Thông tín viên VOA Al Pessin bị trục xuất khỏi Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An môn năm 1989. Ông ngẫm lại về thời đó, về những thay đổi to lớn ở Trung Quốc và hành trình ông đã đi sau đó.
Từ Bắc Kinh đến Kyiv cách nhau khoảng 7 ngàn kilomet, nhưng tôi đã đi một con đường vòng xa hơn nhiều, và đã phải mất 25 năm.
Khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ khách sạn của tôi vào tháng 5 này, ngó xuống quảng trường Ðộc lập ở Kyiv, tôi nhìn thấy những túp lều và những đài kỷ niệm tạm bợ chứng kiến cảnh những người đã đứng lên tranh đấu cho các giá trị dân chủ khi phải đối đầu với cuộc tấn công tàn bạo của lực lượng an ninh chỉ cách đầy có vài tháng.
Tôi không thể tránh khỏi nghĩ tới một quảng trường khác, ở một nước khác, vào một thời điểm khác.
Năm 1989, đó là năm thứ nhì tôi làm thông tín viên cho đài VOA ở Bắc Kinh. Và Thiên An Môn chủ yếu là một thắng cảnh dành cho du khách.
Ðó là một thời kỳ thật sôi động ở Trung Quốc, với những cải cách kinh tế mở rộng và những bước nhỏ bé về cải cách chính trị đang được thử nghiệm. Từ Bắc Kinh, và từ nhiệm sở trước đó của tôi ở Hong Kong, tôi đã theo dõi các nỗ lực của Trung Quốc thoát ra khỏi cái bóng của những kinh nghiệm Bước Nhảy vọt và cuộc Cách mạng Văn hóa thời Mao-ít.
Vào cuối thập niên 80, mọi sinh hoạt chính trị nào của sinh viên Trung Quốc dường như đều bị vô hiệu hóa vì một cuộc trấn át nhắm vào những vụ biểu tình năm 1987. Chính phủ dán cho bọn họ là “cách mạng tư sản” và bãi chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Hồ Diệu Bang.
Sau đó, sinh hoạt mang tính chính chính trị nhất mà sinh viên dường như có thể quy tụ được là một số cuộc biểu tình nhỏ nhoi đòi thực phẩm tốt hơn và điều kiện sinh hoạt tốt hơn tại các trường đại học. Mối quan tâm chính của họ dường như là lấy được các bằng cấp để có thể cưỡi những con cọp của cuộc bùng phát kinh tế theo dự kiến. Lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng cộng sản năm 1949, họ được khuyến khích đi ra ngoài và kiếm tiền.
Ðó là lý do những gì mà họ làm kể từ giữa tháng 4 năm 1989 gây kinh ngạc cho những người theo dõi tình hình Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và có thể chính các sinh viên nữa.
Vào ngày 15 tháng 4, ông Hồ Diệu Bang qua đời, và sinh viên tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ ở quảng trường Thiên An Môn để tuyên dương ông và đòi đảng Cộng sản đánh giá lại di sản của ông. Họ coi ông Hồ là người đi tiên phong về cải cách, và việc bãi chức cùng cái chết của ông là một mối đe dọa cho việc thực thi cải cách.
Phong trào nhỏ phát triển mau chóng và mở rộng các mục tiêu để bao gồm những yêu sách đòi thêm cải cách kinh tế, chấm dứt nạn tham nhũng và đòi minh bạch hơn trong thế giới mù mờ của chính quyền và đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như những yêu cầu cũ của sinh viên đòi cải thiện tình trạng tại các trường đại học.
Nhưng điều thường bị quên đi khi viết về “phong trào dân chủ do sinh viên lãnh đạo” là phong trào này đã bành trướng để bao gồm cả những người thuộc mọi lãnh vực sinh hoạt khác trên cả nước. Ðến tháng 5, dã có những cuộc biểu tình lớn ở mọi thủ phủ tỉnh và nhiều thành phố khác, và có sự tham gia của công nhân, những người có nghề chuyên môn và thậm chí cả những người làm việc cho chính quyền.
Tôi còn nhớ rõ đã đi về phía quảng trường Thiên An Môn và bị kẹt trong một con hẻm khi những đám đông người biểu tình ùa ngang qua và xung quanh chiếc xe của chúng tôi. Ðồng sự của tôi, cô Heidi Chay, một người Mỹ trẻ tuổi nói tiếng Hoa rất giỏi, đã hết sức khích động.
