Đường dẫn truy cập

Thái Lan gồng mình chờ đợi cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất vào cuối tuần này


Parit Chiwarak, sinh viên ủng hộ dân chủ lãnh đạo biểu tình chống chính phủ, giơ 3 ngón tay chào trong một cử chỉ thách thức, lúc bị cảnh sát áp giải sau khi bị bắt ở Bangkok, ngày 14/8/2020.
Parit Chiwarak, sinh viên ủng hộ dân chủ lãnh đạo biểu tình chống chính phủ, giơ 3 ngón tay chào trong một cử chỉ thách thức, lúc bị cảnh sát áp giải sau khi bị bắt ở Bangkok, ngày 14/8/2020.

Giới lãnh đạo biểu tình Thái Lan hôm 18/9 nói họ dự kiến vào cuối tuần này sẽ diễn ra cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất tính từ nhiều năm qua, và thề sẽ tiếp tục kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, bất chấp áp lực của chính phủ buộc họ ngưng biểu tình.

Từ trung tuần tháng 7 vừa qua, các đám đông biểu tình đã đòi lật đổ Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân phiệt, và đòi thay đổi hiến pháp mà họ nói đã được thiết kế để kéo dài sự thống trị của quân đội trên chính trường Thái Lan sau cuộc tổng tuyển cử hồi năm ngoái.

Một số người biểu tình còn kêu gọi phải thực hiện các cuộc cải cách đối với chế độ quân chủ, điều chưa hề xảy ra vì đây là một đề tài cấm kỵ ở Thái Lan.

Một lãnh đạo biểu tình tên Parit “Penguin” Chiwarak, nói với hãng tin Reuters:

“Cuộc tuần hành ngày mai sẽ làm nên lịch sử và sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất tính từ cuộc đảo chính năm 2014.”

Chiwarak nói thêm rằng anh tin là sẽ có tới 100.000 người tham gia biểu tình, trong khi cảnh sát dự báo 50.000 người sẽ tham gia.

“Cuộc tuần hành ngày mai sẽ làm nên lịch sử và sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất tính từ cuộc đảo chính năm 2014.”
Parit Chiwarak, một lãnh đạo sinh viên biểu tình ở Thái Lan


Dự kiến ít nhất sẽ có hàng chục ngàn người tụ tập tại Đại học Thammasat vào ngày thứ Bảy 19/9 để tuần hành tới Phủ Thủ tướng, được gọi là Tòa nhà chính phủ, để tăng sức ép đối với Thủ tướng Prayuth.

Chính trường Thái Lan từ bao năm nay thỉnh thoảng lại chứng kiến những hành động thách thức của một số chính khách được sự ủng hộ của dân nghèo chống lại chế độ quân phiệt, bảo hoàng, và gần đây nhất là các cuộc biểu tình của sinh viên.

Quân đội, vốn tự cho là có nhiệm vụ bảo vệ các định chế cốt lõi của quốc gia, nhất là chế độ quân chủ, đã nhiều lần can thiệp để lật đổ các chính quyền dân sự, gần đây nhất là vào năm 2014, viện lý do cần phải duy trì ổn định.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG