Các chuyên gia phân tích nhận xét rằng thắng lợi áp đảo trong tuần này của liên minh cầm quyền Nhật Bản có thể đem lại cho Thủ tướng Shinzo Abe một cơ hội thực thi một số phần khó khăn hơn về mặt chính trị trong chính sách kinh tế 'Abenomics' tính đến nay được coi là thành công.
Ðảng Dân chủ Tự do LDP của Thủ tướng Abe và đối tác trong liên minh là đảng Tân Komeito đã nắm được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Nhật Bản trong các cuộc bầu cử hôm chủ nhật vừa qua. Ðây là lần đầu tiên từ 3 năm nay khối cầm quyền nắm được quyền kiểm soát cả 2 viện lập pháp.
Liên minh bảo thủ có thể giữ nguyên thế đa số tại quốc hội trong 3 năm sắp tới, đem lại một thời kỳ ổn định chính trị hiếm thấy trong một nước đã có tới 7 vị thủ tướng trong 7 năm qua.
Thắng lợi được nhiều người coi như là một sự ủng hộ dành cho kế hoạch 3 phần của ông Abe nhằm đem lại năng lượng mới cho nền kinh tế đang trì trệ của Nhật Bản.
Các kết quả phấn khởi ban đầu của 'Abenomics'
Hai mũi tên đầu tiên của Abenomics - mạnh dạn nới lỏng tiền tệ và ồ ạt chi tiêu để kích hoạt – đã đạt được các kết quả sơ khởi đáng phấn khởi. Các thị trường chứng khoán đã tăng, mức độ tin tưởng kinh doanh đang cải thiện, và Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng thường niên là 4,1 phần trăm trong quý đầu năm 2013.
Nhưng mũi tên thứ ba và là mũi tên khó khăn nhất về mặt chính trị của Abenomics, là khích lệ tăng trưởng dài hạn qua các cải cách cơ chế - còn chưa được phóng đi, theo ông Jeff Kingston, Giám đốc Nghiên cứu về châu Á tại trường Ðại học Temple ở Nhật Bản.
Ông Kingston nói với đài VOA: “Mũi tên đầu trong Abenomics - nới lỏng về phẩm chất – như quý vị biết, nghĩa là gia tăng nguồn cung cấp tiền bạc – mũi tên này không làm hại ai cả. Chi ra nhiều tiền vào kích hoạt tài chính - tức mũi tên thứ hai – cũng không làm ai hại ai. Nhưng các cải cách cơ chế sẽ gây thiệt hại cho một số khu vực của nền kinh tế, và những người này sẽ chống đối. Và đảng của họ là đảng của ông Abe. Do đó sẽ có một số trận chiến lý thú trong vài tháng tới.”
Các quyết định gay go trước mắt
Trong số các vấn đề mà ông Abe sắp phải đối đầu là liệu có xúc tiến các cải cách gay gắt về nông nghiệp có thể là cần thiết để Nhật Bản gia nhập hiệp uớc tự do mậu dịch Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP hay không.
Các nông gia được trợ cấp dồi dào, thành phần chính trong đảng LDP của ông Abe, không muốn mở cửa nền kinh tế Nhật Bản cho cạnh tranh nước ngoài. Họ muốn được bảo đảm rằng việc loại trừ các loại thuế nhập khẩu sẽ không tiêu diệt nguồn sống của họ.
Ông Abe cũng phải quyết định liệu có tiếp tục thúc đẩy việc tăng một sắc thuế tiêu thụ gây nhiều tranh cãi từ 5 phần trăm lên tới 8 phần trăm hay không. Việc tăng thuế có thể giúp Nhật Bản ứng phó với khối nợ quốc gia đang tăng vọt, nhưng sắc thuế này đã tỏ ra không được sự ủng hộ của nhiều cử tri.
Sau cuộc bầu cử hôm chủ nhật, ông Abe thừa nhận các biện pháp này sẽ không dễ dàng. Ông nói, “Sửa đổi luật lệ một cách táo bạo và cải cách cơ chế, thương lượng về TPP, và tăng thuế tiêu thụ, tất cả đều là những công tác khó khăn. Nhưng tôi phải thực hiện một quyết định cho tương lai của Nhật Bản.
Thắng lợi bầu cử có thể giúp thúc đẩy nghị trình cải cách
Nhưng nếu có một thời điểm nào đó để thúc đẩy những cải cách cơ chế rộng lớn hơn như thế này thì đó phải là lúc này. Ðó là nhận định của ông Masamichi Adachi, một kinh tế gia kỳ cựu tại J.P. Morgan ở Tokyo.
Ông Adachi phân tích:
“Dứt khoát Thủ tướng Abe sẽ dễ dàng thực hiện các biện pháp gay go hơn này. Bởi vì gần như tất cả các biện pháp quan trọng đều cần đến sự chấp thuận của cả hạ viện lẫn thượng viện.”
Tuy nhiên, ông Adachi nói với đài VOA rằng vẫn còn phải chờ xem liệu ông Abe có chi ra cái vốn chính trị cần thiết để xúc tiến các cải cách sâu rộng hay không.