Cô nói, “Chờ một phút nào. Hãy nhìn vào những biểu ngữ kia kìa.”
Cô chỉ vào những biểu ngữ được nhiều đám người đi diễu hành giương lên. Họ tự nhận là nhân viên của các nhà máy, văn phòng, bệnh viên và các “đơn vị công tác” khác. Và người biểu tình cỡ tuổi trung niên - những công nhân nhà máy bụng phệ và những người trí thức đeo kính. Một số mặc áo khoác phòng thí nghiệm hay đồng phục bệnh viện.
Ngay khi đám đông tản ra, Heidi đã xuống xe đi bộ đến quảng trường Thiên An Môn và nói chuyện với mọi người. Tôi bảo người lái xe quay xe lại và đưa tôi trở về văn phòng. Tôi có một bài tường thuật mới tinh để gửi đi.
Các cuộc biểu tình tiếp tục mở rộng, và các cơ quan truyền thông nước ngoài ước tính lên đến hơn 1 triệu người ở quảng trường và những con đường xung quanh trong 2 ngày liên tiếp. Họ ra đường để ủng hộ các lãnh tụ sinh viên đang tuyệt thực để vận động cho các yêu cầu của mình.
VOA cực kỳ phổ biến tại quảng trường, và sinh viên giơ cao các máy thu thanh để các đám đông có thể nghe các chương trình phát thanh của chúng tôi bằng tiếng Quan thoại. Những người khác ghi lại các bài tường thuật của chúng tôi và dán lên các cột điện khắp thành phố. Dân chúng hỏi tôi có biết một số phát thanh viên nổi tiếng của các chương trình phát thanh bằng tiếng Quan thoại của chúng tôi. VOA đã rút một đồng sự trong ban Hoa ngữ là Betty Tsu về, sau khi bà đến để tường thuật về các cuộc biểu tình, vì lo sợ cho sự an toàn của bà nếu như xảy ra một vụ đàn áp.
Cuộc chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn là một sự bẽ mặt cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng họ hơi bị bó tay vào giữa tháng 5.
Họ quyết định hoãn lại mọi cuộc trấn át cho đến sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Sô viết Mikhail Gorbachev để bình thường hóa quan hệ Trung – Nga sau 3 thập niên băng giá.
Tôi thuộc nhóm báo chí chứng kiến cuộc bắt tay giữa ông Gorbachev và nhà lãnh đạo cấp cao Ðặng Tiểu Bình của Trung Quốc tại Ðại sảnh đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn. Phu nhân nhà lãnh đạo Sô viết, bà Raisa, đến trước và có người đã hỏi bà nghĩ gì về cuộc tụ tập ngoạn mục bên ngoài. Bà nói bà không nhìn thấy nhiều bởi vì bà dành phần lớn thời gian trong ngày trong các mạng lưới các đường hầm được đồn đại nhiều nhưng cho đến lúc đó còn bí mật bên dưới khu vực trung tâm Bắc Kinh.
Ngay khi vợ chồng ông Gorbachev ra về, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thiết quân luật, cấm chỉ các vụ biểu tình, hội họp trên một vài người và hầu hết các sinh hoạt có liên quan đến tường thuật tin tức. Ðường lối tương đối ôn hòa của người kế nhiệm ông Hồ Diệu Bang là ông Triệu Tử Dương đã bị đảo ngược, và kết thúc sự nghiệp của ông. Ông Triệu đã thực hiện chuyến thăm đầy xúc động đến quảng trường vào ngày 19 tháng 5 để hô hào sinh viên về nhà, nhưng họ đã từ chối.
Tiếp theo đó là 2 tuần lễ căng thẳng. Binh sĩ được lệnh chiếm lại quảng trường, nhưng đã bị hàng ngàn dân thường chận lại dọc đường. Sau nhiều lần cố gắng, binh sĩ không vũ trang đã tìm cách chiếm lại quảng trường vào ngày 2 tháng 6, nhưng đã bị sinh viên đẩy lui. Binh sĩ trở lại vào đêm 3 tháng 6 đem theo vũ khí và lệnh nổ súng nếu cần.
Họ đã khai quang quảng trường và những con đường xung quanh, và đốt trại tụ tập của sinh viên trước sáng ngày 4 tháng 6.
