Đường dẫn truy cập

Tây Ban Nha bắt 8 nghi can dính líu đến al-Qaida


Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Jorge Fernandez Diaz.
Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Jorge Fernandez Diaz.
Cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ tám người mà họ nghi là đã tuyển mộ các phần tử chủ chiến để chiến đấu ở Syria. Lực lượng an ninh cho biết mạng lưới mà cuộc hành quân của họ phá vỡ sáng thứ sáu có liên hệ đến al-Qaida, theo bài tường thuật cho đài VOA của thông tín viên Selah Hennessy từ London.

Cuộc hành quân cảnh sát phát động tại Ceuta, một lãnh địa của Tây Ban Nha ở Bắc Phi.

Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Jorge Fernandez Diaz nói đây là một “cú đánh mạnh” vào khủng bố quốc tế.

Nhà chức trách Tây Ban Nha lần đầu tiên mở cuộc điều tra mạng lưới vào năm 2009. Họ nói mạng lưới này chịu trách nhiệm về việc gửi mấy chục chiến binh cho các nhóm khủng bố có liên hệ với al-Qaida đang hoạt động ở Syria.

Họ nói nhóm này tham gia vào việc “tài trợ, đầu độc và tổ chức và cung cấp tài chính cho việc đi lại.”

Một báo cáo mới đây được trường Ðại học King công bố nói rằng có từ 140 đến 600 chiến binh Âu châu đã tham gia chiến đấu ở Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.

Báo cáo nói người Âu châu chiếm khoảng 10 phần trăm trong đơn vị chiến binh nước ngoài ở đó.

Ông Shiraz Maher thuộcTrung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Chủ nghĩa Cực đoan có trụ sở ở London là tổ chức thu thập các dữ liệu.

Ông Maher nói phần lớn các chiến binh xuất phát từ các nước lớn hơn như Anh Quốc, Pháp, và Ðức.

Ông nói: “Ðã có một số yếu tố làm cho dân chúng trở thành cực đoan, vượt khỏi cái cảm nghĩ rõ ràng về sự tàn bạo của vụ xung đột và cách thức tài liệu về vụ xung đột đã được ghi nhận trên các nguồn mở như YouTube. Sự kiện đó đã cực đoan hóa nhiều người thấy được vụ xung đột lần đầu tiên.”

Ông nói nhiều người là những người đã chiến đấu trong vụ xung đột ở Libya và chuẩn bị trở lại khu vực đó để chiến đấu. Ông nói người Âu châu đã tham gia các vụ xung đột khác trước đây, kể cả ở Libya, Pakistan, và Afghanistan, nhưng Syria đã thu hút một con số cao hơn. Theo ông, nguyên nhân một phần là sự tiếp cận tương đối dễ dàng ở nước này.

Ông Maher nói: “Chúng ta sự tự do đi lại ở khắp châu Ấu, nhất là trong khối EU, ta có thể dễ dàng di chuyển khắp lục địa này. Các bạn đến Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria rất dễ dàng. Các biên giới với Lebanon và Syria cũng rất dễ lọt qua. Do đó có một số tuyến đường dễ dàng hơn vào Syria so với những vụ xung đột trước đây.”

Hồi đầu tháng này, người đứng đầu ngành chống khủng bố của Liên Hiệp châu Âu cho biết ông muốn các quốc gia Âu châu có thêm biện pháp ngăn chặn công dân tham gia cuộc xung đột ở Syria.

Ông Gilles de Kerchove nói các nước thành viên phải kiểm tra mạng lưới truyền thông xã hội và theo dõi tốt hơn việc đi lại khả nghi.

Ông Maher nói tình hình đề ra một vấn đề cho các nước Âu châu về lâu về dài.

Ông nói: “Ðiều chúng ta sẽ thấy là một số người trở về châu Âu đã bị cực đoan hóa nặng nề, có thể đã bị kinh nghiệm làm cho trở nên tàn nhẫn và có lẽ cũng được huấn luyện không những về cách chiến đấu mà còn về cách thức chế tạo chất nổ nữa.”

Tám nghi can bị bắt ở Tây Ban Nha hôm thứ sáu đã bị truy tố về tội thuộc về một tổ chức khủng bố. Theo các cơ quan truyền thông Tây Ban Nha, tất cả những người bị bắt giữ đều là công dân Tây Ban Nha.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG