Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay tuyên bố chính phủ đã đồng ý duyệt lại các vụ án trong nhiều năm và một số không nói rõ các vụ phỉ báng Hoàng gia.
Thông báo được đưa ra sau một đề nghị xét duyệt của một ủy ban độc lập gọi là ủy ban Đi tìm chân lý để Hòa giải, còn gọi tắt là TRCT.
Bà Thitima Chaisang là một nữ phát ngôn viên chính phủ nói rằng chính phủ đồng ý rằng các vụ truy tố đã bị chính trị hóa.
Bà Chaisang nói: “Vậy là chính phủ chấp thuận đề nghị của TRCT như bước đầu tiến tới hòa giải cuộc xung đột ở đất nước chúng ta. Và Thủ tướng muốn giải quyết vấn đề xung đột trong nước. Đó là lý do vì sao bà cần phải duyệt lại tất cả các cáo trạng hình sự đã bị chính trị hóa và những vụ lese majeste.”
Lese majeste ám chỉ các luật lệ của Thái Lan chống lại việc phỉ báng nhà vua và là những luật lệ nghiêm khắc nhất thế giới với hình phạt từ 3 đến 15 năm tù.
Bà Thitima Chaisang cho biết việc xét duyệt sẽ bao gồm những vụ của cả phe Aùo vàng bảo hoàng đã chiếm đóng phi trường và ủng hộ cuộc đảo chính năm 2006 cũng như các đối thủ của phe này là phe Áo Đỏ ủng hộ ông Thaksin.
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên chính phủ Thái Lan nói hội đồng sẽ không tính thay đổi bất kỳ luật lệ nào dùng để truy tố các tội phạm thượng đối với nhà vua.
Các luật lệ về phạm thượng đã bị nhiều học giả và các tổ chức bênh vực tự do truyền thông chỉ trích. Kể từ khi xảy ra vụ đảo chính của quân đội, các nhà nghiên cứu nói các vụ này đã gia tăng 1,500 phần trăm.
Các vụ truy tố có liên quan đến điều khoản số 112 của bộ luật hình sự, quy định rằng nói hay làm bất cứ điều gì xúc phạm, phỉ báng hay đe dọa nhà vua đều là phạm pháp.
Bất cứ ai cũng có thể đưa ra các cáo buộc “phạm thượng” và cảnh sát có nhiệm vụ phải điều tra.
Điều khoản mơ hồ này cũng được thực thi dưới bộ luật Tội ác Điện toán, một luật được đặt ra để theo dõi Internet cũng đã bị gán cho là một công cụ chính trị để ém nhẹm quyền tự do phát biểu.
Ông Shawn Crispin là đại diện ở Đông Nam Á của Uûy ban Bảo vệ Ký giả. Ông nói rằng bộ luật này là một trong những hình thức kiểm duyệt Internet gay gắt nhất trên thế giới và cần phải thay đổi.
Ông Crispin nói: “Nếu không có các biện pháp tái lập quyền tự do báo chí để san bằng sự chia rẽ chính trị ở khắp Thái Lan, thì sự bất động của bà Yingluck sẽ phơi bầy những lời tuyên bố giả tạo về dân chủ mà phong trào đường phố có liên kết với chính phủ của bà đã đưa ra khi vận động tranh cử khi còn ở thế đối lập chính trị.”
Các cáo trạng phạm thượng đặc biệt mạnh ở Thái Lan, nơi các phân tích gia chính trị nói rằng sự sợ hãi về việc tỏ ra bất trung với nhà vua được tôn kính trong nước sẽ đưa đến tỷ lệ phạm tội cao.
Ông Michael Connors là một giáo sư chuyên khảo cứu về chính sự Thái tại trường Đại học Latrobe của Australia và thuộc một nhóm các học giả quốc tế đã thỉnh nguyện chính phủ duyệt lại các luật lệ.
Ông nói thể thức mà luật lệ đã bị lạm dụng để bịt miệng nhiều nhà hoạt động chính trị đã dẫn đến sự phẫn nộ có thể đưa đến các cải cách đáng kể.
Ông Connors nói: “Cách đây 5 hay 6 năm thì sẽ rất khó mà tưởng tượng số người nay ký tế vào các bản thỉnh nguyện khác nhau, lên tiếng tại các cuộc hội thảo, viết ra những điều trên mạng Internet, và thậm chí cách đây vài ngày, báo Bangkok Post cũng có một bài rất lớn về vấn đề này. Sự kiện này không hề được nghe đến cách đây 5 năm. Vì thế, trong vòng 5 năm, đã có một sự chuyển biến hoàn toàn về cảm nghĩ đối với luật này và một chiều hướng nổi lên đòi xét duyệt lại một cách nào đó để luật này không thể bị lạm dụng cho mục đích chính trị.”
Luật phỉ báng đặc biệt gây nhiều vấn đề trên mạng Internet, nơi những chủ trang web có thể bị truy tố vì những lời góp ý của khách thăm mạng.
Bà Chiranuch Premchaiporn đã bị bắt và bị truy tố về tội phạm thượng vì đã không mau chóng lấy xuống những nhận xét được các blogger đăng lên trên trang web có tên là Prachatai của bà.
Các cơ sở kinh doanh trên mạng cũng đang làm áp lực đòi chính phủ về những vấn đề mà luật này gây ra cho thương mại.
Hồi đầu tháng này, Liên minh Internet Á châu, một hiệp hội công nghiệp được thành lập bởi eBay, Google, Nokia, Skype và Yahoo!, đã nêu ra những mối quan ngại về Bộ luật Tội ác Điện toán.
Ông John Ure, giám đốc điều hành liên minh này cho biết: “Các vụ tố tụng hiện đang diễn ra ở Thái Lan vì thề gây ra nguy cơ là việc sử dụng Internet ở Thái Lan sẽ bị thay đổi một cách đáng kể.”
Nhóm các đại công ty Internet này cảnh báo rằng những cáo trạng chống lại các công ty hoạt động trên mạng của Thái Lan có thể có tác động dài hạn đáng kể đối với nền kinh tế của Thái Lan.
Chính phủ Thái Lan cho hay sẽ duyệt lại hàng trăm vụ truy tố kể từ sau cuộc đảo chính của quân đội năm 2006 dẫn đến nhiều năm xáo trộn chính trị. Các vụ được duyệt xét dự trù sẽ bao gồm các vụ truy tố hàng trăm người biểu tình ở Bangkok trong mấy năm vừa qua, các cáo trạng tham nhũng chống lại cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, và hàng chục người bị cáo buộc tội phỉ báng hoàng gia. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1