GENEVA —
Một hiệp ước toàn cầu mới giải quyết những hình thức hiện đại của nạn lao động cưỡng bức đã được 177 quốc gia thành viên tham dự Hội nghị Lao động Quốc tế hàng năm chuẩn thuận với tỉ lệ áp đảo. Chỉ có tám quốc gia bỏ phiếu chống. Hiệp ước nêu rõ những cách để ngăn chặn, bảo vệ và bồi thường cho những nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính 21 triệu người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em trên thế giới đang bị cưỡng bức lao động, một hoạt động bất hợp pháp thu về khoảng 150 tỉ USD mỗi năm.
ILO đã thông qua hai Công ước về Lao động Cưỡng bức vào năm 1930 và năm 1957. Nghị định thư mới đưa hai công ước lỗi thời này vào thế kỷ 21.
Chủ tịch Ủy ban Lao động quốc tế về Lao động Cưỡng bức David Garner cho biết hiệp ước tập trung vào những hình thức nô lệ hiện đại. Nó giải quyết những tập tục như nạn buôn người:
"Tôi nghĩ rằng những khía cạnh quan trọng là nó kêu gọi các quốc gia thành viên thi hành nghĩa vụ của họ ngăn chặn nạn lao động cưỡng bức, được ghi trong Công ước 29, bằng cách tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ đặc biệt, bằng cách cho phép nạn nhân có được những biện pháp khắc phục - chẳng hạn như bồi thường và xử phạt người cưỡng bức hoặc bắt buộc lao động. Cũng đã có sự đồng thuận trong ủy ban rằng việc trừng phạt những người phạm tội là quan trọng, nhưng đảm bảo quyền của nạn nhân được bảo vệ cũng quan trọng không kém."
ILO cho biết những nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức thường bị đối xử như tội phạm thay vì những người cần được giúp đỡ. Người đứng đầu chương trình hành động đặc biệt của ILO về lao động cưỡng bức, Beate Andrees, cho biết nghị định thư mới khắc phục sự bất công này:
"Giờ có một điều khoản quan trọng trong nghị định thư để bảo vệ nạn nhân khỏi bị trừng phạt vì những hoạt động tội phạm mà họ có thể đã bị buộc phải thực hiện trong khi đang bị cưỡng bức lao động. Thí dụ, một số nạn nhân bị buộc phải trồng ma túy hay buôn ma túy."
ILO ước tính 55 phần trăm nạn nhân lao động cưỡng bức là nữ giới, 45 phần trăm là nam giới, và 26 phần trăm là trẻ em. Nạn nhân có thể phải lao động để gán nợ hoặc làm việc trong điều kiện như nô lệ ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
ILO cho biết phụ nữ và trẻ em gái chủ yếu bị bắt làm việc nhà và bị bóc lột lao động tình dục, trong khi đàn ông và em trai bị bóc lột lao động kinh tế trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ. ILO nói nhiều người phải làm việc hàng giờ, thường ít hoặc không có lương.
Hai quốc gia thành viên phải phê chuẩn để nghị định thư có hiệu lực và chính phủ từng nước phải phê chuẩn để những điều khoản của nghị định thư có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính 21 triệu người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em trên thế giới đang bị cưỡng bức lao động, một hoạt động bất hợp pháp thu về khoảng 150 tỉ USD mỗi năm.
ILO đã thông qua hai Công ước về Lao động Cưỡng bức vào năm 1930 và năm 1957. Nghị định thư mới đưa hai công ước lỗi thời này vào thế kỷ 21.
Chủ tịch Ủy ban Lao động quốc tế về Lao động Cưỡng bức David Garner cho biết hiệp ước tập trung vào những hình thức nô lệ hiện đại. Nó giải quyết những tập tục như nạn buôn người:
"Tôi nghĩ rằng những khía cạnh quan trọng là nó kêu gọi các quốc gia thành viên thi hành nghĩa vụ của họ ngăn chặn nạn lao động cưỡng bức, được ghi trong Công ước 29, bằng cách tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ đặc biệt, bằng cách cho phép nạn nhân có được những biện pháp khắc phục - chẳng hạn như bồi thường và xử phạt người cưỡng bức hoặc bắt buộc lao động. Cũng đã có sự đồng thuận trong ủy ban rằng việc trừng phạt những người phạm tội là quan trọng, nhưng đảm bảo quyền của nạn nhân được bảo vệ cũng quan trọng không kém."
ILO cho biết những nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức thường bị đối xử như tội phạm thay vì những người cần được giúp đỡ. Người đứng đầu chương trình hành động đặc biệt của ILO về lao động cưỡng bức, Beate Andrees, cho biết nghị định thư mới khắc phục sự bất công này:
"Giờ có một điều khoản quan trọng trong nghị định thư để bảo vệ nạn nhân khỏi bị trừng phạt vì những hoạt động tội phạm mà họ có thể đã bị buộc phải thực hiện trong khi đang bị cưỡng bức lao động. Thí dụ, một số nạn nhân bị buộc phải trồng ma túy hay buôn ma túy."
ILO ước tính 55 phần trăm nạn nhân lao động cưỡng bức là nữ giới, 45 phần trăm là nam giới, và 26 phần trăm là trẻ em. Nạn nhân có thể phải lao động để gán nợ hoặc làm việc trong điều kiện như nô lệ ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
ILO cho biết phụ nữ và trẻ em gái chủ yếu bị bắt làm việc nhà và bị bóc lột lao động tình dục, trong khi đàn ông và em trai bị bóc lột lao động kinh tế trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ. ILO nói nhiều người phải làm việc hàng giờ, thường ít hoặc không có lương.
Hai quốc gia thành viên phải phê chuẩn để nghị định thư có hiệu lực và chính phủ từng nước phải phê chuẩn để những điều khoản của nghị định thư có tính ràng buộc về mặt pháp lý.