Không ai biết được có bao nhiêu người dân thường chết trong đêm đó, nhưng các con số ước lượng của quốc tế tính rằng con số lên đến hàng trăm có lẽ là hàng ngàn.
Quân đội chiếm quyền kiểm soát trung tâm thành phố, bố trí binh sĩ và xe thiết giáp. Một đơn vị tăng đã chiếm các vị trí trên các lối vào và cầu của một giao lộ chính ngay bên ngoài cửa số căn hộ của tôi, cách quảng trường chừng 6 kilomet.
Tôi đã từng đến quảng trường Thiên An Môn nhiều lần, kể cả một chuyến thăm vào tối ngày 1 tháng 6, khi tôi và một đồng sự làm cho một nhật báo Mỹ kết luận rằng việc 2 ký giả nước ngoài ở giữa đám đông, với một cuộc tấn công dự kiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không phải là một việc nên làm. Chúng tôi tiến ra ngoài và sau đó về nhà.
Ðó là lý do vì sáo tôi không có mặt ở đấy 2 đêm sau, khi binh sĩ thực sự đến nơi. Nhưng tôi đã nói chuyện với những người sống sót sau vụ tấn công, kể cả một giáo sư người Mỹ đã trốn dưới một cây cầu khi binh sĩ tiến vào Thiên An Môn, và nhìn thấy những viên đạn lia qua mình.
Những ngày sau đó cũng rất căng thẳng, với các bản tin về những mưu đồ chính trị trong đảng và tin về một số đơn vị quân đội Trung Quốc từ chối các mệnh lệnh có liên quan đến vụ trấn áp. Khi binh sĩ đã chiếm quảng trường được thay thế, và đi ngang qua các tòa nhà nơi nhiều ký giả nước ngoài và các nhà ngoại giao sinh sống, họ đã lia đạn vào khu nhà. May thay, không có ai bị thương. Phần lớn các gia đình người nước ngoài đã ra đi.
Gần như ngay tức khắc, chính phủ Trung Quốc đã mở một chiến dịch tuyên truyền yếu ớt, tìm cách thuyết phục mọi người rằng sinh viên đã gieo rắc bạo loạn, và rằng chỉ có một số ít cái chết, không co ai chết ở ngay quảng trường.
Chính người đồng nghiệp tôi đã gặp ở quảng trường vào ngày 1 tháng 6 đã trở lại vào đêm ngày 3. Vài tuần lễ sau, bà kể cho tôi bà đã cảm thấy nhẹ nhõm cỡ nào khi nhận được ảnh bà chụp từ tiệm rửa ở Hong Kong bởi vì bộ máy thông tin Trung Quốc đã khiến bà nghi ngờ những gì bà thấy tận mắt.
Trong những ngày sau vụ thảm sát, chúng tôi nhận được một loạt những cú điện thoại kỳ lạ tại Văn phòng VOA ở Bắc Kinh. Một cuộc gọi tới lúc tôi và thông dịch viên của tôi đang xem tin tức buổi tối. Khi nhấc điện thoại lên, tôi nghe thấy tiếng phát ra từ chương trình tin tức mà không lâu sau đó đến đoạn chỉ trích VOA. Khi bản tin kết thúc, một giọng nói cất lên trong điện thoại bằng tiếng Anh. "Nghe thấy chưa! Nghe thấy chưa! " Sau đó đường dây im bặt.
Còn thêm những cuộc gọi khác nữa, và có vẻ như chúng được soạn sẵn. Người gọi nói: " VOA phải không ? " Và khi tôi xác nhận thì người gọi văng tục một tiếng và cúp máy.
Đến ngày 14 tháng 6, tình hình đang dịu xuống thì điện thoại lại đổ chuông.
Tiếng người ở đầu dây bên kia nói rằng tôi được "triệu tập để phỏng vấn" tại văn phòng chính quyền thành phố Bắc Kinh, cách Quảng trường Thiên An Môn không xa. Tòa nhà của chính quyền thành phố được sử dụng để thi hành thiết quân luật. Nhiều cơ quan của chính phủ toàn quốc bị đình chỉ, trong đó phần lớn cơ quan của Bộ Ngoại giao, nơi thường xử lý các vấn đề liên quan đến phóng viên nước ngoài.
