Luật sư và thân nhân của bà Tào Thuận Lợi, nhà tranh đấu nhân quyền chết trong tù hồi đầu tháng này, đang tìm kiếm những lời giải đáp về cái chết của bà. Họ cho biết họ đang thông qua các thủ tục pháp lý để yêu cầu chính phủ điều tra nhưng cho tới nay họ chỉ nhận được những sự đe dọa từ phía chính quyền.
Ngày 14 tháng 3, khi bà Tào Thuận Lợi từ trần, em trai và em gái của bà đã được gọi tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để nhìn xác của bà.
Ông Tào Vân Lợi, em của bà Tào Thuận Lợi, cho biết cảnh sát và Bác sĩ có mặt trong phòng và chị của ông trông rất gầy.
Từ đó tới nay, thân nhân của bà Tào không còn được trông thấy xác của bà nữa.
Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng bà Tào bị bệnh lâu năm và qua đời vì bệnh lao mặc dù đã được tận tâm cứu chữa. Tuy nhiên, gia đình bà Tào nói rằng bà không được chữa trị trong tù và chính quyền đã từ khước lời yêu cầu mà họ đưa ra nhiều lần để đòi cho bà được ra khỏi tù để chữa bệnh. Luật sư Vương Vũ ở Bắc Kinh là người đã theo dõi sát vụ án của bà Tào từ tháng 9 năm ngoái, khi bà bị chính quyền bắt giam trong lúc chuẩn bị đáp máy bay đi Geneve để tham dự một cuộc hội thảo của Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Luật sư Vương Vũ cho biết thân nhân của bà Tào muốn có một cuộc điều tra về cái chết của bà và những người chịu trách nhiệm phải bị trừng trị. Luật sư Vương cũng nói rằng cuộc điều tra cần có sự tham gia của một bên thứ ba, như Liên hiệp quốc chẳng hạn.
Bà Tào Thuận Lợi trước đây đã thực hiện những cuộc biểu tình ngồi lý ôn hòa trước Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh để đòi có sự tham gia của công chúng trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, là cuộc duyệt xét về hồ sơ nhân quyền của các nước do Liên hiệp quốc thực hiện.
Trong phúc đáp chính thức cho Liên hiệp quốc, được Hội đồng Nhân quyền thông qua 5 ngày sau cái chết của bà Tào, chính phủ Trung Quốc nói rằng “không hề có việc đàn áp những người bênh vực nhân quyền ở Trung Quốc.”
Nhưng cái chết của bà Tào đã gây ra những mối quan tâm cho các tổ chức nhân quyền và các giới chức Liên hiệp quốc, kể cả Tổng thư ký Ban Ki Moon. Hồi tuần trước tại Geneve, một phút mặc niệm dành cho bà Tào, do các tổ chức phi chính phủ đề nghị, đã được cử hành trong một cuộc duyệt xét hồ sơ nhân quyền Trung Quốc. Các giới chức Trung Quốc phản đối hành động này và họ đã gây gián đoạn cho nghi thức đó.
Trong lúc Trung Quốc nhất mực cho rằng họ đối xử với người dân dựa trên cơ sở luật pháp, những người đưa ra các thỉnh cầu có tính chất nhạy cảm về mặt chính trị ít khi được xét xử công bằng hoặc theo đúng thủ tục pháp lý cần thiết. Những nỗ lực tìm kiếm công lý của các luật sư của họ cũng bị cản trở.
Bà Vương Vũ, luật sư của bà Tào, cho biết bà và thân nhân bà Tào đã bị giới hữu trách đe dọa từ khi họ bắt đầu điều tra cái chết của bà.
Chính quyền cũng tìm cách thuyết phục gia đình bà Tào từ bỏ việc đòi hỏi công lý.
Bà Vương Vũ cho biết nhân viên của sở an ninh địa phương đã gởi tin nhắn qua điện thoại cho chồng bà và đến nhà bà. Bà cho biết họ nhắc tới trường hợp của bà Lưu Tiểu Phương, một người bạn thân và cùng tranh đấu với bà Tào đã bị mất tích hồi gần đây.
Luật sư Vương nói rằng họ muốn cảnh cáo là bà có thể sẽ bị bắt như vậy, nhưng bà không làm điều gì trái với pháp luật cho nên họ không có lý do để bắt bà vào lúc này.
Tại Trung Quốc, các luật sư làm đại diện pháp lý cho các nhân vật bất đồng chính kiến hoặc những người dính líu vào các vụ án nhạy cảm thường bị theo dõi rất sát và có rủi ro bị truy tố.
Cách nay một tuần, 4 luật sư nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt ở tỉnh hắc Long Giang sau khi tìm cách đến thăm một trại giam bất hợp pháp được gọi là “hắc lao” và nộp đơn kiện cho một tòa án địa phương.
Các thân chủ mà những luật sư này đại diện là những người tu tập Pháp Luân Công, một phong trào tâm linh bị Trung Quốc cấm hoạt động.
Chính quyền đã quyết định giam giữ 4 luật sư này trong 15 ngày qua một biện pháp gọi là “xử phạt hành chánh” vì điều mà họ gọi là “lợi dụng tà giáo để gây nguy hại cho xã hội.”
Hôm nay, các luật sư nhân quyền khác đã thông qua tin nhắn vi blog để cho biết 4 luật sư Đường Cát Điền, Giang Thiên Dũng, Vương Thành và Trương Tuấn Kiệt đã bị tra tấn trong nhà giam. Những tố cáo này hiện chưa được kiểm chứng một cách độc lập.
Ngày 14 tháng 3, khi bà Tào Thuận Lợi từ trần, em trai và em gái của bà đã được gọi tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để nhìn xác của bà.
Ông Tào Vân Lợi, em của bà Tào Thuận Lợi, cho biết cảnh sát và Bác sĩ có mặt trong phòng và chị của ông trông rất gầy.
Từ đó tới nay, thân nhân của bà Tào không còn được trông thấy xác của bà nữa.
Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng bà Tào bị bệnh lâu năm và qua đời vì bệnh lao mặc dù đã được tận tâm cứu chữa. Tuy nhiên, gia đình bà Tào nói rằng bà không được chữa trị trong tù và chính quyền đã từ khước lời yêu cầu mà họ đưa ra nhiều lần để đòi cho bà được ra khỏi tù để chữa bệnh. Luật sư Vương Vũ ở Bắc Kinh là người đã theo dõi sát vụ án của bà Tào từ tháng 9 năm ngoái, khi bà bị chính quyền bắt giam trong lúc chuẩn bị đáp máy bay đi Geneve để tham dự một cuộc hội thảo của Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Luật sư Vương Vũ cho biết thân nhân của bà Tào muốn có một cuộc điều tra về cái chết của bà và những người chịu trách nhiệm phải bị trừng trị. Luật sư Vương cũng nói rằng cuộc điều tra cần có sự tham gia của một bên thứ ba, như Liên hiệp quốc chẳng hạn.
Bà Tào Thuận Lợi trước đây đã thực hiện những cuộc biểu tình ngồi lý ôn hòa trước Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh để đòi có sự tham gia của công chúng trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, là cuộc duyệt xét về hồ sơ nhân quyền của các nước do Liên hiệp quốc thực hiện.
Trong phúc đáp chính thức cho Liên hiệp quốc, được Hội đồng Nhân quyền thông qua 5 ngày sau cái chết của bà Tào, chính phủ Trung Quốc nói rằng “không hề có việc đàn áp những người bênh vực nhân quyền ở Trung Quốc.”
Nhưng cái chết của bà Tào đã gây ra những mối quan tâm cho các tổ chức nhân quyền và các giới chức Liên hiệp quốc, kể cả Tổng thư ký Ban Ki Moon. Hồi tuần trước tại Geneve, một phút mặc niệm dành cho bà Tào, do các tổ chức phi chính phủ đề nghị, đã được cử hành trong một cuộc duyệt xét hồ sơ nhân quyền Trung Quốc. Các giới chức Trung Quốc phản đối hành động này và họ đã gây gián đoạn cho nghi thức đó.
Trong lúc Trung Quốc nhất mực cho rằng họ đối xử với người dân dựa trên cơ sở luật pháp, những người đưa ra các thỉnh cầu có tính chất nhạy cảm về mặt chính trị ít khi được xét xử công bằng hoặc theo đúng thủ tục pháp lý cần thiết. Những nỗ lực tìm kiếm công lý của các luật sư của họ cũng bị cản trở.
Bà Vương Vũ, luật sư của bà Tào, cho biết bà và thân nhân bà Tào đã bị giới hữu trách đe dọa từ khi họ bắt đầu điều tra cái chết của bà.
Chính quyền cũng tìm cách thuyết phục gia đình bà Tào từ bỏ việc đòi hỏi công lý.
Bà Vương Vũ cho biết nhân viên của sở an ninh địa phương đã gởi tin nhắn qua điện thoại cho chồng bà và đến nhà bà. Bà cho biết họ nhắc tới trường hợp của bà Lưu Tiểu Phương, một người bạn thân và cùng tranh đấu với bà Tào đã bị mất tích hồi gần đây.
Luật sư Vương nói rằng họ muốn cảnh cáo là bà có thể sẽ bị bắt như vậy, nhưng bà không làm điều gì trái với pháp luật cho nên họ không có lý do để bắt bà vào lúc này.
Tại Trung Quốc, các luật sư làm đại diện pháp lý cho các nhân vật bất đồng chính kiến hoặc những người dính líu vào các vụ án nhạy cảm thường bị theo dõi rất sát và có rủi ro bị truy tố.
Cách nay một tuần, 4 luật sư nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt ở tỉnh hắc Long Giang sau khi tìm cách đến thăm một trại giam bất hợp pháp được gọi là “hắc lao” và nộp đơn kiện cho một tòa án địa phương.
Các thân chủ mà những luật sư này đại diện là những người tu tập Pháp Luân Công, một phong trào tâm linh bị Trung Quốc cấm hoạt động.
Chính quyền đã quyết định giam giữ 4 luật sư này trong 15 ngày qua một biện pháp gọi là “xử phạt hành chánh” vì điều mà họ gọi là “lợi dụng tà giáo để gây nguy hại cho xã hội.”
Hôm nay, các luật sư nhân quyền khác đã thông qua tin nhắn vi blog để cho biết 4 luật sư Đường Cát Điền, Giang Thiên Dũng, Vương Thành và Trương Tuấn Kiệt đã bị tra tấn trong nhà giam. Những tố cáo này hiện chưa được kiểm chứng một cách độc lập.