NAIROBI —
Những người nghèo Kenya bị lây nhiễm HIV/AIDS đôi khi phải bán thuốc chữa bệnh để mua thức ăn cho mình và gia đình. Các giới chức trong ngành y tế tin là khuynh hướng này gia tăng một ít và cho rằng bệnh nhân chỉ đơn giản là tìm cách sống còn. Thông tín viên Jill Craig tường trình cho Đài VOA từ Nairobi.
Bà Sangele Kule, 50 tuổi sống trong khu ổ chuột Korogocho tại Nairobi với 7 người con và 2 đứa cháu. Bà nhiễm HIV trong 16 năm qua và mất chồng trong cuộc bạo động sau bầu cử tại Kenya năm 2007. Là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi gia đình, bà Kule bắt đầu bán thuốc chữa trị HIV, được biết dưới tên ARV, để lấy tiền mua thức ăn cho con. Bà nói vào tháng may mắn bà có thể kiếm được 6 đô la.
“Tôi bắt đầu bán thuốc của tôi vào năm 2007 vì đói, vì nghèo. Tôi không có đủ tiền do đó tôi bắt đầu bán thuốc vì tôi thấy có một số người sợ không đến bệnh viện nên họ hỏi tôi bán thuốc để có thức ăn cho các con tôi.”
Bà Kule nói sự sợ hãi phải đến bệnh viện giúp cho người nghèo có thể bán thuốc ARV cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và cao hơn.
Bà Kule nói: “Ông hay bà đó không muốn ai, hay người hàng xóm biết là bị lây nhiễm HIV/AIDS, nên họ mua thuốc của chúng tôi.”
Ông Anthony Kitema Katingi, một viên chức bệnh viện tại Nairobi, chuyên về HIV/AIDS nói ông thấy có sự gia tăng một ít con số những người sống trong các khu ổ chuột bán thuốc ARV. Và ông nói thêm là những người này làm như thế không phải là muốn có thêm tiền để chi tiêu - nhưng đơn giản là họ cần thức ăn.
Ông nói: “Việc buôn bán này càng ngày càng tăng… Tôi không thể gọi đây là một việc kinh doanh vì tôi không nghĩ là họ có thể kiếm lời nhờ thuốc ARV. Vì ngay cả khi họ bán thuốc, tiền này dùng để mua thức ăn. Đa số những người này là những người nghèo.”
Bác sĩ Phenny Kachumbo là một điều phối viên y tế của một bệnh viện tôn giáo có trụ sở tại khu ổ chuột Deep Sea tại Nairobi. Bà nói ARV là một thứ thuốc rất mạnh và dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết để thuốc hữu hiệu.
Bác sĩ Kachumbo nói: “Hiện nay, thực phẩm là mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi… Do đó khi có một bệnh nhân đến nói 'Thưa bác sĩ, bác sĩ muốn tôi uống thuốc này nhưng tôi không có gì ăn cả? Bác sĩ muốn tôi làm gì đây?' Do đó đây thực sự trở thành một thách thức vì tôi có phải lo việc chữa trị cùng một lúc phải cung cấp thực phẩm hay không? Và đây thực sự là một thách thức vì tôi không muốn khuyến khích cung cấp thực phẩm miễn phí và tôi không có khả năng làm việc này. Tôi không thực sự thấy chính phủ làm thế nào có thể duy trì được bằng cách chỉ cung cấp thực phẩm miễn phí.”
Và vì không có cơ sở dữ liệu toàn quốc, ông Katingi nói bệnh nhân có thể nhận thuốc ARV từ chính phủ, nhà thờ, cộng đồng, và những tổ chức phi chính phủ, dùng một số thuốc cần thiết cho họ và bán số còn lại.
Ông Katinga nói: “Mỗi tháng họ đến 4 trung tâm khác nhau để nhận thuốc. Do đó họ có đủ thuốc cho 4 tháng. Vì thế cho nên họ có thể bán 3 tháng thuốc và giữ lại một tháng thuốc. Sau đó họ trở lại những trung tâm này và làm như vậy nữa.”
Tuy nhiên ông Katingi từ chối phán xét về sự lựa chọn của những người này và ông nói họ làm như thế để sống còn.
“Đây là một cơ chế sống còn, bỏ qua những vấn đề đạo đức.”
Theo một phúc trình năm 2011 của Chương trình Kiểm soát Quốc gia về AIDS và những Bệnh lây lan qua đường tình dục của Kenya, con số lây nhiễm HIV là 7,1% trong số những người lớn tại Kenya.
Bà Sangele Kule, 50 tuổi sống trong khu ổ chuột Korogocho tại Nairobi với 7 người con và 2 đứa cháu. Bà nhiễm HIV trong 16 năm qua và mất chồng trong cuộc bạo động sau bầu cử tại Kenya năm 2007. Là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi gia đình, bà Kule bắt đầu bán thuốc chữa trị HIV, được biết dưới tên ARV, để lấy tiền mua thức ăn cho con. Bà nói vào tháng may mắn bà có thể kiếm được 6 đô la.
“Tôi bắt đầu bán thuốc của tôi vào năm 2007 vì đói, vì nghèo. Tôi không có đủ tiền do đó tôi bắt đầu bán thuốc vì tôi thấy có một số người sợ không đến bệnh viện nên họ hỏi tôi bán thuốc để có thức ăn cho các con tôi.”
Bà Kule nói sự sợ hãi phải đến bệnh viện giúp cho người nghèo có thể bán thuốc ARV cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và cao hơn.
Bà Kule nói: “Ông hay bà đó không muốn ai, hay người hàng xóm biết là bị lây nhiễm HIV/AIDS, nên họ mua thuốc của chúng tôi.”
Ông Anthony Kitema Katingi, một viên chức bệnh viện tại Nairobi, chuyên về HIV/AIDS nói ông thấy có sự gia tăng một ít con số những người sống trong các khu ổ chuột bán thuốc ARV. Và ông nói thêm là những người này làm như thế không phải là muốn có thêm tiền để chi tiêu - nhưng đơn giản là họ cần thức ăn.
Ông nói: “Việc buôn bán này càng ngày càng tăng… Tôi không thể gọi đây là một việc kinh doanh vì tôi không nghĩ là họ có thể kiếm lời nhờ thuốc ARV. Vì ngay cả khi họ bán thuốc, tiền này dùng để mua thức ăn. Đa số những người này là những người nghèo.”
Bác sĩ Phenny Kachumbo là một điều phối viên y tế của một bệnh viện tôn giáo có trụ sở tại khu ổ chuột Deep Sea tại Nairobi. Bà nói ARV là một thứ thuốc rất mạnh và dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết để thuốc hữu hiệu.
Bác sĩ Kachumbo nói: “Hiện nay, thực phẩm là mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi… Do đó khi có một bệnh nhân đến nói 'Thưa bác sĩ, bác sĩ muốn tôi uống thuốc này nhưng tôi không có gì ăn cả? Bác sĩ muốn tôi làm gì đây?' Do đó đây thực sự trở thành một thách thức vì tôi có phải lo việc chữa trị cùng một lúc phải cung cấp thực phẩm hay không? Và đây thực sự là một thách thức vì tôi không muốn khuyến khích cung cấp thực phẩm miễn phí và tôi không có khả năng làm việc này. Tôi không thực sự thấy chính phủ làm thế nào có thể duy trì được bằng cách chỉ cung cấp thực phẩm miễn phí.”
Và vì không có cơ sở dữ liệu toàn quốc, ông Katingi nói bệnh nhân có thể nhận thuốc ARV từ chính phủ, nhà thờ, cộng đồng, và những tổ chức phi chính phủ, dùng một số thuốc cần thiết cho họ và bán số còn lại.
Ông Katinga nói: “Mỗi tháng họ đến 4 trung tâm khác nhau để nhận thuốc. Do đó họ có đủ thuốc cho 4 tháng. Vì thế cho nên họ có thể bán 3 tháng thuốc và giữ lại một tháng thuốc. Sau đó họ trở lại những trung tâm này và làm như vậy nữa.”
Tuy nhiên ông Katingi từ chối phán xét về sự lựa chọn của những người này và ông nói họ làm như thế để sống còn.
“Đây là một cơ chế sống còn, bỏ qua những vấn đề đạo đức.”
Theo một phúc trình năm 2011 của Chương trình Kiểm soát Quốc gia về AIDS và những Bệnh lây lan qua đường tình dục của Kenya, con số lây nhiễm HIV là 7,1% trong số những người lớn tại Kenya.