Một ủy ban do chính phủ Thái Lan bổ nhiệm đã chấp thuận bồi thường tới 250.000 đôla cho mỗi người bị hậu quả của bạo lực ở miền cực nam nước này.
Những người được bồi thường là thân nhân của những người bị thiệt mạng dưới tay lực lượng an ninh trong những sự cố mà các chuyên gia phân tích cho rằng đã nuôi dưỡng một cuộc nổi dậy gây thiệt hại cho hơn 5.000 sinh mạng tính từ năm 2004. Các gia đình được bồi thường gồm thân nhân những người thiệt mạng trong năm 2004 khi lực lượng an ninh đàn áp một nhóm chủ chiến Hồi giáo tìm nơi trú ẩn tại ngôi đền Krue Se trong tỉnh Pattani.
Vài tháng sau đó, 78 người biểu tình chống chính phủ đã bị chết nạt sau khi họ bị bắt và dồn lên các xe tải. Theo kế hoạch mới, thân nhân của họ sẽ được bồi thường.
Gia đình của những người bị mất tích được cho là đã bị lực lượng an ninh “làm biến mất” cũng sẽ được bồi thường.
Ông Sunai Phasuk là một nhà nghiên cứu về Thái Lan của tổ chức Human Rights Watch tại New York. Ông cho biết tổ chức này đã có tài liệu về 39 vụ bị cố tình làm cho mất tích. Ông nói bồi thường thiệt hại được đề nghị cho các nạn nhân miền nam này là cao nhất từ trước đến giờ và rất quan trọng trong việc thừa nhận các nạn nhân của lực lượng an ninh quốc gia.
Chuyên gia này nói quan trọng cả việc bồi thường là sự kiện cần có những cuộc điều tra. Cần phải có trách nhiệm. Và tổ chức của ông hy vọng đây sẽ là bước quan trọng đầu tiên hướng tới một cuộc điều tra sâu rộng hơn về những vụ bạo động được nhà nước bảo trợ ở miền nam, đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Vụ giải quyết cho các nạn nhân miền nam tiếp theo một thỏa thuận tương tự hồi tháng Giêng bồi thường các nạn nhân của những vụ bạo động chính trị xảy ra rải rác ở Bangkok kể từ năm 2005. Các chuyên gia phân tích nói rằng kế hoạch bồi thường gây áp lực đối với chính phủ đòi giải quyết các khiếu nại đã kéo dài lâu nay ở miền nam.
Một ủy ban riêng sau đó dự trù sẽ xác định việc bồi thường cho người thân của các giới chức an ninh bị thiệt mạng trong các sự cố ở miền nam. Ông Benjamin Zawacki thuộc Hội Aân xá Quốc tế ở Thái Lan nói rằng vụ xung đột ở miền nam là vấn đề nhân quyền tệ hại nhất của Thái Lan.
Theo ông Zawacki, không có một giới chức nào bị quy trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền ở miền cực nam trong thời gian đó, bất chấp sự kiện là gần 50% các phần tử nổi dậy bị truy tố đã bị kết án. Ông cho rằng dứt khoát thiếu công lý ở miền nam.
Chỉ cách các bãi biển du lịch nổi tiếng của Thái Lan có vài tiếng đồng hồ, vụ nổi dậy vẫn tập trung ở 3 tỉnh cực nam nhất là Narathiwat, Pattani và Yala.
Miền nam Thái Lan là một tiểu vương quốc độc lập của người Mã Lai theo Hồi giáo trước khi vương quốc Phật giáo chiếm vùng này cách đây một thế kỷ.
Người sắc tộc Mã Lai theo Hồi giáo bất bình dưới sự cai trị của Phật giáo Thái Lan từ đó đã tranh đấu trong một cuộc nổi dậy lúc chìm lúc nổi được cho là nhắm mục đích đòi một hình thức tự trị nào đó.
Nhưng mục đích của các phần tử nổi dậy vẫn chưa rõ vì họ không có gương mặt công khai và không có mục tiêu được xác định rõ ràng.
Họ nhắm mục tiêu vào binh sĩ và cảnh sát Thái Lan nhưng cũng giết hại hàng trăm mục tiêu yếu đuối khác như các giáo viên, tu sĩ và nông dân, bị coi là đại diện cho nhà nước Phật giáo Thái Lan.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng lực lượng an ninh của nhóm bí mật này đã dùng tới các biện pháp tra tấn và giam giữ bừa bãi.
Thái Lan có kế hoạch bồi thường cho nạn nhân bạo động ở miền nam
Thái Lan đã loan báo một kế hoạch bồi thường tài chính cho các nạn nhân của lực lượng an ninh quốc gia ở miền cực nam, nơi cuộc nổi dậy sôi sục đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Các tổ chức nhân quyền hoan nghênh kế hoạch này là một bước tích cực tiến tới hòa giải nhng nói khu vực này vẫn còn thiếu công lý và trách nhiệm cấp thiết. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tại Bangkok ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.