“Tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joseph Biden lên nhậm chức với niềm tin rằng Hoa Kỳ không đầu tư đủ vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, do đó một ưu tiên sách lược chủ chốt là phục hồi và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực.” Ðó là nhận định của bà Julianne Smith, phó Cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó tổng thống Joe Biden, tại một hội nghị ở Riga, Latvia. Theo bà, “Hoa Kỳ từ lâu đã là một cường quốc ở Thái Bình Dương, với các quyền lợi liên kết chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị của Châu Á.”
Cái gì là cơ bản sách lược để chấp nhận tầm quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một đường lối đã được mô tả là “tái quân bình”? Vùng này là cỗ máy chính cho nền kinh tế toàn cầu. 21 nền kinh tế trong vùng có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới. Vùng này cũng đại diện cho 56 phần trăm tổng số kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và chứa các tuyến đường năng lượng và thương mại cơ động nhất thế giới. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm phân nửa dân số thế giới và có một trong số các quân đội lớn nhất thế giới.
Tái quân bình có nghĩa thế nào trên thực tế? “Chúng ta thực thi một đường lối chính phủ đa diện, tổng thể đối với Châu Á Thái Bình Dương bao gồm các khoản đầu tư quan trọng về ngoại giao, kinh tế và sách lược.” Ðó là ý kiến của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith. “Ðường lối này tìm cách nâng đỡ cho trật tự khu vực đã góp phần vào an ninh, ổn định và thịnh vượng tại Châu Á trong nhiều thập niên.”
Các khoản đầu tư này bao gồm việc canh tân hóa các quan hệ hợp tác an ninh với các đồng minh của chúng ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái lan và Australia; cũng như mở rộng giao tiếp với các đối tác đang nổi lên và các trung tâm quyền lực như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Ðộ; duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc, và đầu tư vào các cơ chế đa phương trong khu vực, kể cả Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, Thượng đỉnh Ðông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Hợp tác xuyên Thái Bình Dương.
Ðiều này mang ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu? Tổng thống Obama đã nói, “Châu Âu là nền tảng của sự giao tiếp của chúng ta với thế giới và là tác nhân kích thích sự hợp tác toàn cầu.”
“Hoa Kỳ và châu Âu chưa bao giờ liên kết nhiều hơn về mặt sách lược với nhau so với lúc này. Ðây là kết quả của một sách lược cố ý và có mục đích nhằm đầu tư vào một quan hệ hợp tác với các khối dân dân chủ, có khả năng về quân sự, tiến bộ nhất trên thế giới cùng chia sẻ với chúng ta các giá trị và lý tưởng, các đối tác Ðại Tây dương của chúng ta.” Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith nói tiếp, “Tái quân bình không phải bất kể châu Âu, mà là cải thiện khả năng giải quyết các mối đe dọa của thế kỷ thứ 21 và nền an ninh tập thể của chúng ta với nhau.”
* Bài xã luận 'Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương' phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Cái gì là cơ bản sách lược để chấp nhận tầm quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một đường lối đã được mô tả là “tái quân bình”? Vùng này là cỗ máy chính cho nền kinh tế toàn cầu. 21 nền kinh tế trong vùng có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới. Vùng này cũng đại diện cho 56 phần trăm tổng số kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và chứa các tuyến đường năng lượng và thương mại cơ động nhất thế giới. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm phân nửa dân số thế giới và có một trong số các quân đội lớn nhất thế giới.
Tái quân bình có nghĩa thế nào trên thực tế? “Chúng ta thực thi một đường lối chính phủ đa diện, tổng thể đối với Châu Á Thái Bình Dương bao gồm các khoản đầu tư quan trọng về ngoại giao, kinh tế và sách lược.” Ðó là ý kiến của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith. “Ðường lối này tìm cách nâng đỡ cho trật tự khu vực đã góp phần vào an ninh, ổn định và thịnh vượng tại Châu Á trong nhiều thập niên.”
Các khoản đầu tư này bao gồm việc canh tân hóa các quan hệ hợp tác an ninh với các đồng minh của chúng ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái lan và Australia; cũng như mở rộng giao tiếp với các đối tác đang nổi lên và các trung tâm quyền lực như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Ðộ; duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc, và đầu tư vào các cơ chế đa phương trong khu vực, kể cả Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, Thượng đỉnh Ðông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Hợp tác xuyên Thái Bình Dương.
Ðiều này mang ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu? Tổng thống Obama đã nói, “Châu Âu là nền tảng của sự giao tiếp của chúng ta với thế giới và là tác nhân kích thích sự hợp tác toàn cầu.”
“Hoa Kỳ và châu Âu chưa bao giờ liên kết nhiều hơn về mặt sách lược với nhau so với lúc này. Ðây là kết quả của một sách lược cố ý và có mục đích nhằm đầu tư vào một quan hệ hợp tác với các khối dân dân chủ, có khả năng về quân sự, tiến bộ nhất trên thế giới cùng chia sẻ với chúng ta các giá trị và lý tưởng, các đối tác Ðại Tây dương của chúng ta.” Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith nói tiếp, “Tái quân bình không phải bất kể châu Âu, mà là cải thiện khả năng giải quyết các mối đe dọa của thế kỷ thứ 21 và nền an ninh tập thể của chúng ta với nhau.”
* Bài xã luận 'Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương' phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.