Đường dẫn truy cập

Tàu chở 700 di dân bị lật ngoài khơi Libya


Một nhóm người nhập cư được lực lượng tuần duyên Italia đưa tới bến cảng Sicilia Porto Empedocle, ngày 13/4/2015. Làn sóng di dân có phần chắc sẽ gia tăng trong những tháng sắp tới khi thời tiết ấm lên.
Một nhóm người nhập cư được lực lượng tuần duyên Italia đưa tới bến cảng Sicilia Porto Empedocle, ngày 13/4/2015. Làn sóng di dân có phần chắc sẽ gia tăng trong những tháng sắp tới khi thời tiết ấm lên.

Một chiếc tàu chở đến 700 di dân đã bị lật ngoài khơi bờ biển Libya trong lúc đang tìm cách đến châu Âu.

Các giới chức cho biết 28 người được vớt, nhưng hàng trăm người có lẽ đã thiệt mạng tại vùng biển cách đảo Lampedusa thuộc miền nam Italia 193 kilômét về hướng nam.

Chiếc tàu được cho là đã lật vì các di dân dồn về một mạn tàu khi có một chiếc tàu buôn xuất hiện.

Tin nói một số xác chết bị nước cuốn vào bờ.

Hàng ngàn di dân – đa số từ những khu vực bị ảnh hưởng chiến tranh của châu Phi và Trung Ðông -- tìm cách vượt Ðịa Trung Hải đầy hiểm nguy với hy vọng đến được châu Âu.

Trước tai nạn lật tàu mới nhất này, các tổ chức nhân đạo ước tính khoảng 500 người đã thiệt mạng trong năm nay vì đói, khát, và chen chúc trong đám đông quá mức trên nhũng chiếc thuyền trang bị thô sơ.

Ðức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi quốc tế trợ giúp nhiều hơn cho số người di dân đang ngày càng tăng từ những khu vực bất ổn ở Phi châu.

Tiếp theo sau cuộc họp với Tổng thống Italia Sergio Mattarella hôm thứ Bảy, Ðức Giáo hoàng nói rõ ràng tình hình của vấn đề di dân hiện nay đòi hỏi quốc tế phải can dự với mức độ lớn hơn để giải quyết. Ngài cũng cám cơn Italia đã "đón nhận" các di dân, những người đã liều chết vượt Ðịa trung hải tìm đến Âu châu.

Bản đồ Sicily, Lampedusa, và bờ biển Libya ở Địa Trung Hải.
Bản đồ Sicily, Lampedusa, và bờ biển Libya ở Địa Trung Hải.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Italia Matteo Renzi đến thăm Mỹ đã thảo luận về vấn đề di dân trong cuộc họp của hai nhà lãnh đạo tại Washington. Ông Renzi nói rằng Italia không muốn Ðịa trung hải trở thành một nghĩa trang, và đã đi đầu trong nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo đó.

Thủ tướng Italia nói thêm rằng đó cũng là trách nhiệm của tất cả các nước trong khu vực – châu Âu, Bắc Phi, và Trung Ðông – phải ra sức và hợp tác chặt chẽ với Liên hiệp quốc trong nỗ lực chấm dứt nạn buôn người.

Tổng thống Obama nói các nước trong khu vực cần phải có hành động chính trị phối hợp với nhau để chống khủng bố và không để cho Libya trở thành một sào huyệt của khủng bố.

Các giới chức Liên hiệp châu Âu nói rằng làn sóng di dân có phần chắc sẽ gia tăng trong những tháng sắp tới khi thời tiết ấm lên.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG