trạng phát xuất từ cuộc chiến tranh giành độc lập từ tay Pakistan năm 1971, khi ông giữ chức chỉ huy trưởng của lực lượng dân quân Al Badr.

Nhiều người tin rằng tỉ phú ngành truyền thông năm nay 62 tuổi này là một trong những nhà tài trợ hàng đầu của Đảng Jamaat-e-Islami.

Ông bị tòa xét có tội đối với 8 cáo trạng, trong đó có việc bắt cóc một thanh niên và giết chết nạn nhân tại một nơi tra tấn.

Luật sư của ông Ali mô tả các cáo trạng là “vô căn cứ và không đúng sự thật, và hứa chống án lên Tối cao Pháp viện.

Vài ngày trước đây, lãnh tụ Đảng Jamaat-e-Islami cũng bị tòa án này tuyên án tử hình. Ông Motiur Rahman Nizami, 71 tuổi, hôm thứ tư đã bị tuyên án vì tội ác chiến tranh, kể cả tội diệt chủng.

Bangladesh tố cáo binh sĩ Pakistan và những người cộng tác với họ ở địa phương đã gây ra cái chết của 3 triệu người và hãm hiếp 200.000 phụ nữ trong cuộc chiến kéo dài 9 tháng.

Trong cuộc xung đột đó khoảng 10 triệu người đã phải tới tạm trú tại các trại tị nạn ở lân bang Ấn Độ. Đảng Jamaat-e-Islami chủ trương chống lại nỗ lực giành độc lập.

Chính phủ đã tiến hành điều tra đối với 9 nhà lãnh đạo cấp cao của phe đối lập, trong đó có 7 người là thuộc đảng Jamaat-e-Islami và hai người còn lại thuộc Quốc Dân Đảng Bangladesh.

Cả hai đảng này tố cáo các phiên xử là có động cơ chính trị chống lại phe đối lập.

Chính phủ nói rằng các phiên xử sẽ chữa lành những vết thương của cuộc chiến tranh năm 1971. Các tổ chức nhân quyền cho rằng tòa án xét xử tội ác chiến tranh này không thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG