Đường dẫn truy cập

Thái Lan: Dự luật ân xá chuyển sang Quốc hội, phe đối lập biểu tình


Người biểu tình chống chính phủ tụ họp trong công viên Lumpini ở Bangkok trong khi cảnh sát chống bạo loan đứng canh, 4/8/13
Người biểu tình chống chính phủ tụ họp trong công viên Lumpini ở Bangkok trong khi cảnh sát chống bạo loan đứng canh, 4/8/13
Thái Lan lại đang đối mặt với tình trạng căng thẳng chính trị khi chính phủ chuẩn bị chuyển một dự luật ân xá sang quốc hội, đồng thời với ngân sách và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Cả chính phủ và các nhóm ủng hộ chính phủ đang chuẩn bị một cuộc chiến chính trị, tuy nhiên một số phân tích gia cho rằng có thể có sự thỏa hiệp về dự luật ân xá.

Thủ tướng Thái Lan Ying luck Shinawatra đứng trước một thử nghiệm mới về sức mạnh chính trị trong kỳ họp quốc hội hiện hành, khi chính phủ cầm quyền trong 2 năm của bà, tiến hành việc thông qua đạo luật quan trọng, trong đó có dự luật ân xá những người bị buộc tội vì biểu tình phản đối từ 7 năm trước.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ mới đã được phát động hôm Chủ nhật bất chấp chính phủ áp dụng Luật An ninh Quốc nội trong 3 quận của thủ đô Bangkok.

Những người biểu tình phản đối dự luật ân xá với lý do luật này là một phần của một loạt biện pháp bao gồm cả việc ân xá cho nhà cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra, anh của đương kiêm thủ tướng, hiện đang sống lưu vong để tránh bản án tù 2 năm về tội tham nhũng. Biện pháp ân xá sẽ cho phép ông trở lại Thái Lan và tránh bị buộc tội thêm nữa.

Thái lan bị vướng vào tình trạng bất ổn chính trị từ năm 2005, là thời gian ông Thaksin Shinawatra giữ chức Thủ tướng; những người biểu tình chống chính phủ tố cáo chính phủ tham nhũng và gia đình trị. Ông Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006. Ông chạy ra khỏi Thái Lan năm 2008, những các nhà phân tích nói rằng ông vẫn còn ảnh hương đối với chính phủ hiện nay.

Những người ủng hộ ông Thaksin thuộc Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống Độc tài (UDD) đã xuống đường biểu tình trong năm 2009 và 2010 phản đối chính phủ được các định chế hậu thuẫn của ông Abhisit Vejjajiva. Các nỗ lực của chính phủ Abhisit nhằm chấm dứt một cách ôn hòa các cuộc biểu tình đã thất bại dẫn đến các vụ đàn áp thẳng tay vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010 khiến 90 người bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Lãnh đạo nhóm UDD, bà Thida Tavornseth nói rằng dự luật ân xá gồm những người biểu tình bị giam giữ nhưng không có những người lãnh đạo nhóm UDD. Bà nói:

“Hầu như mọi người, có lẽ là mấy trăm – khoảng từ 500 đến 800 – đã bị giam giữ từ 2 đến 3 năm. Không, không có những người lãnh đạo và không có ông Thaksin Shinawatra, chỉ có dân thôi.”

Đảng Dân chủ đối lập nói rằng họ muốn dự luật ân xá được rút lại trước khi đảng này thương thảo với Thủ tướng Yingluck.

Các bước , trong năm 2012, nhằm thông qua các cải cách hiến pháp đã bị trì hoãn bởi Tối cao Pháp viện Thái Lan.

Nhà khoa học chính trị Thitinan Pongsudhirak nói rằng Thái Lan dường như lại hướng đến sự “đối đầu” chính trị. Ông nhận định:

“Các lực lượng phe đối lập cũng như liên minh chống ông Thaksin và ủng hộ viên của ông Thaksin lại đang bất đồng. Chúng ta thấy vào năm ngoái chính phủ và đảng đương quyền Vì Nước Thái (Pheu Thai) tìm cách thúc đẩy việc thông qua một loạt biện pháp cải cách hiến pháp. Tuy nhiên họ gặp trở ngại, bị ngăn chặn bởi tòa bảo hiến, và chính phủ đã lui bước. Năm nay họ lại đưa vấn đề ra, chống lại liên minh chống ông Thaksin.”

Tuy nhiên ông Kraisak Choonhaven, một cựu thượng nghị sĩ và là thành viên của Đảng Dân chủ đối lập cho rằng có sự ủng hộ của 2 đảng đối với dự luật ân xá. Ông nói:

“Nếu dự luật liên quan đến những người thuộc đám đông hay người biểu tình không được đối xử công bằng trong cuộc đàn áp, dự luật có thể được thông qua. Nó thực sự tùy thuộc vào điểm đó. Nếu dự luật được thảo luận rõ ràng và được sự đồng thuận tôi nghĩ Đảng Dân chủ sẽ hoàn toàn không chống đối.”

Trong kỳ họp hiện nay của quốc hội, chính phủ của Thủ tướng Yingluck cũng hy vọng ngân sách chung 80 tỷ đôla và một khoảng chi bổ sung trên 100 tỷ dành cho các dự án cơ sở hạ tầng sẽ được thông qua.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG