Các giá trị mà người Mỹ hết sức trân trọng như tự do, nhân quyền, và cai trị theo luật pháp, những hy vọng cao nhất của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vẫn chỉ là hy vọng.
Đó là nhận xét của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ và là một trong số các tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được quân đội Bắc Việt trả tự do vào ngày 14 tháng 3 năm 1973 tại Hà Nội.
Trong bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal, ông McCain tán dương mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng được cải thiện, nhưng đồng thời cũng thúc giục nước cựu thù của Hoa Kỳ phải cải cách dân chủ.
Ông McCain nói chính phủ Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, những ký giả, blogger, những nhóm thiểu số về sắc tộc hay tôn giáo vì lý do chính trị cũng như tiếp tục duy trì các điều luật như điều 88 Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, cho phép chính phủ quyền lực gần như vô hạn đối với công dân.
Thượng nghị sĩ McCain hoan nghênh cuộc thảo luận gần đây giữa Việt Nam với tổ chức Ân xá Quốc tế và các hứa hẹn có thể sửa đổi hiến pháp để bảo vệ tốt hơn các quyền chính trị và dân sự của người dân Việt Nam.
Ông McCain cho rằng nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước không những căn cứ trên những quyền lợi chung mà còn trong việc chia sẻ những giá trị chung.
Ông McCain đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và có nhiều nỗ lực để Hoa Kỳ có một mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Ông đã cố gắng giúp bình thường hóa mối quan hệ hai nước, tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và mong muốn quan hệ trong tương lai chặt chẽ hơn để mang lại lợi ích cho cả đôi bên Việt-Mỹ.
Thượng nghị sĩ McCain thuộc Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ là một tiếng nói hàng đầu trong đảng Công hòa về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Kể từ năm 1994 khi Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, mậu dịch song phương đã tăng hơn 80%.
Về mặt quân sự, mối quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam đã cho phép các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ ghé cảng Cam Ranh để sửa chữa hoặc thăm viếng các cảng quan trọng. Quân đội hai nước đã tổ chức những cuộc tập trận chung, đặc biệt trong lãnh vực cứu nạn trên biển.
Số người Mỹ đến thăm Việt Nam mỗi năm ngày càng tăng, trong đó có 3 vị Tổng thống tại chức.
Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền Việt Nam vẫn là một trở ngại lớn trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
Nguồn: Wall Street Journal/AP
Đó là nhận xét của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ và là một trong số các tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được quân đội Bắc Việt trả tự do vào ngày 14 tháng 3 năm 1973 tại Hà Nội.
Trong bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal, ông McCain tán dương mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng được cải thiện, nhưng đồng thời cũng thúc giục nước cựu thù của Hoa Kỳ phải cải cách dân chủ.
Ông McCain nói chính phủ Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, những ký giả, blogger, những nhóm thiểu số về sắc tộc hay tôn giáo vì lý do chính trị cũng như tiếp tục duy trì các điều luật như điều 88 Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, cho phép chính phủ quyền lực gần như vô hạn đối với công dân.
Thượng nghị sĩ McCain hoan nghênh cuộc thảo luận gần đây giữa Việt Nam với tổ chức Ân xá Quốc tế và các hứa hẹn có thể sửa đổi hiến pháp để bảo vệ tốt hơn các quyền chính trị và dân sự của người dân Việt Nam.
Ông McCain cho rằng nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước không những căn cứ trên những quyền lợi chung mà còn trong việc chia sẻ những giá trị chung.
Ông McCain đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và có nhiều nỗ lực để Hoa Kỳ có một mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Ông đã cố gắng giúp bình thường hóa mối quan hệ hai nước, tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và mong muốn quan hệ trong tương lai chặt chẽ hơn để mang lại lợi ích cho cả đôi bên Việt-Mỹ.
Thượng nghị sĩ McCain thuộc Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ là một tiếng nói hàng đầu trong đảng Công hòa về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Kể từ năm 1994 khi Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, mậu dịch song phương đã tăng hơn 80%.
Về mặt quân sự, mối quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam đã cho phép các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ ghé cảng Cam Ranh để sửa chữa hoặc thăm viếng các cảng quan trọng. Quân đội hai nước đã tổ chức những cuộc tập trận chung, đặc biệt trong lãnh vực cứu nạn trên biển.
Số người Mỹ đến thăm Việt Nam mỗi năm ngày càng tăng, trong đó có 3 vị Tổng thống tại chức.
Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền Việt Nam vẫn là một trở ngại lớn trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
Nguồn: Wall Street Journal/AP