Một dự luật về ân xá được Hạ viện Thái Lan thông qua đang khơi ra những mối lo ngại rằng nó có thể mở đường cho việc trở về của Thủ tướng Thaksin Shinawat hiện đang sống lưu vong. Dự luật này nếu được Thượng viện phê chuẩn, và được các tòa án thông qua, sẽ ân xá cho nhiều người can dự vào tình hình rối loạn chính trị trong thập niên vừa qua.
Hôm thứ Sáu, mấy ngàn người ủng hộ đảng Dân chủ đối lập đã tổ chức biểu tình ở khắp Bangkok, lên án một dự luật ân xá được đảng Pheu Thai cầm quyền thông qua hồi sớm nay. Các đại biểu Quốc hội thuộc phe đối lập đã tẩy chay cuộc biểu quyết.
Chính phủ Thái nói dự luật này là cấp thiết cho việc nuôi dưỡng hòa giải sau hơn 1 thập niên xung đột chính trị. Dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viên, ban lệnh ân xá cho tất cả những người liên can đến các cuộc biểu tình tụ tập đôi khi đi đến bạo động và chết nguời từ năm 2004 cho đến hết tháng 8 năm nay.
Xung đột chính trị đã gây chia rẽ sâu xa ở Thái Lan từ năm 2005. Sự chia rẽ phần lớn là giữa những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawat và phe đối lập có cơ sở rộng rãi gồm cả đảng Dân chủ.
Phe đối lập và các nhóm doanh nghiệp cho rằng dự luật này sẽ gây phương hại đến pháp trị. Các thành viên gia đình của hơn 90 người đã chết trong các cuộc bạo động chính trị nói rằng dự luật ngăn không cho họ quy trách cho những người gây ra tội.
Ông Kraisak Choonhavan, một thành viên của đảng Dân chủ, nói luật được đảng của cựu thủ tướng hậu thuẫn mạnh mẽ rõ ràng tán thành việc giúp cho ông thoát được nhiều thách thức pháp lý. Ông nói:
“Nếu dự luật được thông qua thì không có nghĩa là những người đã bị bắt hay vẫn còn bị bắt, hay những trường hợp còn phải ra toà sẽ nhất thiết được miễn tố bởi vì đó là một công việc hết sức cẩu thả. Điều họ muốn là chỉ có một sự diễn dịch rất rộng lớn về ân xá để có thể đem lại lợi ích cho một người, ấy là ông Thaksin Shinawat.”
Ông Thaksin, một tỷ phú xoay ra làm chính trị đã xây dựng hậu thuẫn trong các vùng nông thôn và giới lao động trung lưu ở thành thị. Nhưng ông đã bị cáo buộc tội tham nhũng và lạm quyền. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006, và đã chạy ra nước ngoài sống lưu vong vào năm 2008 để tránh án tù 2 năm về tội tham nhũng. Năm 2010, Tối cao Pháp viện Thái Lan đã tịch biên tài sản trị giá 1 tỷ rưỡi của ông Thaksin, vì nói rằng ông đã tích lũy được một cách bất hợp pháp trong khi nắm quyền.
Ông Chris Baker, một tác giả và bình luận gia chính sự Thái, nói rằng Chính phủ Thái, hiện đang do người em gái của ông Thaksin là bà Yingluck Shinawat lãnh đạo, dường như tin rằng dự luật sẽ vượt qua được các thách thức pháp lý và các cuộc biểu tình ngoài đường phố. Ông nhận định:
“Chắc chắn dự luật sẽ bị chống đối. Dân chúng sẽ đệ đơn kiện và nói đó là vi hiến bởi vì cách thức dự luật bị thay đổi và sẽ có những người xuống đường. Rõ ràng ông Thaksin và đồng bọn đã tính toán là họ có thể vượt qua được bởi lẽ cuộc biểu tình mới đây khá nhỏ. Tôi nghĩ vấn đề là điều gì sẽ xảy ra.”
Bà Yingluck Shinawat, đã đứng đầu một chính phủ khá ổn định kể từ khi đảng của bà thắng thế trong các cuộc bầu cử năm 2011. Nhưng chính phủ của bà đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng của những vụ biểu tình và thách thức pháp lý đối với các chương trình lập pháp của chính phủ. Các chuyên gia phân tích nói đảng có thể tổ chức bầu cử vào đầu năm 2014 trong cố gắng đạt được một nhiệm quyền mới.
Hôm thứ Sáu, mấy ngàn người ủng hộ đảng Dân chủ đối lập đã tổ chức biểu tình ở khắp Bangkok, lên án một dự luật ân xá được đảng Pheu Thai cầm quyền thông qua hồi sớm nay. Các đại biểu Quốc hội thuộc phe đối lập đã tẩy chay cuộc biểu quyết.
Chính phủ Thái nói dự luật này là cấp thiết cho việc nuôi dưỡng hòa giải sau hơn 1 thập niên xung đột chính trị. Dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viên, ban lệnh ân xá cho tất cả những người liên can đến các cuộc biểu tình tụ tập đôi khi đi đến bạo động và chết nguời từ năm 2004 cho đến hết tháng 8 năm nay.
Xung đột chính trị đã gây chia rẽ sâu xa ở Thái Lan từ năm 2005. Sự chia rẽ phần lớn là giữa những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawat và phe đối lập có cơ sở rộng rãi gồm cả đảng Dân chủ.
Phe đối lập và các nhóm doanh nghiệp cho rằng dự luật này sẽ gây phương hại đến pháp trị. Các thành viên gia đình của hơn 90 người đã chết trong các cuộc bạo động chính trị nói rằng dự luật ngăn không cho họ quy trách cho những người gây ra tội.
Ông Kraisak Choonhavan, một thành viên của đảng Dân chủ, nói luật được đảng của cựu thủ tướng hậu thuẫn mạnh mẽ rõ ràng tán thành việc giúp cho ông thoát được nhiều thách thức pháp lý. Ông nói:
“Nếu dự luật được thông qua thì không có nghĩa là những người đã bị bắt hay vẫn còn bị bắt, hay những trường hợp còn phải ra toà sẽ nhất thiết được miễn tố bởi vì đó là một công việc hết sức cẩu thả. Điều họ muốn là chỉ có một sự diễn dịch rất rộng lớn về ân xá để có thể đem lại lợi ích cho một người, ấy là ông Thaksin Shinawat.”
Ông Thaksin, một tỷ phú xoay ra làm chính trị đã xây dựng hậu thuẫn trong các vùng nông thôn và giới lao động trung lưu ở thành thị. Nhưng ông đã bị cáo buộc tội tham nhũng và lạm quyền. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006, và đã chạy ra nước ngoài sống lưu vong vào năm 2008 để tránh án tù 2 năm về tội tham nhũng. Năm 2010, Tối cao Pháp viện Thái Lan đã tịch biên tài sản trị giá 1 tỷ rưỡi của ông Thaksin, vì nói rằng ông đã tích lũy được một cách bất hợp pháp trong khi nắm quyền.
Ông Chris Baker, một tác giả và bình luận gia chính sự Thái, nói rằng Chính phủ Thái, hiện đang do người em gái của ông Thaksin là bà Yingluck Shinawat lãnh đạo, dường như tin rằng dự luật sẽ vượt qua được các thách thức pháp lý và các cuộc biểu tình ngoài đường phố. Ông nhận định:
“Chắc chắn dự luật sẽ bị chống đối. Dân chúng sẽ đệ đơn kiện và nói đó là vi hiến bởi vì cách thức dự luật bị thay đổi và sẽ có những người xuống đường. Rõ ràng ông Thaksin và đồng bọn đã tính toán là họ có thể vượt qua được bởi lẽ cuộc biểu tình mới đây khá nhỏ. Tôi nghĩ vấn đề là điều gì sẽ xảy ra.”
Bà Yingluck Shinawat, đã đứng đầu một chính phủ khá ổn định kể từ khi đảng của bà thắng thế trong các cuộc bầu cử năm 2011. Nhưng chính phủ của bà đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng của những vụ biểu tình và thách thức pháp lý đối với các chương trình lập pháp của chính phủ. Các chuyên gia phân tích nói đảng có thể tổ chức bầu cử vào đầu năm 2014 trong cố gắng đạt được một nhiệm quyền mới.