Đường dẫn truy cập

Tang lễ cấp cao cho Thứ trưởng Bộ công an bị tai tiếng Phạm Quý Ngọ


Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã đột ngột qua đời vì ‘ung thư gan giai đoạn cuối’.
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã đột ngột qua đời vì ‘ung thư gan giai đoạn cuối’.

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND
Việt Nam loan báo tổ chức đám tang cho một giới chức hàng thứ nhì trong Bộ Công An đang bị tai tiếng tham nhũng theo nghi thức cấp cao.

Truyền thông nhà nước ngày 20/2 cho hay lễ tang của Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ, sẽ do Bộ Công an chủ trì.

Lễ viếng chính thức diễn ra vào sáng ngày 23/2 tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 05 Trần Thánh Tông (Hà Nội) trước khi cử hành lễ truy điệu và đưa tang vào trưa cùng ngày. Linh cửu ông sẽ được an táng tại quê nhà ở xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, theo đúng tâm nguyện của ông.

Tang lễ ông Ngọ được tiến hành theo điều 34 của Nghị định 105/2012 của chính phủ về tổ chức an táng cho cán bộ nhà nước dù ông đang bị cáo buộc tham nhũng hàng triệu đô la.

Tin ông Ngọ đột ngột qua đời vì ‘ung thư gan giai đoạn cuối’ được báo chí nhà nước loan tải 1 ngày sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác ông để điều tra vụ ‘tiết lộ bí mật quốc gia’ trong đại án tham nhũng ở công ty đóng tàu quốc doanh Vinalines do Dương Chí Dũng làm Chủ tịch, dẫn tới nhiều ngờ vực trong công luận về những kịch bản nhằm chấm dứt đầu mối của một siêu án cấp cao.

Ông Dũng, người đã lãnh án tử hình khai đã hối lộ cho ông Ngọ hàng triệu đô la.

Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng, là điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.

“Vụ án ‘làm lộ bí mật quốc gia’ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn.”

Báo Đời sống và Pháp luật nói hai tâm nguyện cuối đời của ông Ngọ là được an táng ở quê nhà và được cơ quan chức năng minh oan.

Tuy nhiên, một ngày sau khi đưa tin Tướng Ngọ qua đời, truyền thông nhà nước loan tin vụ án ‘làm lộ bí mật quốc gia’ đối với ông Ngọ bị đình chỉ vì lý do nghi phạm đã chết.

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
Một nhà hoạt động chống tham nhũng nổi tiếng tại Việt Nam từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế vinh danh, bà Lê Hiền Đức, nói nếu những khuất tất trong vụ án tham nhũng triệu đô này dừng lại ở ‘cái chết’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thì đó cũng là một dấu chấm hết về niềm tin của nhân dân đối với nhà nước. Bà Hiền Đức nói:

“Tôi rất buồn cười khi báo nói ông ấy chết lúc 21:05 phút mà bản tin lại được đăng lúc 20:57 hay 58 phút. Tôi thấy họ làm toàn là những chuyện không thẳng thắn, khuất tất. Nhân dân đánh nhiều dấu hỏi lắm về cái chết của ông ấy. Là một công dân chống tham nhũng, tôi nghĩ rằng cho dù ông ấy có chết, vụ án ấy kiểu gì cũng phải làm rõ thì mới giữ được niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Bởi vì không phải một mình ông ấy, còn có thể liên quan đến nhiều người khác nữa. Ông ấy không hoặc có tham nhũng thì cũng phải làm rõ và tuyên bố cho dân biết. Công khai, minh bạch thì mới giữ được niềm tin của nhân dân. Cá nhân ông này chết không phải là có thể chấm hết mọi chuyện được đâu. Nếu chỉ vì cái chết của cá nhân ông ấy mà chấm hết, không điều tra, không đặt vấn đề gì nữa trong chuyện này thì nhân dân không còn niềm tin nữa.”
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:08 0:00
Tải xuống
Trước khi có thông báo chính thức về nghi thức tang lễ của ông Ngọ, trong dư luận xuất hiện nhiều đồn đoán rằng việc ông dính líu đến vụ án Dương Chí Dũng có thể sẽ được xem xét trong quyết định về tang lễ cho ông. Thậm chí có luồng dư luận cho rằng ông sẽ bị tước bỏ nghi thức lễ tang cao cấp vì vụ tai tiếng

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức cho rằng:

“Đã có thông tin là ông ấy dính líu tới tham nhũng. Dương Chí Dũng đã khai trước tòa rồi. Bây giờ chưa làm được rõ trắng đen thế nào, không nên tổ chức tang lễ rầm rộ, hoành tráng càng làm khơi dậy những thắc mắc trong nhân dân.”

Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại Thái Bình là trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Vinalines. Trước đó, ông từng tham gia xử lý vụ bạo động ở Thái Bình năm 1997 và giám sát chuyên án vụ cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

VOA Express

XS
SM
MD
LG