Đường dẫn truy cập

Thủ tướng họp ‘nóng’ vụ BOT Cai Lậy, dừng thu 1 tháng


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải họp "nóng" hôm 4/12 về vụ BOT Cai Lậy.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải họp "nóng" hôm 4/12 về vụ BOT Cai Lậy.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh tạm dừng hoạt động trạm thu phí BOT Cai Lậy một tháng để chờ hướng giải quyết.

Quyết định của ông Phúc được đưa ra trong một cuộc họp khẩn chiều ngày 4/12, sau khi nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối việc trạm đặt sai vị trí, thu phí không hợp lý và đã gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng trong nhiều ngày.

Có nhiều vấn đề của phần chìm trong tảng băng mà chưa lộ bật ra. Đây không phải thuần túy là vấn đề trạm thu phí Cai Lậy, vì khi thực hiện một dự án như vậy thì dây mơ rễ má chằng chịt trong xã hội Việt Nam đầy rẫy tham nhũng.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương nói.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Lương nói với VOA tiếng Việt rằng ông không tin tưởng vào bất kỳ giải pháp nào của người đứng đầu chính phủ vì không cách nào giải quyết được tận gốc vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam:

“Có nhiều vấn đề của phần chìm trong tảng băng mà chưa lộ ra. Đây không phải thuần túy là vấn đề trạm thu phí Cai Lậy, vì khi thực hiện một dự án như vậy thì dây mơ rễ má chằng chịt trong xã hội Việt Nam đầy rẫy tham nhũng. Việc xử lý vấn đề này của thủ tướng thì tôi cũng không tin cậy, nếu có thì cũng nửa vời, vì không chỉ một BOT Cai Lậy Tiền Giang mà còn rất là nhiều cái khác. Bản chất của nó là lợi ích nhóm, một hình thức đầu tư vốn ít mà đem lại nhiều tiền do ăn trên xương máu của nhân dân.”

Truyền thông trong nước cho hay Thủ tướng Phúc yêu cầu tạm dừng thu phí trong 1 tháng để Bộ Giao Thông Vận tải, cùng địa phương, doanh nghiệp đánh giá toàn diện dự án trước khi có quyết định trở lại.

BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017
BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017

Báo Thanh niên trích lời Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy, chỉ ít phút sau khi phiên họp do ông Phúc chủ trì kết thúc trong đó có bàn về câu chuyện BOT Cai Lậy.

Ông Mai Tiến Dũng nói: "Riêng với Cai Lậy, thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng và giao Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang xử lý cụ thể trên tinh thần hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân."

Ông Đinh Quang Tuyến, một nhà hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh, nêu nhận định: “Nếu như quốc lộ này tắc nghẽn thì nó sẽ làm tắc nghẽn toàn bộ nền kinh tế. Vì đặt trạm thu phí BOT ở ngay đường chính một cách bất hợp pháp, nên chuyện này có thể bất ngờ trở thành vấn đề sống còn của cả thể chế. Nếu như họ duy trì trạm BOT này thì chỉ có một nhóm lợi ích được lợi thôi.”

Riêng với Cai Lậy, thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng và giao Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang xử lý cụ thể trên tinh thần hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.

Truyền thông trong nước tối ngày 4/12 đưa tin nói chính phủ nhìn nhận rằng quá trình thực hiện có chỗ này chỗ kia chưa đúng nguyên tắc, chưa hợp lòng dân, nên ông Phúc chỉ đạo là “phải cầu thị lắng nghe phản ánh của người dân, doanh nghiệp, trên cơ sở thượng tôn pháp luật và có sự điều chỉnh cho phù hợp, hợp lòng dân.”

Ông Tuyến cho rằng vấn đề trạm BOT Cai Lậy là một sự “ức chế, bùng nổ nghiêm trọng,” chứ không đơn giản chỉ là “vài chục nghìn đồng lẻ,” và cần phải do Bộ Chính trị giải quyết:

“Bộ Chính trị phải bàn với nhau và nói chuyện với các nhóm lợi ích, chứ không phải ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong Bộ Chính trị và trong cả thể chế có nhiều nhóm, trong đó không thể vì một nhóm mà các nhóm khác hi sinh được, nên các nhóm còn lại sẽ gây áp lực để nhóm đang khai thác BOT này đành phải chấp nhận mà lùi bước, vì sự tồn vong của cả thể chế.”

Người dân cho rằng việc đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh Tiền Giang thu phí cho tuyến tránh là bất hợp lý. Họ dùng tiền lẻ, tiền xu… trả phí để cố tình kéo dài thời gian qua trạm.
Người dân cho rằng việc đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh Tiền Giang thu phí cho tuyến tránh là bất hợp lý. Họ dùng tiền lẻ, tiền xu… trả phí để cố tình kéo dài thời gian qua trạm.

Có cùng nhận định với ông Tuyến, luật sư Lương nói rằng vấn đề BOT Cai Lậy là một trong các khía cạnh bề nổi của vấn nạn tham nhũng do các nhóm lợi ích ở Việt Nam thao túng và lũng đoạn nên rất khó có thể xử lý triệt để.

Ông nói thêm: “Thực chất đó là một sự thỏa hiệp và dàn xếp với nhau để che đậy, bưng bít mặt trái của xã hội trong các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Việc này 5 ông thủ tướng cũng không giải quyết được.”

Bộ Chính trị phải bàn với nhau và nói chuyện với các nhóm lợi ích, chứ không phải ông Nguyễn Xuân Phúc.
Đinh Quang Tuyến

Báo Zing tối ngày 4/12 trích lời ông Dũng nói: “Quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân."

Thủ tướng chỉ thị tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:16 0:00

Trong 5 ngày liên tiếp từ 30/11 đến 4/12, BOT Cai Lậy liên tục phải xả trạm để tránh ùn tắc. Riêng ngày 2/12, trạm này phải xả đến 12 lần.

Người dân cho rằng việc đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh Tiền Giang thu phí cho tuyến tránh là bất hợp lý. Họ dùng tiền lẻ, tiền xu… trả phí để cố tình kéo dài thời gian qua trạm.

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động ngày 1/8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc giao thông nhiều ngày.

Trong một diễn biến khác liên quan, theo báo Người Lao Động, trạm thu phí BOT Ninh An (Khánh Hòa) hôm 4/12 đã xả trạm sau 4 ngày bị các tài xế trả tiền lẻ gây ách tắc giao thông.

Biểu tình bằng tiền lẻ tại trạm thu phí Cai Lậy
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:40 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG