Đường dẫn truy cập

Tham nhũng khắp mọi nơi


Theo GFI, trong thập niên từ 2001 đến 2010, 150 quốc gia đang phát triển đã bị bòn rút bất hợp pháp khoảng 5.860 tỉ đôla.
Theo GFI, trong thập niên từ 2001 đến 2010, 150 quốc gia đang phát triển đã bị bòn rút bất hợp pháp khoảng 5.860 tỉ đôla.
Tệ nạn tham nhũng làm tiêu hao những món tiền khổng lồ mà nhiều quốc gia đang cần, tham nhũng tạo một khung cảnh sống giống như luật pháp không được tôn trọng. Một tổ chức theo dõi tham nhũng toàn cầu mới đây đã công bố danh sách các nước có nạn tham nhũng dưới nhiều dạng, cướp đi những món tiền lớn của nền kinh tế, mà trong thực tế, là tiền của nhân dân.

Số tiền mất mát do tham nhũng thật đáng kinh ngạc. Trong thập niên từ 2001 đến 2010, 150 quốc gia đang phát triển đã bị bòn rút bất hợp pháp khoảng 5.860 tỉ đôla, con số do tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu, GFI, đưa ra.

Trung Quốc đứng đầu danh sách của GFI với 2.750 tỉ đôla những khoản tiền bất minh thất thoát trong khoảng thời gian đó.

Mexicon đứng thứ nhì, 476 tỉ, tính ra mỗi người dân Mexico bị cướp mất 4.500 đôla.
Nga đứng thứ 5 với 152 tỉ.

Nigeria đứng đầu các nước châu Phi, hạng 7 trên danh sách, với 129 tỉ đôla, tính ra là 864 đôla cho mỗi đầu người Nigeria.

Hình ảnh điển hình của tham nhũng là một quan chức nhận hối lộ. Tuy nhiên, theo ông Raymond Baker, Giám đốc của GFI, hình ảnh này chỉ đại diện từ 3 đến 5% tổng số tiền tham nhũng:

“Phần lớn số tiền liên quan đến các tội phạm xuyên quốc gia, chúng tôi ước tính từ 30-35%. Nhưng mảng lớn nhất có liên quan đến thương mại, là trốn thuế, chiếm từ 60-65% số tiền thất thoát.”

Di chuyển lượng tiền lớn như vậy cần phải có “mạng lưới tài chính trong bóng tối” to lớn, có chân rết khắp thế giới, theo lời ông Baker:

“Các thành tố quan trọng nhất của mạng lưới này là sự bí mật, quyền lực, các tổng công ty bình phong, các tài khoản ký thác nặc danh, các tổ chức từ thiện giả mạo. Ngụy tạo giá cả trong buôn bán cũng thuộc mạng lưới này. Các kỹ thuật rửa tiền khác nhau cũng thuộc mạng lưới này.”

GFI nói rằng một trong những lỗ hổng tài chính lớn nhất trong thực tế lại là Hoa Kỳ, nơi mà các công ty nặc danh có thể thành lập dễ dàng, và được dùng làm phương tiện để chuyển những món tiền bất chính.

Các nhóm theo dõi tham nhũng nói rằng sự bảo mật của nhiều ngân hàng phương Tây, như Thụy Sĩ và một số ngân hàng trong vùng biển Caribê, thu hút những món tiền tham nhũng và giúp đỡ các món tiền tham nhũng di chuyển.

Dù tham nhũng rất to lớn, nỗ lực chống tham nhũng ngày càng có thêm sức mạnh, phát triển khắp thế giới.

Kể từ khi thành lập vào năm 1993, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Transparency International, đã cố gắng để yêu cầu các quốc gia công khai hóa các hoạt động. Bên cạnh nỗ lực đó, các công nghệ mới và tình hình mới giúp cho công dân khắp thế giới thêm phương tiện tốt hơn để chống tham nhũng hoặc hối thúc các chính phủ phải công khai hóa các hoạt động.

Ông Frank Vogl là một trong những người lập ra Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói rằng:

“Nhờ có Internet, nhờ có sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự trên khắp thế giới, nhờ có các cuộc điều tra của báo chí, nhờ sự dũng cảm của các công tố viên; quần chúng khắp nơi hiểu rõ hơn về những lạm dụng của các quan chức nhiều hơn bao giờ hết. Quần chúng nhận được thông tin tốt hơn về tham nhũng.”

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG