Thái độ của chính quyền Việt Nam trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội có thể tóm gọn vào một chữ: Sợ.
Nhưng tại sao họ lại sợ?
Có hai lý do chính:
Thứ nhất, họ không muốn làm phật lòng Trung Quốc. Trong các cuộc họp cấp cao giữa hai nước, bao giờ người ta cũng hứa hẹn là không khích động quần chúng để làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn hiện có. Lời hứa ấy, Trung Quốc không cần giữ: báo chí nước họ tha hồ chửi bới Việt Nam, thậm chí, đe dọa tấn công Việt Nam; nhưng riêng Việt Nam thì Việt Nam phải giữ. Giữ vì sợ. Cái sợ của người yếu thế.
Nhưng lý do thứ hai này, theo tôi, mới quan trọng nhất: chính quyền Việt Nam sợ đám đông.
Sợ vì nhiều lý do.
Thứ nhất, đám đông nào cũng vận động theo luật quán tính. Đã được tự do biểu tình lần thứ nhất, họ sẽ xuống đường biểu tình lần thứ hai, rồi lần thứ ba, rồi lần thứ tư. Cứ thế, tiếp tục.
Thứ hai, đám đông, tự nó, là một lực hút. Từ một trăm, nó rất dễ trở thành một ngàn; và từ một ngàn, nó cũng rất dễ trở thành mười ngàn, vài chục ngàn, thậm chí, vài trăm ngàn người. Các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, với nhiều chức năng gắn liền với nó, càng làm mức độ tập trung người gia tăng nhanh chóng. Các cuộc cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 chứng minh cho điều đó. Qua các mạng truyền thông xã hội, tốc độ tập hợp dân chúng trong các cuộc biểu tình nhanh chóng đến độ vượt ra ngoài sự chuẩn bị cũng như tưởng tượng của bất cứ một lực lượng chính trị nào, theo hay chống, trong hay ngoài nước. Chúng giống như những đám mây, thoạt đầu, còn lẻ loi, sau, cứ ùn ùn từ đâu kéo đến, làm đen nghịt cả bầu trời. Đến lúc ấy, không ai có thể kháng cự lại được nữa. Kể cả những tên độc tài khát máu nhất.
Thứ ba, đám đông, tự bản chất, là phi lý tính. Đứng một mình, người ta thường rất tỉnh táo, biết tính toán, biết cân nhắc lợi hại, và do đó, biết sợ. Nhưng khi nhập vào đám đông, tất cả những tính toán ấy đều rất dễ biến mất. Người ta bị hút vào tập thể. Ở tập thể ấy, quan trọng nhất là người dẫn đầu. Nhà văn Nguyễn Viện, trong bài “Năm năm nhìn lại các cuộc biểu tình”, kể lại: Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại Sài Gòn vào ngày 9/12/2007, trong lúc mọi người còn e dè, phân vân, lưỡng lự, sợ sệt, hai nhà thơ Phan Bá Thọ và Vương Văn Quang liều lĩnh tiến lên, từ Nhà Văn hóa Thanh niên băng qua đường đến sát Tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc. Mọi người ùa theo. Thế là cuộc biểu tình bùng nổ.
Thứ tư, cũng do bản chất phi lý tính ấy, đám đông nào cũng chứa đựng đầy bất trắc. Nó có thể biến tướng và biến dạng bất cứ lúc nào. Từ việc chống Trung Quốc, nó có thể biến thành chống chính quyền Việt Nam. Từ việc biểu tình một cách ôn hòa, nó có thể biến thành bạo động. Từ biểu tình nó rất dễ trở thành cách mạng. Xin lưu ý: nguy cơ này chỉ xảy ra ở các nước độc tài. Ở các nước dân chủ, biểu tình chủ yếu là để chống lại một chính sách. Ở các nước độc tài, người ta vừa chống lại các chính sách lại vừa chống lại cả thể chế.
Có thể vì sợ hãi hay vì một tính toán mang tính chiến lược, người ta thường đè nén ý đồ thay đổi thể chế để chỉ tập trung vào chính sách. Nhưng sự đè nén ấy rất dễ bùng vỡ vì một nhân tố rất ngẫu nhiên nào đó. Ví dụ, chỉ cần một người nào đó bỗng dưng hô đả đảo chính quyền, người ta rất dễ hô theo: Nội dung và mục tiêu của cuộc biểu tình sẽ thay đổi hẳn. Trong nháy mắt. Hoặc chỉ cần công an hay cảnh sát, khi đàn áp cuộc biểu tình, nặng tay một chút, khiến có ai đó chết ngay tại chỗ, tất cả sự điềm tĩnh của đám đông sẽ biến mất. Thế vào đó là sự phẫn nộ. Khi một đám đông phẫn nộ, không ai có thể biết trước hậu quả.
Chính vì thế, chính quyền Việt Nam mới sợ.
Mà thật ra, không phải chỉ có Việt Nam. Tất cả các chính quyền độc tài đều sợ đám đông.
Nhưng vì sợ như thế mà chống đối và đàn áp các cuộc biểu tình đầy chính nghĩa của dân chúng, chính quyền lại ở trong một tình thế đầy nguy hiểm khác: Họ sẽ biến thành một lực lượng phi chính nghĩa, chỉ biết đàn áp những người yêu nước. Bằng cách ấy, họ, một mặt, bị cô lập trước nhân dân; mặt khác, bị nhìn như những thế lực tiêu cực: nhẹ, là hèn trước “nước lạ”; nặng hơn, là đã toan tính bán nước.
Đằng nào cũng nguy hiểm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhưng tại sao họ lại sợ?
Có hai lý do chính:
Thứ nhất, họ không muốn làm phật lòng Trung Quốc. Trong các cuộc họp cấp cao giữa hai nước, bao giờ người ta cũng hứa hẹn là không khích động quần chúng để làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn hiện có. Lời hứa ấy, Trung Quốc không cần giữ: báo chí nước họ tha hồ chửi bới Việt Nam, thậm chí, đe dọa tấn công Việt Nam; nhưng riêng Việt Nam thì Việt Nam phải giữ. Giữ vì sợ. Cái sợ của người yếu thế.
Nhưng lý do thứ hai này, theo tôi, mới quan trọng nhất: chính quyền Việt Nam sợ đám đông.
Sợ vì nhiều lý do.
Thứ nhất, đám đông nào cũng vận động theo luật quán tính. Đã được tự do biểu tình lần thứ nhất, họ sẽ xuống đường biểu tình lần thứ hai, rồi lần thứ ba, rồi lần thứ tư. Cứ thế, tiếp tục.
Thứ hai, đám đông, tự nó, là một lực hút. Từ một trăm, nó rất dễ trở thành một ngàn; và từ một ngàn, nó cũng rất dễ trở thành mười ngàn, vài chục ngàn, thậm chí, vài trăm ngàn người. Các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, với nhiều chức năng gắn liền với nó, càng làm mức độ tập trung người gia tăng nhanh chóng. Các cuộc cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 chứng minh cho điều đó. Qua các mạng truyền thông xã hội, tốc độ tập hợp dân chúng trong các cuộc biểu tình nhanh chóng đến độ vượt ra ngoài sự chuẩn bị cũng như tưởng tượng của bất cứ một lực lượng chính trị nào, theo hay chống, trong hay ngoài nước. Chúng giống như những đám mây, thoạt đầu, còn lẻ loi, sau, cứ ùn ùn từ đâu kéo đến, làm đen nghịt cả bầu trời. Đến lúc ấy, không ai có thể kháng cự lại được nữa. Kể cả những tên độc tài khát máu nhất.
Thứ ba, đám đông, tự bản chất, là phi lý tính. Đứng một mình, người ta thường rất tỉnh táo, biết tính toán, biết cân nhắc lợi hại, và do đó, biết sợ. Nhưng khi nhập vào đám đông, tất cả những tính toán ấy đều rất dễ biến mất. Người ta bị hút vào tập thể. Ở tập thể ấy, quan trọng nhất là người dẫn đầu. Nhà văn Nguyễn Viện, trong bài “Năm năm nhìn lại các cuộc biểu tình”, kể lại: Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại Sài Gòn vào ngày 9/12/2007, trong lúc mọi người còn e dè, phân vân, lưỡng lự, sợ sệt, hai nhà thơ Phan Bá Thọ và Vương Văn Quang liều lĩnh tiến lên, từ Nhà Văn hóa Thanh niên băng qua đường đến sát Tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc. Mọi người ùa theo. Thế là cuộc biểu tình bùng nổ.
Thứ tư, cũng do bản chất phi lý tính ấy, đám đông nào cũng chứa đựng đầy bất trắc. Nó có thể biến tướng và biến dạng bất cứ lúc nào. Từ việc chống Trung Quốc, nó có thể biến thành chống chính quyền Việt Nam. Từ việc biểu tình một cách ôn hòa, nó có thể biến thành bạo động. Từ biểu tình nó rất dễ trở thành cách mạng. Xin lưu ý: nguy cơ này chỉ xảy ra ở các nước độc tài. Ở các nước dân chủ, biểu tình chủ yếu là để chống lại một chính sách. Ở các nước độc tài, người ta vừa chống lại các chính sách lại vừa chống lại cả thể chế.
Có thể vì sợ hãi hay vì một tính toán mang tính chiến lược, người ta thường đè nén ý đồ thay đổi thể chế để chỉ tập trung vào chính sách. Nhưng sự đè nén ấy rất dễ bùng vỡ vì một nhân tố rất ngẫu nhiên nào đó. Ví dụ, chỉ cần một người nào đó bỗng dưng hô đả đảo chính quyền, người ta rất dễ hô theo: Nội dung và mục tiêu của cuộc biểu tình sẽ thay đổi hẳn. Trong nháy mắt. Hoặc chỉ cần công an hay cảnh sát, khi đàn áp cuộc biểu tình, nặng tay một chút, khiến có ai đó chết ngay tại chỗ, tất cả sự điềm tĩnh của đám đông sẽ biến mất. Thế vào đó là sự phẫn nộ. Khi một đám đông phẫn nộ, không ai có thể biết trước hậu quả.
Chính vì thế, chính quyền Việt Nam mới sợ.
Mà thật ra, không phải chỉ có Việt Nam. Tất cả các chính quyền độc tài đều sợ đám đông.
Nhưng vì sợ như thế mà chống đối và đàn áp các cuộc biểu tình đầy chính nghĩa của dân chúng, chính quyền lại ở trong một tình thế đầy nguy hiểm khác: Họ sẽ biến thành một lực lượng phi chính nghĩa, chỉ biết đàn áp những người yêu nước. Bằng cách ấy, họ, một mặt, bị cô lập trước nhân dân; mặt khác, bị nhìn như những thế lực tiêu cực: nhẹ, là hèn trước “nước lạ”; nặng hơn, là đã toan tính bán nước.
Đằng nào cũng nguy hiểm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.