Chính phủ nói giới truyền thông áo đỏ gây chia rẽ, loan truyền tin thất thiệt, và kêu gọi những người theo họ có hành vi bạo động trong 2 tháng biểu tình ở Bangkok. Các cuộc biểu tình đã kết thúc sau một cuộc đàn áp của quân đội hồi tháng trước.
Chính phủ đang đóng cửa các trang web, các nhật báo cũng như các đài phát thanhcủa phe áo đỏ.
Phát ngôn viên chính phủ Panitan Wattanayagorn nói rằng các phát thanh viên áo đỏ đe doạ đến nền an ninh quốc gia.
Ông Panitan cho biết: “Vào một thời điểm họ chỉ loan báo cho khán thính giả là hãy bắt vợ và con của thủ tướng và hạ sát họ. Và ở một thời điểm khác họ lại loan báo nếu thủ tướng đi đến những nơi trong tỉnh của họ, thì họ sẽ giết ông ấy. Và điều này chắc chắn là không được phép thực hiện tại bất cứ nước nào, ít nhất là tại một nước dân chủ”?
Nhân viên tại đài phát thanh 'Chúng tôi Yêu Udon' của phe áo đỏ đã tìm cách dấu máy phát tuyến của họ trước khi binh sĩ xông vào và phá vỡ các thiết bị của họ.
Các đĩa vệ tinh dùng để phát lại chương trình TV của phe áo đỏ bị phá hỏng nằm la liệt ở đài.
Hai phát thanh viên và trưởng đài phát thanh bị bắt. Trưởng đài, cũng như nhiều lãnh đạo biểu tình khác, đã bị truy tố về tội khủng bố và, nếu bị xét là có tôi, có thể lãnh án tử hình.
Vợ của trưởng đài, bà Apon Sarakham bác bỏ các cáo trạng và nói rằng chính quyền tìm cách đe doạ những người chống đối họ.
Bà Apon nói trong khi đài của phe áo đỏ bị đóng cửa, thì các đài phát thanh và truyền hình chống đối người biểu tình vẫn được phép hoạt động. Bà nói sự kiện này là bất công.
Phe áo đỏ lâu nay vẫn than phiền là chính phủ có các tiêu chuẩn song hành, và làm lơ trước các cơ quan truyền thông dưới sự điều hành của phe áo vàng, đã lãnh đạo các cuộc biểu tình năm 2008 lật đổ các chính phủ được phe áo đỏ ủng hộ.
Ông Charoen Mookajonphan là người điều hành đài phát thanh của Liên minh Dân tộc đòi Dân chủ ở Udon Thani.
Ông Charoen nói đài phát thanh nhỏ của ông bị đe doạ bởi tài trợ và các vấn đề về điện hơn là từ phía chính quyền.
Ông nói đài phát thanh 'Chúng tôi Yêu Udon' lẽ ra đã bị đóng cửa lâu rồi và ông đã thành lập đài này ngay giữa lòng của phong trào áo đỏ để tranh đấu chống lại các cơ quan truyền thông vô trách nhiệm.
Ông Charoen nói: “Nếu chúng tôi yên lặng không giải thích gì, để đáp lại đài phát thanh chuyên nói dối dân chúng thì sẽ là một tai hoạ cho xã hội Thái trong tương lai”.
Sau hai tháng biểu tình ở Bangkok, trong đó có hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ cho biết đang tìm cách ngăn chặn để không xảy ra thêm bạo động. Chính phủ quy lỗi cho một nhóm các phần tử chủ chiến cốt cán trong phong trào áo đỏ đã gây ra những vụ bạo động trong các cuộc biểu tình kết thúc bằng một cuộc đàn áp của quân đội ngày 19 tháng 5.
Chính phủ đang bắt đầu một kế hoạch hoà giải để giải quyết các mối quan tâm của phe áo đỏ, tỷ như tình trạng bất bình đẳng về thu nhập. Và các giới chức cho hay có thể các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức sớm. Phe áo đỏ đã đòi phải tổ chức bầu cử ngay lập tức.
Nhưng nỗ lực của chính phủ nhằm trấn át giới truyền thông áo đỏ đã khiến người dân Thái lo ngại về vấn đề kiểm duyệt.
Cư dân ở Udon Thani này ủng hộ phe áo đỏ và nói rằng chính phủ đã đưa ra nhiều lời cáo buộc họ nhưng không trưng ra được mấy bằng chứng.
Ông này nói kiểm duyệt báo chí là xấu và là một dấu hiệu của chế độ độc tài. Ông nói giới truyền thông áo đỏ phải được quyền tự do phản đối.
Chính phủ nói sẽ cho phép giới truyền thông áo đỏ được hoạt động một khi vãn hồi được sinh hoạt bình thường trong nước và cải tổ các quy định về truyền thông nhằm ngăn chặn tốt hơn những sự lạm dụng.
Chính phủ tại Thái Lan đã trấn át các nhật báo của cộng đồng và các đài phát thanh ủng hộ cuộc biểu tình của phe áo đỏ ở Bangkok. Thông tín viên VOA Daniel Schearf đã đến tỉnh Udon Thani là trung tâm chống chính phủ và ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.