Chính phủ Thái Lan vừa loan báo quyết định áp dụng các quyền hành khẩn cấp trước khi một cuộc biểu tình chống chính phủ qui mô diễn ra vào ngày mai ở Bangkok. Chính phủ Thái Lan e rằng bạo động có thể bùng ra tại cuộc biểu tình mà cảnh sát ước tính sẽ có sự tham gia của hơn 70.000 người.
Trong bài diễn văn truyền hình toàn quốc tối thứ Năm, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng nội các đã quyết định áp dụng Luật Nội An (ISA) để chống lại cuộc biểu tình chống chính phủ vì họ e rằng bạo động có thể bùng ra tại những địa điểm biểu tình.
Vị nữ Thủ tướng Thái nói rằng tuy chính phủ sẵn sàng lắng nghe những người biểu tình, nhưng giới hữu trách đã có những bằng chứng cho thấy bạo động có thể được sử dụng để lật đổ chính quyền và thể chế dân chủ. Bà nói thêm rằng chính phủ sẽ “duy trì luật pháp và trật tự” qua việc thực hiện những biện pháp để “loại bỏ ngay từ đầu và ngăn chận bất kỳ tình huống bất trắc nào.”
Luật Nội An ISA, được thông qua năm 2008, dành cho chính phủ những quyền hành để áp đặt lệnh giới nghiêm, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và thông tin điện tử, hạn chế sự đi lại của dân chúng và tiến hành những vụ bắt giữ.
Chính phủ đã điều động hàng ngàn nhân viên cảnh sát và các nhân viên an ninh khác, kể cả những nhân viên từ các tỉnh, để giám sát cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của nhóm biểu tình, được biết với tên gọi Pitak Siam, tố cáo chính quyền tham nhũng và phủ nhận các mối lo ngại của chính quyền là cuộc tụ tập sẽ khích động bạo lực.
Cuộc biểu tình này sẽ là cuộc biểu tình thứ nhì do nhóm Pitak Siam tổ chức và nằm dưới sự lãnh đạo của một vị tướng hồi hưu.
Tướng Boonlert Kaewprasit nói rằng số người tham gia biểu tình có thể lên tới 100.000. Các luật sư của ông Boonlert cũng phủ nhận các tin tức cho rằng vị tướng này tuyên bố ông muốn quân đội lên nắm quyền.
Mặc dù vậy, một phát ngôn viên của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, ông Sunai Pasuk, nói rằng nhóm Pitak Siam dường như chống lại thể chế dân chủ đại nghị, một nhận xét mà Thủ tướng Yingluck đã nêu lên trong bài diễn văn tối hôm qua. Ông Sunai nói:
"Pitak Siam rõ ràng là có một cương lĩnh chống lại dân chủ tuyển cử. Họ chống lại việc các chính khách dân cử đại diện cho người dân ở quốc hội. Cương lĩnh này thật rõ ràng. Giờ đây chính phủ đang nới rộng cương lĩnh đó và bà Yingluck đã nói rất rõ trong bài diễn văn là Pitak Siam là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia và một mối đe dọa cho sự an toàn của công chúng."
Cuộc biểu tình ngày mai có thể là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010, khi những người ủng hộ anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, xuống đường biểu tình để tìm cách buộc chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ chức. Ông Thaksin đã bị lật đổ năm 2006 trong lúc bị tố cáo tham nhũng và hiện nay vẫn còn phải sống lưu vong.
Những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài 6 tuần năm 2010 đã dẫn tới những vụ đụng độ đẫm máu với các lực lượng an ninh, sau khi đề nghị bầu cử trước kỳ hạn của ông Abhisit bị những người ủng hộ ông Thaksin bác bỏ. Hơn 90 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương trong những vụ đụng độ đó.
Ông Thaksin vẫn có ảnh hưởng lớn trên chính trường Thái Lan và là một trong những người nắm quyền quyết định sau lưng Thủ tướng Yingluck.
Ông Sunai của Human Rights Watch nói rằng tuy bà Yingluck có một cơ sở vững mạnh của những cử tri ủng hộ bà, đặc biệt là những người ở thôn quê và trong giới lao động thành thị, bầu không khí chính trị Thái Lan tiếp tục có tính chất bấp bênh. Ông nhận định:
"Tình hình chính trị ở Thái Lan vẫn còn dao động rất nhiều vì bạo động chính trị trong quá khứ đã được phép xảy ra mà không bị trừng phạt. Không hề có vụ truy tố nào đối với những người thực hiện những hành vi bạo động chính trị từ tất cả các phe. Các nhà lãnh đạo và những người ủng hộ của mọi phong trào chính trị ở Thái Lan cùng chia sẻ với nhau một cảm giác tự tung tự tác."
Cuộc biểu tình ngày mai được tổ chức trước một cuộc tranh luận ở quốc hội liên quan tới việc biểu quyết bất tín nhiệm, trong đó phe đối lập dự kiến sẽ nêu ra những cáo giác tham nhũng chống lại chính phủ của bà Yingluck.
Các nhà phân tích nói rằng những mối căng thẳng chính trị này phản ánh một cuộc tranh đấu đang tiếp diễn giữa giới thượng lưu, tầng lớp quan chức chính phủ và giới doanh thương chống lại tầng lớp tư sản mới nổi lên và trở nên có nhiều thế lực chính trị dưới thời ông Thaksin.
Trong bài diễn văn truyền hình toàn quốc tối thứ Năm, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng nội các đã quyết định áp dụng Luật Nội An (ISA) để chống lại cuộc biểu tình chống chính phủ vì họ e rằng bạo động có thể bùng ra tại những địa điểm biểu tình.
Vị nữ Thủ tướng Thái nói rằng tuy chính phủ sẵn sàng lắng nghe những người biểu tình, nhưng giới hữu trách đã có những bằng chứng cho thấy bạo động có thể được sử dụng để lật đổ chính quyền và thể chế dân chủ. Bà nói thêm rằng chính phủ sẽ “duy trì luật pháp và trật tự” qua việc thực hiện những biện pháp để “loại bỏ ngay từ đầu và ngăn chận bất kỳ tình huống bất trắc nào.”
Luật Nội An ISA, được thông qua năm 2008, dành cho chính phủ những quyền hành để áp đặt lệnh giới nghiêm, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và thông tin điện tử, hạn chế sự đi lại của dân chúng và tiến hành những vụ bắt giữ.
Chính phủ đã điều động hàng ngàn nhân viên cảnh sát và các nhân viên an ninh khác, kể cả những nhân viên từ các tỉnh, để giám sát cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của nhóm biểu tình, được biết với tên gọi Pitak Siam, tố cáo chính quyền tham nhũng và phủ nhận các mối lo ngại của chính quyền là cuộc tụ tập sẽ khích động bạo lực.
Cuộc biểu tình này sẽ là cuộc biểu tình thứ nhì do nhóm Pitak Siam tổ chức và nằm dưới sự lãnh đạo của một vị tướng hồi hưu.
Tướng Boonlert Kaewprasit nói rằng số người tham gia biểu tình có thể lên tới 100.000. Các luật sư của ông Boonlert cũng phủ nhận các tin tức cho rằng vị tướng này tuyên bố ông muốn quân đội lên nắm quyền.
Mặc dù vậy, một phát ngôn viên của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, ông Sunai Pasuk, nói rằng nhóm Pitak Siam dường như chống lại thể chế dân chủ đại nghị, một nhận xét mà Thủ tướng Yingluck đã nêu lên trong bài diễn văn tối hôm qua. Ông Sunai nói:
"Pitak Siam rõ ràng là có một cương lĩnh chống lại dân chủ tuyển cử. Họ chống lại việc các chính khách dân cử đại diện cho người dân ở quốc hội. Cương lĩnh này thật rõ ràng. Giờ đây chính phủ đang nới rộng cương lĩnh đó và bà Yingluck đã nói rất rõ trong bài diễn văn là Pitak Siam là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia và một mối đe dọa cho sự an toàn của công chúng."
Cuộc biểu tình ngày mai có thể là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010, khi những người ủng hộ anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, xuống đường biểu tình để tìm cách buộc chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ chức. Ông Thaksin đã bị lật đổ năm 2006 trong lúc bị tố cáo tham nhũng và hiện nay vẫn còn phải sống lưu vong.
Những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài 6 tuần năm 2010 đã dẫn tới những vụ đụng độ đẫm máu với các lực lượng an ninh, sau khi đề nghị bầu cử trước kỳ hạn của ông Abhisit bị những người ủng hộ ông Thaksin bác bỏ. Hơn 90 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương trong những vụ đụng độ đó.
Ông Thaksin vẫn có ảnh hưởng lớn trên chính trường Thái Lan và là một trong những người nắm quyền quyết định sau lưng Thủ tướng Yingluck.
Ông Sunai của Human Rights Watch nói rằng tuy bà Yingluck có một cơ sở vững mạnh của những cử tri ủng hộ bà, đặc biệt là những người ở thôn quê và trong giới lao động thành thị, bầu không khí chính trị Thái Lan tiếp tục có tính chất bấp bênh. Ông nhận định:
"Tình hình chính trị ở Thái Lan vẫn còn dao động rất nhiều vì bạo động chính trị trong quá khứ đã được phép xảy ra mà không bị trừng phạt. Không hề có vụ truy tố nào đối với những người thực hiện những hành vi bạo động chính trị từ tất cả các phe. Các nhà lãnh đạo và những người ủng hộ của mọi phong trào chính trị ở Thái Lan cùng chia sẻ với nhau một cảm giác tự tung tự tác."
Cuộc biểu tình ngày mai được tổ chức trước một cuộc tranh luận ở quốc hội liên quan tới việc biểu quyết bất tín nhiệm, trong đó phe đối lập dự kiến sẽ nêu ra những cáo giác tham nhũng chống lại chính phủ của bà Yingluck.
Các nhà phân tích nói rằng những mối căng thẳng chính trị này phản ánh một cuộc tranh đấu đang tiếp diễn giữa giới thượng lưu, tầng lớp quan chức chính phủ và giới doanh thương chống lại tầng lớp tư sản mới nổi lên và trở nên có nhiều thế lực chính trị dưới thời ông Thaksin.