Bà Wendy Sherman đã trao đổi về tình hình nhân quyền với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong chuyến công du Hà Nội hôm 4/3.
Chuyến thăm diễn ra vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình nhân quyền thế giới thường niên, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Thứ trưởng Ngoại giao chuyên trách các vấn đề Chính trị Wendy Sherman cho biết Việt Nam ‘là một phần không thể thiếu’ trong công cuộc tái cân bằng của Mỹ sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Giới chức Mỹ cũng ‘đánh giá cao cơ hội được trao đổi các vấn đề quan trọng với rất nhiều quan chức cao cấp Việt Nam’ như ông Hoàng Bình Quân, Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ Công An Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, và Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Ngoài vấn đề nhân quyền, tin cho hay, hai bên ‘mong làm việc cùng nhau’ về các vấn đề song phương và đa phương như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, tranh chấp Biển Đông, vấn đề bảo vệ môi trường, và việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Ngoài các quan chức nhà nước, bà Sherman còn gặp gỡ các thành viên của xã hội dân sự. Bà nói rằng xã hội dân sự và các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước là ‘một trong những mảng thú vị nhất của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ’.
Trong lễ công bố phúc trình nhân quyền thế giới 2013 hôm 27/2, Quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, bà Uzra Zeya, nói rằng phía Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam ở cấp cao nhất ‘tuân thủ các cam kết và các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế của nước này”.
Bà Zeya cũng nói rằng hành động của Việt Nam sẽ có tác động tới việc Mỹ tiếp tục củng cố thêm nữa mối quan hệ song phương.
Sau đó, Hà Nội đã lên tiếng cho rằng một số nhận định trong bản báo cáo này ‘dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam’.
Trong khi đó, một số blogger cho biết họ sẵn sàng đối chất với nhà nước về những vấn đề bị coi là ‘thiếu chính xác’ đó.
Nguồn: US Embassy, MOFA
Chuyến thăm diễn ra vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình nhân quyền thế giới thường niên, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Thứ trưởng Ngoại giao chuyên trách các vấn đề Chính trị Wendy Sherman cho biết Việt Nam ‘là một phần không thể thiếu’ trong công cuộc tái cân bằng của Mỹ sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Giới chức Mỹ cũng ‘đánh giá cao cơ hội được trao đổi các vấn đề quan trọng với rất nhiều quan chức cao cấp Việt Nam’ như ông Hoàng Bình Quân, Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ Công An Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, và Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Ngoài vấn đề nhân quyền, tin cho hay, hai bên ‘mong làm việc cùng nhau’ về các vấn đề song phương và đa phương như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, tranh chấp Biển Đông, vấn đề bảo vệ môi trường, và việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Ngoài các quan chức nhà nước, bà Sherman còn gặp gỡ các thành viên của xã hội dân sự. Bà nói rằng xã hội dân sự và các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước là ‘một trong những mảng thú vị nhất của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ’.
Trong lễ công bố phúc trình nhân quyền thế giới 2013 hôm 27/2, Quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, bà Uzra Zeya, nói rằng phía Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam ở cấp cao nhất ‘tuân thủ các cam kết và các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế của nước này”.
Bà Zeya cũng nói rằng hành động của Việt Nam sẽ có tác động tới việc Mỹ tiếp tục củng cố thêm nữa mối quan hệ song phương.
Sau đó, Hà Nội đã lên tiếng cho rằng một số nhận định trong bản báo cáo này ‘dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam’.
Trong khi đó, một số blogger cho biết họ sẵn sàng đối chất với nhà nước về những vấn đề bị coi là ‘thiếu chính xác’ đó.
Nguồn: US Embassy, MOFA