Các bạn thân mến,
Mùa Giáng Sinh, mùa thanh bình, ấm áp chan chứa tình người trong những đêm đông giá rét; mùa của những ngọn đèn lung linh đủ màu tỏa sáng trong đêm trường mù mịt; mùa của những món quà cho trẻ thơ và mùa của những ánh mắt, tiếng cười, nụ hôn ấm áp trao nhau của những người thân trong gia đình sau một năm dài xa cách, làm lụng vất vả.
Giáng Sinh cũng là dịp để chúng ta hồi tưởng, suy nghĩ và hoạch định cho tương lai.
Nhìn lại chặng đường 2013 mà đồng bào trong và ngoài nước chúng ta đã đi qua, tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đôi điều như sau:
Thứ nhất, tình hình kinh tế thế giới và trong khu vực nhìn chung có dấu hiệu phục hồi. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng đều và luôn là khu vực năng động nhất nếu không muốn nói là đầu tàu của kinh tế thế giới. Các thị trường chính như Bắc Mỹ và Tây Âu có dấu hiệu hồi phục, tăng trưởng tuy chậm nhưng chắc, sức mua của người dân ổn định và đó cũng là cái may cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Điều này có thể thấy qua lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2013, một con số luôn chiếm tỷ lệ khoảng 6 đến 8% tổng sản lượng quốc dân.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là kinh tế Việt Nam dù nằm trong khu vực năng động nhất trên thế giới nhưng do việc quản lý yếu kém của chính phủ và tình trạng tham nhũng tràn lan đã đi ngược lại xu hướng chung. Số doanh nghiệp phá sản tăng mạnh trong năm 2013 đã làm hàng vạn lao động thất nghiệp; thuế má cao và lạm phát liên tục gia tăng không những đè nặng lên cuộc sống của người lao động mà còn làm nhụt chí các nhà đầu tư.
Hậu quả là kinh tế đình trệ, xã hội rối ren, đạo đức suy đồi đến mức báo động đỏ.
Trong bối cảnh đó, đáng thương nhất là những mảnh đời lam lũ, tay lấm chân bùn, quanh năm suốt tháng quần quật làm việc mà không đủ nuôi sống gia đình và bản thân. Và tội nhất là những trẻ em ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh thường không có cơ hội tiếp xúc với những tiện ích xã hội như ở các thành phố lớn.
Trách nhiệm này thuộc về ai?
Thứ hai, khởi đầu năm 2013 là việc Quốc hội đưa ra bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 để lấy ý kiến trong nhân dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn được đánh giá cao với nhiều hy vọng là Việt Nam sẽ có cơ hội để chuyển đổi thể chế chính trị, kinh tế phù hợp với trào lưu của thời đại và mở đường cho công cuộc hiện đại hóa, tự do và dân chủ hóa đất nước. Nhưng cuối cùng chỉ là một nổi thất vọng ê chề: Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tiếp tục kiên trì “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” (CNXH) và cố thủ trong “lô cốt” của Điều 4 Hiến pháp mặc dù chính ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã tự thú rằng “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
ĐCSVN đã để Quốc hội thông qua bản Hiến pháp mới 2013, một bản Hiến pháp cực kỳ lạc hậu, phản động mà nhiều nhà bình luận thời sự Việt Nam cho là “một bước thụt lùi vĩ đại”.
Đất nước bế tắc không có tương lai, chính phủ không có khả năng điều hành quản lý nhà nước, không viễn kiến, không quốc sách an dân, giữ nước; Đảng cầm quyền bạo ngược, phản dân hại nước, bán nước cầu vinh, tham nhũng tràn lan, dân chúng lầm than, xã hội đạo đức suy đồi trầm trọng, lòng dân ta thán tận Trời cao, chỉ chờ cơ hội đứng lên giành lại chính quyền.
Thứ ba, tôi nghĩ rằng phong trào tự do, dân chủ cho Việt Nam hôm nay đã đạt được một đỉnh cao mới là đã thức tỉnh được ngày càng nhiều người dân quan tâm đến tình hình của đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam được trang bị tốt hơn hành trang lý luận, không mơ hồ, vô cảm nhưng vẫn không thiếu tính lãng mạng cách mạng là chúng ta đấu tranh cho cái Chân, Thiện, Mỹ, những cái tốt đẹp nhất của con người, xã hội và cộng đồng nhân loại.
Không có cuộc cách mạng nào không bắt đầu từ lòng yêu nước, nhưng lòng yêu nước đó phải được tôi luyện, kinh qua thực tiễn đấu tranh để biến thành đề cương chính trị và chương trình hành động cách mạng.
Tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước đang vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng tự do, dân chủ cho Việt Nam và tôi nghĩ cũng như ông Lê Hiếu Đằng đã viết là “thời cơ đã chín muồi”, mà cho dù “thời cơ chưa chín muồi” đi chăng nữa thì trách nhiệm của chúng ta, những chiến sỹ tự do, dân chủ vẫn phải chớp lấy thời cơ, tạo cho nó chín muồi.
Nay lòng dân đã quyết tâm cải cách thể chế chính trị một cách toàn diện và sâu rộng, vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiến hành tổ chức ra sao để sớm đạt được mục đích trong những điều kiện lý tưởng nhất.
Tuy nhiên, giả sử những điều trên đã xảy ra! Thật khó để tưởng tượng rằng một số người dân và có lẽ sẽ có nhiều người sẽ không cảm thấy không khinh bỉ và chống lại những người Cộng sản cũ. Thật khó để tưởng tượng rằng dĩ vãng là dĩ vãng, và tất cả sẽ được tha thứ! Sẽ luôn có một số người cảm thấy rằng các nhà lãnh đạo Cộng sản phải trả lời cho những tội lỗi của họ đã gây ra. Nhưng liệu kiểu “công lý” đó có thể được chấp nhận chăng?
Để Việt Nam thực sự hướng về tương lai, có lẽ chúng ta cần phải làm hòa với quá khứ. Chỉ có tình thương chân thật mới có thể hóa giải hận thù, giúp chữa lành vết thương cũ. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không phải bị giải tán và bị cấm tham chính. Viết đến đây tôi nghĩ đến cố Tổng thống Nam Phi, ông Nelson Mandela, một con người vĩ đại của nhân loại. Tuy biết rằng sự khác biệt giữa Việt Nam và Nam Phi vừa xa vừa rộng, nhưng tôi vẫn thầm ước nguyện rằng một ngày nào đó Việt Nam sẽ vượt qua được chính mình để sánh bước cùng cộng đồng nhân loại.
Các bạn thân mến,
Trước thềm Giáng Sinh và năm mới 2014, tôi cùng gia đình cầu chúc các bạn, quý thân bằng, quyến thuộc trong và ngoài nước một mùa lễ cuối năm an lành, hạnh phúc, chan chứa tình người và một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Trân trọng.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Mùa Giáng Sinh, mùa thanh bình, ấm áp chan chứa tình người trong những đêm đông giá rét; mùa của những ngọn đèn lung linh đủ màu tỏa sáng trong đêm trường mù mịt; mùa của những món quà cho trẻ thơ và mùa của những ánh mắt, tiếng cười, nụ hôn ấm áp trao nhau của những người thân trong gia đình sau một năm dài xa cách, làm lụng vất vả.
Giáng Sinh cũng là dịp để chúng ta hồi tưởng, suy nghĩ và hoạch định cho tương lai.
Nhìn lại chặng đường 2013 mà đồng bào trong và ngoài nước chúng ta đã đi qua, tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đôi điều như sau:
Thứ nhất, tình hình kinh tế thế giới và trong khu vực nhìn chung có dấu hiệu phục hồi. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng đều và luôn là khu vực năng động nhất nếu không muốn nói là đầu tàu của kinh tế thế giới. Các thị trường chính như Bắc Mỹ và Tây Âu có dấu hiệu hồi phục, tăng trưởng tuy chậm nhưng chắc, sức mua của người dân ổn định và đó cũng là cái may cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Điều này có thể thấy qua lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2013, một con số luôn chiếm tỷ lệ khoảng 6 đến 8% tổng sản lượng quốc dân.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là kinh tế Việt Nam dù nằm trong khu vực năng động nhất trên thế giới nhưng do việc quản lý yếu kém của chính phủ và tình trạng tham nhũng tràn lan đã đi ngược lại xu hướng chung. Số doanh nghiệp phá sản tăng mạnh trong năm 2013 đã làm hàng vạn lao động thất nghiệp; thuế má cao và lạm phát liên tục gia tăng không những đè nặng lên cuộc sống của người lao động mà còn làm nhụt chí các nhà đầu tư.
Hậu quả là kinh tế đình trệ, xã hội rối ren, đạo đức suy đồi đến mức báo động đỏ.
Trong bối cảnh đó, đáng thương nhất là những mảnh đời lam lũ, tay lấm chân bùn, quanh năm suốt tháng quần quật làm việc mà không đủ nuôi sống gia đình và bản thân. Và tội nhất là những trẻ em ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh thường không có cơ hội tiếp xúc với những tiện ích xã hội như ở các thành phố lớn.
Trách nhiệm này thuộc về ai?
Thứ hai, khởi đầu năm 2013 là việc Quốc hội đưa ra bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 để lấy ý kiến trong nhân dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn được đánh giá cao với nhiều hy vọng là Việt Nam sẽ có cơ hội để chuyển đổi thể chế chính trị, kinh tế phù hợp với trào lưu của thời đại và mở đường cho công cuộc hiện đại hóa, tự do và dân chủ hóa đất nước. Nhưng cuối cùng chỉ là một nổi thất vọng ê chề: Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tiếp tục kiên trì “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” (CNXH) và cố thủ trong “lô cốt” của Điều 4 Hiến pháp mặc dù chính ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã tự thú rằng “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
ĐCSVN đã để Quốc hội thông qua bản Hiến pháp mới 2013, một bản Hiến pháp cực kỳ lạc hậu, phản động mà nhiều nhà bình luận thời sự Việt Nam cho là “một bước thụt lùi vĩ đại”.
Đất nước bế tắc không có tương lai, chính phủ không có khả năng điều hành quản lý nhà nước, không viễn kiến, không quốc sách an dân, giữ nước; Đảng cầm quyền bạo ngược, phản dân hại nước, bán nước cầu vinh, tham nhũng tràn lan, dân chúng lầm than, xã hội đạo đức suy đồi trầm trọng, lòng dân ta thán tận Trời cao, chỉ chờ cơ hội đứng lên giành lại chính quyền.
Thứ ba, tôi nghĩ rằng phong trào tự do, dân chủ cho Việt Nam hôm nay đã đạt được một đỉnh cao mới là đã thức tỉnh được ngày càng nhiều người dân quan tâm đến tình hình của đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam được trang bị tốt hơn hành trang lý luận, không mơ hồ, vô cảm nhưng vẫn không thiếu tính lãng mạng cách mạng là chúng ta đấu tranh cho cái Chân, Thiện, Mỹ, những cái tốt đẹp nhất của con người, xã hội và cộng đồng nhân loại.
Không có cuộc cách mạng nào không bắt đầu từ lòng yêu nước, nhưng lòng yêu nước đó phải được tôi luyện, kinh qua thực tiễn đấu tranh để biến thành đề cương chính trị và chương trình hành động cách mạng.
Tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước đang vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng tự do, dân chủ cho Việt Nam và tôi nghĩ cũng như ông Lê Hiếu Đằng đã viết là “thời cơ đã chín muồi”, mà cho dù “thời cơ chưa chín muồi” đi chăng nữa thì trách nhiệm của chúng ta, những chiến sỹ tự do, dân chủ vẫn phải chớp lấy thời cơ, tạo cho nó chín muồi.
Nay lòng dân đã quyết tâm cải cách thể chế chính trị một cách toàn diện và sâu rộng, vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiến hành tổ chức ra sao để sớm đạt được mục đích trong những điều kiện lý tưởng nhất.
Tuy nhiên, giả sử những điều trên đã xảy ra! Thật khó để tưởng tượng rằng một số người dân và có lẽ sẽ có nhiều người sẽ không cảm thấy không khinh bỉ và chống lại những người Cộng sản cũ. Thật khó để tưởng tượng rằng dĩ vãng là dĩ vãng, và tất cả sẽ được tha thứ! Sẽ luôn có một số người cảm thấy rằng các nhà lãnh đạo Cộng sản phải trả lời cho những tội lỗi của họ đã gây ra. Nhưng liệu kiểu “công lý” đó có thể được chấp nhận chăng?
Để Việt Nam thực sự hướng về tương lai, có lẽ chúng ta cần phải làm hòa với quá khứ. Chỉ có tình thương chân thật mới có thể hóa giải hận thù, giúp chữa lành vết thương cũ. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không phải bị giải tán và bị cấm tham chính. Viết đến đây tôi nghĩ đến cố Tổng thống Nam Phi, ông Nelson Mandela, một con người vĩ đại của nhân loại. Tuy biết rằng sự khác biệt giữa Việt Nam và Nam Phi vừa xa vừa rộng, nhưng tôi vẫn thầm ước nguyện rằng một ngày nào đó Việt Nam sẽ vượt qua được chính mình để sánh bước cùng cộng đồng nhân loại.
Các bạn thân mến,
Trước thềm Giáng Sinh và năm mới 2014, tôi cùng gia đình cầu chúc các bạn, quý thân bằng, quyến thuộc trong và ngoài nước một mùa lễ cuối năm an lành, hạnh phúc, chan chứa tình người và một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Trân trọng.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.