Chính phủ của Tổng thống Obama đang chuẩn bị cho một luận cứ pháp lý của việc đáp ứng bằng một hành động quân sự đối với việc vũ khí hóa học được sử dụng để tấn công thường dân ở Syria. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường trình rằng quan điểm chung về hành động quân sự đối với Syria khác nhau ngay ở Hoa Kỳ lẫn trên thế giới.
Trong lúc các nhà lãnh đạo trên thế giới hôm thứ Tư đang cân nhắc một giải pháp tối ưu để đáp ứng việc Syria bị tố cáo là đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân, người tị nạn Syria ở Jordan đã biểu tình kêu gọi Mỹ can thiệp.
Ông Ghareeb Shehada, một trong những người Syria tổ chức cuộc biểu tình.
"Chúng tôi biểu tình hôm nay để nói với thế giới tự do và nói với Tổng thống Hoa Kỳ rằng thời điểm đã đến. Tổng thống Assad của Syria đã vượt làn ranh đỏ. Ðã đến lúc phải gởi một thông điệp mạnh mẽ đến cho ông Assad, và đã đến lúc phải tiêu diệt kho vũ khí hóa học và phi đạn Scud mà những kẻ tội phạm sử dụng để giết hại thường dân."
Đối với nhiều người tị nạn trong trại Zaatari ở Jordan, một trong những trại tị nạn lớn nhất thế giới, thì sự can thiệp của nước ngoài vào Syria sau hai năm bạo động chết chóc và tàn phá trên đất nước của họ đã là hơi muộn.
Ông Ibrahim Suleiman, một người tị nạn Syria:
"Bây giờ mới có hành động quân sự thì đã muộn, đáng ra phải hành động cách nay 2 năm. NATO, các cường quốc phương Tây và các nước Ả Rập đáng lẽ phải ra tối hậu thư từ lâu rồi. Họ đã quá chậm trễ, người dân của chúng tôi đã bị giết hại – trẻ thơ, phụ nữ, ngay cả người già đã bị tàn sát."
Trong lúc nhiều nhà lãnh đạo Tây phương kêu gọi tấn công quân sự Syria, nhiều người dân nước họ phản đối một cuộc can thiệp quân sự tốn kém vào thời điểm mà ở nước họ đang phải áp dụng những biện pháp kiệm ước kinh tế. Một nhóm người biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng ở London sau khi Anh quốc mưu tìm sự ủng hộ của Liên hiệp quốc cho hành động chống lại chính phủ Syria.
Bà Jihan thuộc nhóm người tham gia cuộc phản đối này.
"Họ chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn, họ sẽ phá hỏng tất cả, và họ sẽ biến nó thành Iraq và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra nữa. Chúng tôi không muốn Syria trở thành giống như những gì đã xảy ra ở Iraq."
Nhà bình luận Bryan Bender của nhật báo Boston Globe nói rằng các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất cho thấy 60% người Mỹ phản đối bất cứ vai trò quân sự nào của Hoa Kỳ tại Syria. Ông Bender nói cuộc chiến Iraq kéo dài thường được viện dẫn làm lý do.
"Ở cuộc chiến tranh Iraq mới đây, vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí hóa học, sinh học, và có khả năng cả vũ khí hạt nhân nữa là lý do tiến hành cuộc chiến, nhưng hóa ra là Saddam Hussein không có các loại vũ khí đó. Theo tôi thì sẽ có rất nhiều ngờ vực ở Hoa Kỳ, và ở các nước khác."
Nhà bình luận Bender nói rằng nếu Tổng thống Obama quyết định tấn công quân sự Syria thì ông Obama phải thuyết phục công chúng Mỹ rằng điều đó cần thiết, và cũng phải cân nhắc rủi ro của việc mở rộng vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Syria.
Trong lúc các nhà lãnh đạo trên thế giới hôm thứ Tư đang cân nhắc một giải pháp tối ưu để đáp ứng việc Syria bị tố cáo là đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân, người tị nạn Syria ở Jordan đã biểu tình kêu gọi Mỹ can thiệp.
Ông Ghareeb Shehada, một trong những người Syria tổ chức cuộc biểu tình.
"Chúng tôi biểu tình hôm nay để nói với thế giới tự do và nói với Tổng thống Hoa Kỳ rằng thời điểm đã đến. Tổng thống Assad của Syria đã vượt làn ranh đỏ. Ðã đến lúc phải gởi một thông điệp mạnh mẽ đến cho ông Assad, và đã đến lúc phải tiêu diệt kho vũ khí hóa học và phi đạn Scud mà những kẻ tội phạm sử dụng để giết hại thường dân."
Đối với nhiều người tị nạn trong trại Zaatari ở Jordan, một trong những trại tị nạn lớn nhất thế giới, thì sự can thiệp của nước ngoài vào Syria sau hai năm bạo động chết chóc và tàn phá trên đất nước của họ đã là hơi muộn.
Ông Ibrahim Suleiman, một người tị nạn Syria:
"Bây giờ mới có hành động quân sự thì đã muộn, đáng ra phải hành động cách nay 2 năm. NATO, các cường quốc phương Tây và các nước Ả Rập đáng lẽ phải ra tối hậu thư từ lâu rồi. Họ đã quá chậm trễ, người dân của chúng tôi đã bị giết hại – trẻ thơ, phụ nữ, ngay cả người già đã bị tàn sát."
Trong lúc nhiều nhà lãnh đạo Tây phương kêu gọi tấn công quân sự Syria, nhiều người dân nước họ phản đối một cuộc can thiệp quân sự tốn kém vào thời điểm mà ở nước họ đang phải áp dụng những biện pháp kiệm ước kinh tế. Một nhóm người biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng ở London sau khi Anh quốc mưu tìm sự ủng hộ của Liên hiệp quốc cho hành động chống lại chính phủ Syria.
Bà Jihan thuộc nhóm người tham gia cuộc phản đối này.
"Họ chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn, họ sẽ phá hỏng tất cả, và họ sẽ biến nó thành Iraq và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra nữa. Chúng tôi không muốn Syria trở thành giống như những gì đã xảy ra ở Iraq."
Nhà bình luận Bryan Bender của nhật báo Boston Globe nói rằng các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất cho thấy 60% người Mỹ phản đối bất cứ vai trò quân sự nào của Hoa Kỳ tại Syria. Ông Bender nói cuộc chiến Iraq kéo dài thường được viện dẫn làm lý do.
"Ở cuộc chiến tranh Iraq mới đây, vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí hóa học, sinh học, và có khả năng cả vũ khí hạt nhân nữa là lý do tiến hành cuộc chiến, nhưng hóa ra là Saddam Hussein không có các loại vũ khí đó. Theo tôi thì sẽ có rất nhiều ngờ vực ở Hoa Kỳ, và ở các nước khác."
Nhà bình luận Bender nói rằng nếu Tổng thống Obama quyết định tấn công quân sự Syria thì ông Obama phải thuyết phục công chúng Mỹ rằng điều đó cần thiết, và cũng phải cân nhắc rủi ro của việc mở rộng vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Syria.