Tổng thống Obama rất bận rộn trong năm 2013—từ những tranh cãi về việc ứng phó của ông đối với cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, cho đến một cú điện thoại đột phá với tân Tổng thống Iran và những cuộc thương thuyết về một thỏa thuận hạt nhân của Iran.
Ông đã có một cuộc họp thượng đỉnh với lãnh tụ Trung Quốc, đi thăm châu Phi và tham dự lễ truy điệu cố Tổng thống Nelson Mandela.
Tuy nhiên ông chịu nhiều áp lực về vụ tiết lộ việc nghe lén bằng điện tử của Hoa Kỳ, gây nên những căng thẳng đối với các đồng minh chính.
Tổng thống Obama dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga nhưng hủy bỏ một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Vladimir Putin.
Trong bài diễn văn đọc tại Liên hiệp quốc vào tháng 9 năm nay, Tổng thống Obama công nhận có điều ông gọi là sự thù nghịch trong giao tiếp toàn cầu của Mỹ, nhưng ông nói không giao tiếp sẽ là một sai lầm.
“Tôi tin là Hoa Kỳ vẫn phải giao tiếp vì an ninh của chính chúng ta. Tuy nhiên tôi cũng tin là thế giới tối đẹp hơn vì việc này,” ông nói.
Ông Daniel Serwer thuộc trường Nghiên cứu Cao cấp các Vấn đề Quốc tế Đại học Johns Hopkins, nói Tổng thống Obama đạt được thắng lợi trong thỏa thuận dẹp bỏ vũ khí hóa học của Syria mà không cần phải có hành động quân sự—nhưng còn có nhiều nguy cơ nữa. Ông nói:
“Trong hàng ngũ đối lập, càng ngày những phần tử cực đoan đang chiếm ưu thế. Những phần tử này là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng ta nếu chế độ Bashar al-Assad sụp đổ, và chúng ta có những nước láng giềng ngày càng lung lay, cơ cấu nhà nước của những nước như Iran, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Libăng, tất cả đều gặp nguy cơ.”
Việc Tổng thống Obama có thể vẫn còn chú tâm đến chính sách ngoại giao hay không vẫn là một nghi vấn. Ông Heather Conley thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
“Giữa vụ tai tiếng của Cơ quan An ninh Quốc gia, bảo hiểm y tế, chính phủ đóng cửa, nhiều nhà lãnh đạo thế giới tự hỏi Tổng thống Obama có thể vượt qua những thách thức trong nước để chú trọng đến những thách thức trên trường quốc tế hay không.”
Vào năm 2014 nhịp độ rút quân của Hoa Kỳ và NATO tại Afghanistan sẽ gia tăng.
Ông Conley nói Hoa Kỳ và thế giới sẽ nhìn vào Tổng thống Obama để được sáng tỏ thêm về những thành tựu và phí tổn của cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu này.
“Sự cân bằng mong manh của những gì chúng ta nỗ lực và những phí tổn chúng ta phải gánh chịu phải là những cuộc thảo luận tế nhị trong nước cũng như quốc tế,” ông Conley nói.
Một cuộc thăm dò mới đây của Cơ quan Thăm dò Pew cho thấy việc ủng hộ của người Mỹ đối với giao tiếp toàn cầu đã giảm sút. Đây là một thách thức đối với lòng tin của Tổng thống Obama về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.Ông Daniel Serwer nói:
“Bằng cách này hay cách khác, Tổng thống bị qui trách về ảnh hưởng giảm sút của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Tôi phải nói với các bạn là sự sụt giảm toàn cầu này không rõ ràng khi hỏi những người ở nước ngoài. Ảnh hưởng của Mỹ vẫn còn cao tại rất nhiều quốc gia.”
Năm 2014 sẽ mang lại nhiều thách thức hơn khi những cuộc thương thuyết về hạt nhân của Iran tiếp tục, một hội nghị hòa bình Syria do Liên hiệp quốc bảo trợ được tổ chức vào tháng Giêng và Washington đối phó với những mối liên hệ không chắc chắn với Afghanistan và Pakistan, với Trung Quốc và Nga.
Ông đã có một cuộc họp thượng đỉnh với lãnh tụ Trung Quốc, đi thăm châu Phi và tham dự lễ truy điệu cố Tổng thống Nelson Mandela.
Tuy nhiên ông chịu nhiều áp lực về vụ tiết lộ việc nghe lén bằng điện tử của Hoa Kỳ, gây nên những căng thẳng đối với các đồng minh chính.
Tổng thống Obama dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga nhưng hủy bỏ một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Vladimir Putin.
Trong bài diễn văn đọc tại Liên hiệp quốc vào tháng 9 năm nay, Tổng thống Obama công nhận có điều ông gọi là sự thù nghịch trong giao tiếp toàn cầu của Mỹ, nhưng ông nói không giao tiếp sẽ là một sai lầm.
“Tôi tin là Hoa Kỳ vẫn phải giao tiếp vì an ninh của chính chúng ta. Tuy nhiên tôi cũng tin là thế giới tối đẹp hơn vì việc này,” ông nói.
Ông Daniel Serwer thuộc trường Nghiên cứu Cao cấp các Vấn đề Quốc tế Đại học Johns Hopkins, nói Tổng thống Obama đạt được thắng lợi trong thỏa thuận dẹp bỏ vũ khí hóa học của Syria mà không cần phải có hành động quân sự—nhưng còn có nhiều nguy cơ nữa. Ông nói:
“Trong hàng ngũ đối lập, càng ngày những phần tử cực đoan đang chiếm ưu thế. Những phần tử này là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng ta nếu chế độ Bashar al-Assad sụp đổ, và chúng ta có những nước láng giềng ngày càng lung lay, cơ cấu nhà nước của những nước như Iran, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Libăng, tất cả đều gặp nguy cơ.”
Việc Tổng thống Obama có thể vẫn còn chú tâm đến chính sách ngoại giao hay không vẫn là một nghi vấn. Ông Heather Conley thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
“Giữa vụ tai tiếng của Cơ quan An ninh Quốc gia, bảo hiểm y tế, chính phủ đóng cửa, nhiều nhà lãnh đạo thế giới tự hỏi Tổng thống Obama có thể vượt qua những thách thức trong nước để chú trọng đến những thách thức trên trường quốc tế hay không.”
Vào năm 2014 nhịp độ rút quân của Hoa Kỳ và NATO tại Afghanistan sẽ gia tăng.
Ông Conley nói Hoa Kỳ và thế giới sẽ nhìn vào Tổng thống Obama để được sáng tỏ thêm về những thành tựu và phí tổn của cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu này.
“Sự cân bằng mong manh của những gì chúng ta nỗ lực và những phí tổn chúng ta phải gánh chịu phải là những cuộc thảo luận tế nhị trong nước cũng như quốc tế,” ông Conley nói.
Một cuộc thăm dò mới đây của Cơ quan Thăm dò Pew cho thấy việc ủng hộ của người Mỹ đối với giao tiếp toàn cầu đã giảm sút. Đây là một thách thức đối với lòng tin của Tổng thống Obama về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.Ông Daniel Serwer nói:
“Bằng cách này hay cách khác, Tổng thống bị qui trách về ảnh hưởng giảm sút của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Tôi phải nói với các bạn là sự sụt giảm toàn cầu này không rõ ràng khi hỏi những người ở nước ngoài. Ảnh hưởng của Mỹ vẫn còn cao tại rất nhiều quốc gia.”
Năm 2014 sẽ mang lại nhiều thách thức hơn khi những cuộc thương thuyết về hạt nhân của Iran tiếp tục, một hội nghị hòa bình Syria do Liên hiệp quốc bảo trợ được tổ chức vào tháng Giêng và Washington đối phó với những mối liên hệ không chắc chắn với Afghanistan và Pakistan, với Trung Quốc và Nga.