ISTANBUL —
Thỏa thuận gần đây của Iran với các cường quốc thế giới về việc kiềm chế chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi, và đổi lại là việc nới lỏng một số biện pháp chế tài, đã mang lại hy vọng cho Ankara về cơ hội thương mại và tài chánh. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ muốn mở rộng thương mại với các quốc gia láng giềng và một bộ trưởng khác đã kêu gọi các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện lại các dịch vụ với Iran. Từ Istanbul thông tín viên Dorian Jones có bài tường thuật sau đây.
Ankara tán dương bước đột phá trong cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran là một cơ hội thương mại quan trọng. Theo sau thỏa thuận tạm thời vào tháng 11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đến thăm Iran. Thương mại được ưu tiên đặt trên bàn nghị sự với cam kết của ông Davutoglu rằng quốc gia của ông sẽ mở rộng thương mại với Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm gia tăng kim ngạch thương mại với Iran lên trên 30 tỷ đô-la và nhắm đến mục tiêu 100 tỷ đô-la vào năm 2020.
Khối lượng giao dịch giữa hai nước hiện vào khoảng 20 tỷ đô-la, chủ yếu từ việc nhập khẩu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia khan hiếm năng lượng này là nhà nhập khẩu lớn nhất của ngành dầu khí của Iran.
Ông Atilla Yesilada, một nhà phân tích cho công ty tư vấn chính trị Global Source Partners, nói rằng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Iran có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
"Thổ Nhĩ Kỳ là nước có ngành công nghiệp chế biến trung gian rất hiệu quả. Rõ ràng là ngành sản xuất rau quả và trái cây của chúng tôi đang chiếm ưu thế cao. Vì đang có một sự chồng chéo lớn và nếu Iran muốn trở lại với trật tự thế giới, họ sẽ có chương trình cải tiến các nhà máy lọc dầu, tân trang những nhà máy cũ kỹ…Tất cả những điều đó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các thành phần kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ."
Bất chấp các biện pháp chế tài của quốc tế, xuất khẩu cuả Thổ Nhĩ Kỳ đến Iran vẫn gia tăng, ông Inan Demir, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Finans có bản doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết như vậy. Ông Demir nói rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục, đặc biệt khi lệnh cấm vận được nới lỏng.
"Ðiều này có thể hữu ích cho việc xuất khẩu sang Iran, tuy nhiên khó có thể nói chính xác về mức độ gia tang xuất khẩu, bởi vì trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cuả Thổ Nhĩ Kỳ đến Iran là 3,7 tỷ đô-la. Ðây là con số lớn nhất trong lịch sử."
Bộ trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Zafer Caglayan, đã kêu gọi các ngân hang tái tục quan hệ tài chánh với các đối tác Iran.
Tuy nhiên, kinh tế gia Demir lại cho rằng việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt tài chánh Iran cũng có thể mang lại hậu quả xấu cho các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ.
"Iran hiện có thể rút về một số ngoại hối ở nước ngoài khi lệnh cấm vận được nới lỏng trong chừng mực, nhưng chúng đã được nới lỏng. Và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các quốc gia đầu mối. Có lẽ sẽ có tình trạng ngoại hối và vàng được đưa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cho là như vậy, khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ và Iran có thể sẽ rút ngoại hối của họ về nước. Vì vậy tôi nghĩ đây là một tác động khác cần phải xem xét tới."
Phân tích gia Yesilada cho rằng sự phát triển thương mại song phương được quyết định bởi chính trị hơn là kinh tế.
"Thực sự không có sự bảo đảm cho việc Iran xem Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại chính. Iran có nhận thức chính xác về Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi là một trở ngại chính cho các mục tiêu của họ trong khu vực và trên thực tế là đối thủ chính của họ trong khu vực, là một nước đồng minh của phương Tây. Rất tiếc đây là khu vực mà thương mại, cũng như tất cả những thứ khác, là một vũ khí ngoại giao. Yếu tố thị trường không có hiệu quả ở đây."
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã trở nên căng thẳng đặc biệt vì về vấn đề Syria, khi Ankara và Tehran ủng hộ phía đối thủ trong cuộc nội chiến đang diễn ra. Tuy nhiên, những hoạt động xích lại gần nhau về mặt ngoại giao đang diễn ra và các nhà quan sát cho rằng điều này có thể mang lại những lợi ích kinh tế cho cả hai nước.
Ankara tán dương bước đột phá trong cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran là một cơ hội thương mại quan trọng. Theo sau thỏa thuận tạm thời vào tháng 11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đến thăm Iran. Thương mại được ưu tiên đặt trên bàn nghị sự với cam kết của ông Davutoglu rằng quốc gia của ông sẽ mở rộng thương mại với Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm gia tăng kim ngạch thương mại với Iran lên trên 30 tỷ đô-la và nhắm đến mục tiêu 100 tỷ đô-la vào năm 2020.
Khối lượng giao dịch giữa hai nước hiện vào khoảng 20 tỷ đô-la, chủ yếu từ việc nhập khẩu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia khan hiếm năng lượng này là nhà nhập khẩu lớn nhất của ngành dầu khí của Iran.
Ông Atilla Yesilada, một nhà phân tích cho công ty tư vấn chính trị Global Source Partners, nói rằng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Iran có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
"Thổ Nhĩ Kỳ là nước có ngành công nghiệp chế biến trung gian rất hiệu quả. Rõ ràng là ngành sản xuất rau quả và trái cây của chúng tôi đang chiếm ưu thế cao. Vì đang có một sự chồng chéo lớn và nếu Iran muốn trở lại với trật tự thế giới, họ sẽ có chương trình cải tiến các nhà máy lọc dầu, tân trang những nhà máy cũ kỹ…Tất cả những điều đó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các thành phần kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ."
Bất chấp các biện pháp chế tài của quốc tế, xuất khẩu cuả Thổ Nhĩ Kỳ đến Iran vẫn gia tăng, ông Inan Demir, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Finans có bản doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết như vậy. Ông Demir nói rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục, đặc biệt khi lệnh cấm vận được nới lỏng.
"Ðiều này có thể hữu ích cho việc xuất khẩu sang Iran, tuy nhiên khó có thể nói chính xác về mức độ gia tang xuất khẩu, bởi vì trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cuả Thổ Nhĩ Kỳ đến Iran là 3,7 tỷ đô-la. Ðây là con số lớn nhất trong lịch sử."
Bộ trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Zafer Caglayan, đã kêu gọi các ngân hang tái tục quan hệ tài chánh với các đối tác Iran.
Tuy nhiên, kinh tế gia Demir lại cho rằng việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt tài chánh Iran cũng có thể mang lại hậu quả xấu cho các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ.
"Iran hiện có thể rút về một số ngoại hối ở nước ngoài khi lệnh cấm vận được nới lỏng trong chừng mực, nhưng chúng đã được nới lỏng. Và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các quốc gia đầu mối. Có lẽ sẽ có tình trạng ngoại hối và vàng được đưa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cho là như vậy, khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ và Iran có thể sẽ rút ngoại hối của họ về nước. Vì vậy tôi nghĩ đây là một tác động khác cần phải xem xét tới."
Phân tích gia Yesilada cho rằng sự phát triển thương mại song phương được quyết định bởi chính trị hơn là kinh tế.
"Thực sự không có sự bảo đảm cho việc Iran xem Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại chính. Iran có nhận thức chính xác về Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi là một trở ngại chính cho các mục tiêu của họ trong khu vực và trên thực tế là đối thủ chính của họ trong khu vực, là một nước đồng minh của phương Tây. Rất tiếc đây là khu vực mà thương mại, cũng như tất cả những thứ khác, là một vũ khí ngoại giao. Yếu tố thị trường không có hiệu quả ở đây."
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã trở nên căng thẳng đặc biệt vì về vấn đề Syria, khi Ankara và Tehran ủng hộ phía đối thủ trong cuộc nội chiến đang diễn ra. Tuy nhiên, những hoạt động xích lại gần nhau về mặt ngoại giao đang diễn ra và các nhà quan sát cho rằng điều này có thể mang lại những lợi ích kinh tế cho cả hai nước.