Đường dẫn truy cập

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong mắt thế giới


Tổng thống Obama và Ðệ nhất Phu nhân Michelle Obama mừng chiến thắng trong đêm bầu cử ở Chicago.
Tổng thống Obama và Ðệ nhất Phu nhân Michelle Obama mừng chiến thắng trong đêm bầu cử ở Chicago.
Việc Tổng thống Barack Obama tái đắc cử được hoan nghênh trên khắp thế giới, nơi ông sự tán dương ông còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ. Thông tín viên VOA Al Pessin tường trình từ London.

Tổng thống Obama đã được cho điểm cao tới 75% trong các cuộc thăm dò công luận quốc tế, và sáng thứ tư khi thức dậy, người dân ở London đã hoan nghênh tin ông tái đắc cử.

Một người đàn ông nói: “Tôi nghĩ đó là một kết quả tốt. Tôi cho rằng đó là điều cả thế giới mong muốn, ngoài nước Mỹ. Tôi nghỉ ông ấy nắm vững mọi việc và sẽ là một điều tốt cho Hoa Kỳ.”

Một phụ nữ nói: “Ông ấy là một tiếng nói vĩ đại của nước Mỹ. Tôi nghĩ ông ấy thực sự thấu hiểu lòng dân. Tôi nghĩ ông ấy có những ý đồ thực sự tốt đẹp…và tôi thực sự nghĩ ông ấy sẽ giúp nền kinh tế và làm cho đất nước phát triển hơn nữa.”

Chuyên gia về Hoa Kỳ James Boys tại trường Ðại học King’s ở London không ngạc nhiên trước các phản ứng đó.

Ông Boys nói: “Từ một quan điểm Âu châu, tôi nghĩ sẽ có một cảm tưởng hài lòng chung rằng ông ấy đã tái đắc cử và chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ông ấy và nội các của ông ấy giao tiếp trên trường thế giới trong tư cách một người bạn của châu Âu.”

Người ủng hộ rơi lệ khi nghe Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn chiến thắng tại Chicago, ngày 7/11/2012.
Người ủng hộ rơi lệ khi nghe Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn chiến thắng tại Chicago, ngày 7/11/2012.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã gửi lời chúc mừng Tổng thống Obama. Trong chuyến đi thăm Jordan, Thủ tướng Anh David Cameron nói về việc phải có hành động thêm để chấm dứt vụ xung đột ở Syria.

Ông Cameron nói: “Tôi nghe những câu chuyện khủng khiếp về những gì đã xảy ra bên trong Syria và một trong những điều đầu tiên tôi muốn bàn với ông Barack là cách thức chúng ta phải có thêm hành động để tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng này.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ðức Angela Merkel và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng nằm trong số các nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả bầu cử ở Hoa Kỳ.

Ông Netanyahu là một người bạn vong niên của đối thủ Cộng hoà Mitt Romney, nhưng ông nói liên minh Hoa Kỳ - Israel vững mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, phản ứng trên đường phố Jerusalem thì lẫn lộn.

Một người nói: “Tôi nghĩ ông ấy tốt cho Israel bởi vì ông ấy ủng hộ chúng ta. Ông ây tiếp tục giúp chúng ta hàng tỷ đôla mỗi năm và các vũ khí kỹ thuật cao cấp nhất.”

Một phụ nữ nói: “Thảm kịch. Thật là một thảm kịch cực độ. Tôi đã theo dõi rất kỹ những gì ông Obama theo đuổi.”

Người Palestine cũng có các cảm nghĩ lẫn lộn.

Một người nói: “Nay chúng ta hy vọng sau khi thắng cử lần thứ nhì, ông ấy sẽ hoạt động hữu hiệu hơn bởi vì sẽ ít bị áp lực chính trị hơn.

Một người khác nói: “Tôi không thấy những thay đổi nghiêm trọng. Bởi vì nếu nói về ông Obama thì ông ấy đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn, nhưng từ phía người Palestine chúng ta, thì chúng ta chưa thấy được điều gì.”

Một người nữa nói: “Ông ấy đã đọc một bài diễn văn rất hay tại trường Ðại học Cairo về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Ðông. Nhưng không có điểm nào được thực thi cả.”

Tại Afghanistan, dân chúng nói với đài VOA rằng họ hài lòng rằng kế hoạch triệt thoái binh sĩ nước ngoài sẽ được xúc tiến, và bầy tỏ hy vọng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc hòa giải với Taliban.

Tại Moscow, một người đàn ông nói tổng thống là một “khả năng đã biết rõ” trong khi ông Romney sẽ “không thể dự đoán được, cứng rắn hơn và khó khăn hơn.”

Tại Bắc Kinh, một người đàn ông nói với đài VOA rằng ông lo ngại về một số chính sách của ông Obama đối với Ðài Loan và các vụ tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Và tại Nairobi, một người chỉ biết nói lên sự hân hoan hết mức của mình.

Ông này nói: “Vì cha đẻ của ông ấy là một người Kenya, chúng tôi tật là vui mừng vì mình là người Kenya. Cả đêm chúng tôi đã theo dõi những gì đang xảy ra ở Mỹ, và chúng tôi hết sức vui mừng.”

Các chuyên gia cho rằng Tổng thống Obama có thể có một lập trường cứng rắn hơn đôí với một số vấn đề đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Người nước ngoài theo dõi cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ hy vọng rằng cho dù có giống trước hay khác đi, các chính sách của tổng thống trong nhiệm kỳ thứ nhì cũng có lợi cho họ.

Phản ứng của thế giới về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

VOA Express

XS
SM
MD
LG