Ông Adachi nói: “Chương trình cải cách vẫn còn khó khăn. Mặc dầu tôi nói là có khả năng cao ông Abe sẽ xúc tiến nghị trình này, đây sẽ là một con đường rất đau khổ cho ông và cho đất nước nói chung.”
Ðảng Dân chủ Tự do LDP của Thủ tướng Abe và đối tác trong liên minh là đảng Tân Komeito đã nắm được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Nhật Bản trong các cuộc bầu cử hôm chủ nhật vừa qua. Ðây là lần đầu tiên từ 3 năm nay khối cầm quyền nắm được quyền kiểm soát cả 2 viện lập pháp.
Liên minh bảo thủ có thể giữ nguyên thế đa số tại quốc hội trong 3 năm sắp tới, đem lại một thời kỳ ổn định chính trị hiếm thấy trong một nước đã có tới 7 vị thủ tướng trong 7 năm qua.
Thắng lợi được nhiều người coi như là một sự ủng hộ dành cho kế hoạch 3 phần của ông Abe nhằm đem lại năng lượng mới cho nền kinh tế đang trì trệ của Nhật Bản.
Các kết quả phấn khởi ban đầu của 'Abenomics'
Hai mũi tên đầu tiên của Abenomics - mạnh dạn nới lỏng tiền tệ và ồ ạt chi tiêu để kích hoạt – đã đạt được các kết quả sơ khởi đáng phấn khởi. Các thị trường chứng khoán đã tăng, mức độ tin tưởng kinh doanh đang cải thiện, và Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng thường niên là 4,1 phần trăm trong quý đầu năm 2013.
Nhưng mũi tên thứ ba và là mũi tên khó khăn nhất về mặt chính trị của Abenomics, là khích lệ tăng trưởng dài hạn qua các cải cách cơ chế - còn chưa được phóng đi, theo ông Jeff Kingston, Giám đốc Nghiên cứu về châu Á tại trường Ðại học Temple ở Nhật Bản.
Ông Kingston nói với đài VOA: “Mũi tên đầu trong Abenomics - nới lỏng về phẩm chất – như quý vị biết, nghĩa là gia tăng nguồn cung cấp tiền bạc – mũi tên này không làm hại ai cả. Chi ra nhiều tiền vào kích hoạt tài chính - tức mũi tên thứ hai – cũng không làm ai hại ai. Nhưng các cải cách cơ chế sẽ gây thiệt hại cho một số khu vực của nền kinh tế, và những người này sẽ chống đối. Và đảng của họ là đảng của ông Abe. Do đó sẽ có một số trận chiến lý thú trong vài tháng tới.”
Các quyết định gay go trước mắt
Trong số các vấn đề mà ông Abe sắp phải đối đầu là liệu có xúc tiến các cải cách gay gắt về nông nghiệp có thể là cần thiết để Nhật Bản gia nhập hiệp uớc tự do mậu dịch Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP hay không.
Các nông gia được trợ cấp dồi dào, thành phần chính trong đảng LDP của ông Abe, không muốn mở cửa nền kinh tế Nhật Bản cho cạnh tranh nước ngoài. Họ muốn được bảo đảm rằng việc loại trừ các loại thuế nhập khẩu sẽ không tiêu diệt nguồn sống của họ.
Ông Abe cũng phải quyết định liệu có tiếp tục thúc đẩy việc tăng một sắc thuế tiêu thụ gây nhiều tranh cãi từ 5 phần trăm lên tới 8 phần trăm hay không. Việc tăng thuế có thể giúp Nhật Bản ứng phó với khối nợ quốc gia đang tăng vọt, nhưng sắc thuế này đã tỏ ra không được sự ủng hộ của nhiều cử tri.
Sau cuộc bầu cử hôm chủ nhật, ông Abe thừa nhận các biện pháp này sẽ không dễ dàng. Ông nói, “Sửa đổi luật lệ một cách táo bạo và cải cách cơ chế, thương lượng về TPP, và tăng thuế tiêu thụ, tất cả đều là những công tác khó khăn. Nhưng tôi phải thực hiện một quyết định cho tương lai của Nhật Bản.
Thắng lợi bầu cử có thể giúp thúc đẩy nghị trình cải cách
Nhưng nếu có một thời điểm nào đó để thúc đẩy những cải cách cơ chế rộng lớn hơn như thế này thì đó phải là lúc này. Ðó là nhận định của ông Masamichi Adachi, một kinh tế gia kỳ cựu tại J.P. Morgan ở Tokyo.
Ông Adachi phân tích:
“Dứt khoát Thủ tướng Abe sẽ dễ dàng thực hiện các biện pháp gay go hơn này. Bởi vì gần như tất cả các biện pháp quan trọng đều cần đến sự chấp thuận của cả hạ viện lẫn thượng viện.”
Tuy nhiên, ông Adachi nói với đài VOA rằng vẫn còn phải chờ xem liệu ông Abe có chi ra cái vốn chính trị cần thiết để xúc tiến các cải cách sâu rộng hay không.
Ông Adachi nói: “Chương trình cải cách vẫn còn khó khăn. Mặc dầu tôi nói là có khả năng cao ông Abe sẽ xúc tiến nghị trình này, đây sẽ là một con đường rất đau khổ cho ông và cho đất nước nói chung.”