Viên chức hàng đầu của Liên hiệp quốc phụ trách vấn đề người tị nạn cho biết Syria sắp sửa trở thành quốc gia có số người vượt biên tị nạn đông nhất thế giới và những người đã chạy ra khỏi nước “vẫn chưa thoát được sự ám ảnh của những nỗi kinh hoàng và những vết thương tâm lý.” Từ trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, các thông tín viên đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Trong lúc phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm thứ ba, Cao ủy trưởng Cao ủy Tị nạn Antonio Guterres đã thúc giục cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nước láng giềng của Syria, là những nước đã tiếp nhận gần 2 triệu rưỡi người tị nạn.
Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tác động của cuộc giao tranh kéo dài 3 năm nay đối với các em bé người Syria.
"Những em bé trông thấy những cảnh tượng mà không một em bé nào nên nhìn đã bị tổn thương về thể chất và tâm lý. Và trong lúc cuộc giao tranh kéo dài từ ngày này qua ngày khác, những em bé này có nguy cơ bị vĩnh viễn mất đi tương lai của mình."
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho biết nhiều thường dân Syria tiếp tục bị vây hãm, trong đó có hơn 200.000 người bị các lực lượng chính phủ vây hãm và 45.000 người bị mắc kẹt trong những khu vực bị các chiến binh của phe nổi dậy bao vây. Ông nói rằng cả hai bên đều phải để cho phẩm vật và dịch vụ cứu trợ tới được những người đang cần giúp đỡ.
"Tước đoạt quyền tiếp cận những người đang cần có ngay lương thực, nước uống và tiếp liệu y tế chính là tước đoạt quyền của những người này đối với sự sống và phẩm giá con người. Thế mà chúng ta vẫn tiếp tục có tin về những vụ vây hãm, những vụ thảm sát và những hành vi tàn ác."
Cộng đồng quốc tế có quyết tâm mạnh mẽ để theo đuổi công lý và buộc thủ phạm của những sự vi phạm trắng trợn này phải chịu trách nhiệm.
Bên cạnh số người đã vượt biên sang nước khác, Liên hiệp quốc cho biết có ít nhất 6 triệu rưỡi người Syria đang tản cư ở trong nước. Vụ khủng hoảng bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 đã gây tử vong cho hơn 100.000 người và gây thương tích cho gần 700.000 người khác.
Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay nói rằng sự thất bại trong việc mang lại một thỏa thuận ngưng bắn toàn diện “sẽ đè nặng lên lương tâm của chúng ta.” Bà nói thêm như sau.
"Cộng đồng quốc tế, dưới sự lãnh đạo của hội đồng này, phải hỗ trợ cho việc chấm dứt ngay lập tức một trong những vụ khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo bi thảm nhất của thời đại chúng ta."
Người làm phó cho bà Pillay, bà Kyung-Wha Kang, đã nhấn mạnh tới nỗi cơ cực của những người dân ở Syria. Bà cho biết gần một phần năm các trường học ở nước này đã bị phá hủy hoặc bị các chiến binh chiếm đóng, 40% các bệnh viện không còn hoạt động và nguồn cung ứng nước đã giảm đi phân nửa.
"Những con số này mỗi ngày một tăng và đã trở thành những tin tức thường nhật. Có lẽ những con số này không còn gây chấn động, nhưng chúng phải gây chấn động. Chúng ta cần phải nhớ rằng đàng sau mỗi con số này là một gia đình, là một đứa trẻ mà cuộc đời đã bị kết liễu hoặc bị làm cho tan nát."
Đặc sứ Liên hiệp quốc-Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi đã đưa chính phủ Syria và phe chống đối ngồi vào bàn thương thuyết trong hai vòng đàm phán hòa bình hồi tháng trước, nhưng cuộc điều đình không mang lại kết quả nào đáng kể. Hoa Kỳ và Nga đã cố gắng làm việc trong nhiều tháng để tổ chức cuộc hòa đàm, với hy vọng các bên ở Syria sẽ điều đình để chấm dứt giao tranh.
Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đồng thanh chấp thuận một nghị quyết để đòi chính phủ và phe nổi dậy ở Syria cung cấp ngay lập tức quyền tiếp cận để các dịch vụ cứu trợ có thể tới được hàng triệu người đang cần giúp đỡ. Hội đồng Bảo an nói rằng tình hình nhân đạo sẽ tiếp tục xấu đi cho tới khi nào có được một giải pháp chính trị thật sự đáp ứng những khát vọng của nhân dân Syria.
Trong lúc phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm thứ ba, Cao ủy trưởng Cao ủy Tị nạn Antonio Guterres đã thúc giục cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nước láng giềng của Syria, là những nước đã tiếp nhận gần 2 triệu rưỡi người tị nạn.
Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tác động của cuộc giao tranh kéo dài 3 năm nay đối với các em bé người Syria.
"Những em bé trông thấy những cảnh tượng mà không một em bé nào nên nhìn đã bị tổn thương về thể chất và tâm lý. Và trong lúc cuộc giao tranh kéo dài từ ngày này qua ngày khác, những em bé này có nguy cơ bị vĩnh viễn mất đi tương lai của mình."
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho biết nhiều thường dân Syria tiếp tục bị vây hãm, trong đó có hơn 200.000 người bị các lực lượng chính phủ vây hãm và 45.000 người bị mắc kẹt trong những khu vực bị các chiến binh của phe nổi dậy bao vây. Ông nói rằng cả hai bên đều phải để cho phẩm vật và dịch vụ cứu trợ tới được những người đang cần giúp đỡ.
"Tước đoạt quyền tiếp cận những người đang cần có ngay lương thực, nước uống và tiếp liệu y tế chính là tước đoạt quyền của những người này đối với sự sống và phẩm giá con người. Thế mà chúng ta vẫn tiếp tục có tin về những vụ vây hãm, những vụ thảm sát và những hành vi tàn ác."
Cộng đồng quốc tế có quyết tâm mạnh mẽ để theo đuổi công lý và buộc thủ phạm của những sự vi phạm trắng trợn này phải chịu trách nhiệm.
Bên cạnh số người đã vượt biên sang nước khác, Liên hiệp quốc cho biết có ít nhất 6 triệu rưỡi người Syria đang tản cư ở trong nước. Vụ khủng hoảng bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 đã gây tử vong cho hơn 100.000 người và gây thương tích cho gần 700.000 người khác.
Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay nói rằng sự thất bại trong việc mang lại một thỏa thuận ngưng bắn toàn diện “sẽ đè nặng lên lương tâm của chúng ta.” Bà nói thêm như sau.
"Cộng đồng quốc tế, dưới sự lãnh đạo của hội đồng này, phải hỗ trợ cho việc chấm dứt ngay lập tức một trong những vụ khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo bi thảm nhất của thời đại chúng ta."
Người làm phó cho bà Pillay, bà Kyung-Wha Kang, đã nhấn mạnh tới nỗi cơ cực của những người dân ở Syria. Bà cho biết gần một phần năm các trường học ở nước này đã bị phá hủy hoặc bị các chiến binh chiếm đóng, 40% các bệnh viện không còn hoạt động và nguồn cung ứng nước đã giảm đi phân nửa.
"Những con số này mỗi ngày một tăng và đã trở thành những tin tức thường nhật. Có lẽ những con số này không còn gây chấn động, nhưng chúng phải gây chấn động. Chúng ta cần phải nhớ rằng đàng sau mỗi con số này là một gia đình, là một đứa trẻ mà cuộc đời đã bị kết liễu hoặc bị làm cho tan nát."
Đặc sứ Liên hiệp quốc-Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi đã đưa chính phủ Syria và phe chống đối ngồi vào bàn thương thuyết trong hai vòng đàm phán hòa bình hồi tháng trước, nhưng cuộc điều đình không mang lại kết quả nào đáng kể. Hoa Kỳ và Nga đã cố gắng làm việc trong nhiều tháng để tổ chức cuộc hòa đàm, với hy vọng các bên ở Syria sẽ điều đình để chấm dứt giao tranh.
Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đồng thanh chấp thuận một nghị quyết để đòi chính phủ và phe nổi dậy ở Syria cung cấp ngay lập tức quyền tiếp cận để các dịch vụ cứu trợ có thể tới được hàng triệu người đang cần giúp đỡ. Hội đồng Bảo an nói rằng tình hình nhân đạo sẽ tiếp tục xấu đi cho tới khi nào có được một giải pháp chính trị thật sự đáp ứng những khát vọng của nhân dân Syria.