Tôi đến nơi được hẹn và được dẫn vào một phòng tiếp nhỏ, có đèn TV đang rọi và một máy quay phim đang ghi hình. Tôi được mời ngồi trên một chiếc ghế sofa, với một quan chức Trung Quốc trước giờ tôi chưa hề gặp ngồi trên ghế phía bên kia chiếc bàn thấp. Nhìn thấy máy quay, tôi đặt máy ghi âm lên bàn khi người đàn ông bắt đầu nói chuyện.
Ông ta đọc một tuyên bố cáo buộc của VOA xuyên tạc sự thật và vi phạm những điều hạn chế của thiết quân luật về tường trình tin tức. Ông ta cáo buộc tôi "thu thập tin tức bất hợp pháp" và "xúi giục bạo loạn phản cách mạng." Ông ta ra lệnh cho tôi phải rời khỏi Trung Quốc trong vòng 72 tiếng đồng hồ.
Tôi phản bác tuyên bố đó, phủ nhận các cáo buộc và nói với ông ta rằng, tôi và cả đài VOA, đã đưa những bản chính xác nhất và cân bằng nhất có thể trong suốt phong trào dân chủ và cuộc đàn áp. Sau đó buổi gặp mặt kết thúc.
Khi tôi đứng dậy toan đi, ông ta đòi lấy cuộn băng cát-xét mà tôi đã ghi âm buổi làm việc. Sau một hồi thương thảo, tôi ngồi xuống và chép tay đoạn thu âm của tôi vào sổ, giao cuộn băng cho ông ta và ra về.
Trước đó ông ta cũng đã ra lệnh cho tôi phải xuất trình hộ chiếu ở đồn cảnh sát địa phương trước cuối ngày. Khi tôi trình hộ chiếu, một sĩ quan cảnh sát đóng dấu hủy vào thị thực cư trú của tôi và cấp thị thực mới có hiệu lực trong vòng 72 tiếng. Nếu tôi nhớ không lầm thì sĩ quan này bắt tôi trả phí dịch vụ tương đương 3 USD.
Vụ trục xuất mang lại cho tôi "15 phút nổi tiếng" khi bạn bè đổ tới văn phòng của tôi tối hôm đó cho một cuộc họp báo không chuẩn bị trước, và các cuộc gọi phỏng vấn từ các hãng tin khắp thế giới.
John Pomfret, khi đó làm cho hãng tin AP và bây giờ cho tờ Washington Post, cũng bị trục xuất cùng ngày hôm đó. Anh đến văn phòng của tôi để chụp ảnh.
Có vẻ như tôi bị trục xuất vì những bản tin của đài VOA đã tới được người dân Trung Quốc một cách trực tiếp với chuyện có thật về những gì đã xảy ra. John bị điểm mặt vì giới chức Trung Quốc cho rằng AP có dính dáng tới Mỹ, và bởi vì anh nói tiếng Trung Quốc rất thạo và có mấy mối liên lạc rất tốt trong giới sinh viên.
Khi chúng tôi rời đi 3 ngày sau đó trên một chuyến bay đến Hong Kong, nhiều đồng nghiệp đến sân bay để đưa tin về sự ra đi của chúng tôi, và một đoàn quay phim của chính phủ Trung Quốc quay cảnh tượng này từ một lối đi lên cầu thang.
Tôi đã có cơ hội tuyệt vời làm chứng nhân cho lịch sử tại Bắc Kinh vào năm 1989, nhưng vai trò của tôi trong câu chuyện này không có gì đáng kể. Điều tôi nghiệm ra được từ trải nghiệm này là một niềm tin mới nơi tinh thần của người dân Trung Quốc, được minh chứng bởi sự sẵn sàng đánh liều tất cả mọi thứ để khẳng định quyền của mình - ngay cả khi đối mặt với sự trấn áp của nhà nước và cuối cùng là lực lượng quân sự.
Trong những năm qua tôi có cơ hội đưa tin về những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở những quảng trường khác – như Quảng trường Tahrir ở Cairo và Quảng trường những Người Tuẫn đạo ở Tripoli, và những quảng trường khác.
Năm nay, tôi có cơ hội đưa tin về Quảng trường Độc lập ở Kiev, nơi người biểu tình cũng đi trên đường tương tự. Luôn là một trải nghiệm xúc động khi nói chuyện với người dân về mong muốn của họ có được một tương lai tự do và dân chủ, và nhìn thấy họ bất chấp tất cả mọi thứ để đạt được điều đó.
Trong bối cảnh đó, tôi nhớ lại cú điện thoại cuối cùng gọi tới khi tôi đang thu dọn bàn làm việc của mình. Nó bắt đầu cũng như những cuộc gọi khác, "VOA phải không?" "Đúng rồi," tôi trả lời có phần uể oải. Nhưng sau một hồi lặng thinh, đầu dây bên kia cuối cùng cất tiếng: "Đừng nản chí. " Tôi nói, "Cái gì?" Và ông này lặp lại, "Đừng nản chí."
Tôi nín thở. Tôi không biết phải nói gì. Cuối cùng tôi gắng một câu: "Bạn cũng đừng nản chí. " Giọng đầy âu lo, ông này đáp, "OK, OK." Và sau đó gác máy.
Trung Quốc ngày nay rất khác so với năm 1989, hiện đại và năng động, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và hàng triệu người dân được giáo dục tốt mong muốn xây dựng đất nước của mình. Cải cách chính trị một lần nữa có vẻ không được bàn tới. Nhưng tôi không chút nghi ngờ rằng một ngày kia người dân Trung Quốc sẽ tiếp bước cuộc tuần hành hướng đến nhiều quyền và quyền tự do hơn mà họ đã cố sức với tới 25 năm trước.
Từ Bắc Kinh đến Kyiv cách nhau khoảng 7 ngàn kilomet, nhưng tôi đã đi một con đường vòng xa hơn nhiều, và đã phải mất 25 năm.
Khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ khách sạn của tôi vào tháng 5 này, ngó xuống quảng trường Ðộc lập ở Kyiv, tôi nhìn thấy những túp lều và những đài kỷ niệm tạm bợ chứng kiến cảnh những người đã đứng lên tranh đấu cho các giá trị dân chủ khi phải đối đầu với cuộc tấn công tàn bạo của lực lượng an ninh chỉ cách đầy có vài tháng.
Tôi không thể tránh khỏi nghĩ tới một quảng trường khác, ở một nước khác, vào một thời điểm khác.
Năm 1989, đó là năm thứ nhì tôi làm thông tín viên cho đài VOA ở Bắc Kinh. Và Thiên An Môn chủ yếu là một thắng cảnh dành cho du khách.
Ðó là một thời kỳ thật sôi động ở Trung Quốc, với những cải cách kinh tế mở rộng và những bước nhỏ bé về cải cách chính trị đang được thử nghiệm. Từ Bắc Kinh, và từ nhiệm sở trước đó của tôi ở Hong Kong, tôi đã theo dõi các nỗ lực của Trung Quốc thoát ra khỏi cái bóng của những kinh nghiệm Bước Nhảy vọt và cuộc Cách mạng Văn hóa thời Mao-ít.
Vào cuối thập niên 80, mọi sinh hoạt chính trị nào của sinh viên Trung Quốc dường như đều bị vô hiệu hóa vì một cuộc trấn át nhắm vào những vụ biểu tình năm 1987. Chính phủ dán cho bọn họ là “cách mạng tư sản” và bãi chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Hồ Diệu Bang.
Sau đó, sinh hoạt mang tính chính chính trị nhất mà sinh viên dường như có thể quy tụ được là một số cuộc biểu tình nhỏ nhoi đòi thực phẩm tốt hơn và điều kiện sinh hoạt tốt hơn tại các trường đại học. Mối quan tâm chính của họ dường như là lấy được các bằng cấp để có thể cưỡi những con cọp của cuộc bùng phát kinh tế theo dự kiến. Lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng cộng sản năm 1949, họ được khuyến khích đi ra ngoài và kiếm tiền.
Ðó là lý do những gì mà họ làm kể từ giữa tháng 4 năm 1989 gây kinh ngạc cho những người theo dõi tình hình Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và có thể chính các sinh viên nữa.
Vào ngày 15 tháng 4, ông Hồ Diệu Bang qua đời, và sinh viên tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ ở quảng trường Thiên An Môn để tuyên dương ông và đòi đảng Cộng sản đánh giá lại di sản của ông. Họ coi ông Hồ là người đi tiên phong về cải cách, và việc bãi chức cùng cái chết của ông là một mối đe dọa cho việc thực thi cải cách.
Phong trào nhỏ phát triển mau chóng và mở rộng các mục tiêu để bao gồm những yêu sách đòi thêm cải cách kinh tế, chấm dứt nạn tham nhũng và đòi minh bạch hơn trong thế giới mù mờ của chính quyền và đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như những yêu cầu cũ của sinh viên đòi cải thiện tình trạng tại các trường đại học.
Nhưng điều thường bị quên đi khi viết về “phong trào dân chủ do sinh viên lãnh đạo” là phong trào này đã bành trướng để bao gồm cả những người thuộc mọi lãnh vực sinh hoạt khác trên cả nước. Ðến tháng 5, dã có những cuộc biểu tình lớn ở mọi thủ phủ tỉnh và nhiều thành phố khác, và có sự tham gia của công nhân, những người có nghề chuyên môn và thậm chí cả những người làm việc cho chính quyền.
Tôi còn nhớ rõ đã đi về phía quảng trường Thiên An Môn và bị kẹt trong một con hẻm khi những đám đông người biểu tình ùa ngang qua và xung quanh chiếc xe của chúng tôi. Ðồng sự của tôi, cô Heidi Chay, một người Mỹ trẻ tuổi nói tiếng Hoa rất giỏi, đã hết sức khích động.
Cô nói, “Chờ một phút nào. Hãy nhìn vào những biểu ngữ kia kìa.”
Cô chỉ vào những biểu ngữ được nhiều đám người đi diễu hành giương lên. Họ tự nhận là nhân viên của các nhà máy, văn phòng, bệnh viên và các “đơn vị công tác” khác. Và người biểu tình cỡ tuổi trung niên - những công nhân nhà máy bụng phệ và những người trí thức đeo kính. Một số mặc áo khoác phòng thí nghiệm hay đồng phục bệnh viện.
Ngay khi đám đông tản ra, Heidi đã xuống xe đi bộ đến quảng trường Thiên An Môn và nói chuyện với mọi người. Tôi bảo người lái xe quay xe lại và đưa tôi trở về văn phòng. Tôi có một bài tường thuật mới tinh để gửi đi.
Các cuộc biểu tình tiếp tục mở rộng, và các cơ quan truyền thông nước ngoài ước tính lên đến hơn 1 triệu người ở quảng trường và những con đường xung quanh trong 2 ngày liên tiếp. Họ ra đường để ủng hộ các lãnh tụ sinh viên đang tuyệt thực để vận động cho các yêu cầu của mình.
VOA cực kỳ phổ biến tại quảng trường, và sinh viên giơ cao các máy thu thanh để các đám đông có thể nghe các chương trình phát thanh của chúng tôi bằng tiếng Quan thoại. Những người khác ghi lại các bài tường thuật của chúng tôi và dán lên các cột điện khắp thành phố. Dân chúng hỏi tôi có biết một số phát thanh viên nổi tiếng của các chương trình phát thanh bằng tiếng Quan thoại của chúng tôi. VOA đã rút một đồng sự trong ban Hoa ngữ là Betty Tsu về, sau khi bà đến để tường thuật về các cuộc biểu tình, vì lo sợ cho sự an toàn của bà nếu như xảy ra một vụ đàn áp.
Cuộc chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn là một sự bẽ mặt cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng họ hơi bị bó tay vào giữa tháng 5.
Họ quyết định hoãn lại mọi cuộc trấn át cho đến sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Sô viết Mikhail Gorbachev để bình thường hóa quan hệ Trung – Nga sau 3 thập niên băng giá.
Tôi thuộc nhóm báo chí chứng kiến cuộc bắt tay giữa ông Gorbachev và nhà lãnh đạo cấp cao Ðặng Tiểu Bình của Trung Quốc tại Ðại sảnh đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn. Phu nhân nhà lãnh đạo Sô viết, bà Raisa, đến trước và có người đã hỏi bà nghĩ gì về cuộc tụ tập ngoạn mục bên ngoài. Bà nói bà không nhìn thấy nhiều bởi vì bà dành phần lớn thời gian trong ngày trong các mạng lưới các đường hầm được đồn đại nhiều nhưng cho đến lúc đó còn bí mật bên dưới khu vực trung tâm Bắc Kinh.
Ngay khi vợ chồng ông Gorbachev ra về, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thiết quân luật, cấm chỉ các vụ biểu tình, hội họp trên một vài người và hầu hết các sinh hoạt có liên quan đến tường thuật tin tức. Ðường lối tương đối ôn hòa của người kế nhiệm ông Hồ Diệu Bang là ông Triệu Tử Dương đã bị đảo ngược, và kết thúc sự nghiệp của ông. Ông Triệu đã thực hiện chuyến thăm đầy xúc động đến quảng trường vào ngày 19 tháng 5 để hô hào sinh viên về nhà, nhưng họ đã từ chối.
Tiếp theo đó là 2 tuần lễ căng thẳng. Binh sĩ được lệnh chiếm lại quảng trường, nhưng đã bị hàng ngàn dân thường chận lại dọc đường. Sau nhiều lần cố gắng, binh sĩ không vũ trang đã tìm cách chiếm lại quảng trường vào ngày 2 tháng 6, nhưng đã bị sinh viên đẩy lui. Binh sĩ trở lại vào đêm 3 tháng 6 đem theo vũ khí và lệnh nổ súng nếu cần.
Họ đã khai quang quảng trường và những con đường xung quanh, và đốt trại tụ tập của sinh viên trước sáng ngày 4 tháng 6.
Không ai biết được có bao nhiêu người dân thường chết trong đêm đó, nhưng các con số ước lượng của quốc tế tính rằng con số lên đến hàng trăm có lẽ là hàng ngàn.
Quân đội chiếm quyền kiểm soát trung tâm thành phố, bố trí binh sĩ và xe thiết giáp. Một đơn vị tăng đã chiếm các vị trí trên các lối vào và cầu của một giao lộ chính ngay bên ngoài cửa số căn hộ của tôi, cách quảng trường chừng 6 kilomet.
Tôi đã từng đến quảng trường Thiên An Môn nhiều lần, kể cả một chuyến thăm vào tối ngày 1 tháng 6, khi tôi và một đồng sự làm cho một nhật báo Mỹ kết luận rằng việc 2 ký giả nước ngoài ở giữa đám đông, với một cuộc tấn công dự kiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không phải là một việc nên làm. Chúng tôi tiến ra ngoài và sau đó về nhà.
Ðó là lý do vì sáo tôi không có mặt ở đấy 2 đêm sau, khi binh sĩ thực sự đến nơi. Nhưng tôi đã nói chuyện với những người sống sót sau vụ tấn công, kể cả một giáo sư người Mỹ đã trốn dưới một cây cầu khi binh sĩ tiến vào Thiên An Môn, và nhìn thấy những viên đạn lia qua mình.
Những ngày sau đó cũng rất căng thẳng, với các bản tin về những mưu đồ chính trị trong đảng và tin về một số đơn vị quân đội Trung Quốc từ chối các mệnh lệnh có liên quan đến vụ trấn áp. Khi binh sĩ đã chiếm quảng trường được thay thế, và đi ngang qua các tòa nhà nơi nhiều ký giả nước ngoài và các nhà ngoại giao sinh sống, họ đã lia đạn vào khu nhà. May thay, không có ai bị thương. Phần lớn các gia đình người nước ngoài đã ra đi.
Gần như ngay tức khắc, chính phủ Trung Quốc đã mở một chiến dịch tuyên truyền yếu ớt, tìm cách thuyết phục mọi người rằng sinh viên đã gieo rắc bạo loạn, và rằng chỉ có một số ít cái chết, không co ai chết ở ngay quảng trường.
Chính người đồng nghiệp tôi đã gặp ở quảng trường vào ngày 1 tháng 6 đã trở lại vào đêm ngày 3. Vài tuần lễ sau, bà kể cho tôi bà đã cảm thấy nhẹ nhõm cỡ nào khi nhận được ảnh bà chụp từ tiệm rửa ở Hong Kong bởi vì bộ máy thông tin Trung Quốc đã khiến bà nghi ngờ những gì bà thấy tận mắt.
Trong những ngày sau vụ thảm sát, chúng tôi nhận được một loạt những cú điện thoại kỳ lạ tại Văn phòng VOA ở Bắc Kinh. Một cuộc gọi tới lúc tôi và thông dịch viên của tôi đang xem tin tức buổi tối. Khi nhấc điện thoại lên, tôi nghe thấy tiếng phát ra từ chương trình tin tức mà không lâu sau đó đến đoạn chỉ trích VOA. Khi bản tin kết thúc, một giọng nói cất lên trong điện thoại bằng tiếng Anh. "Nghe thấy chưa! Nghe thấy chưa! " Sau đó đường dây im bặt.
Còn thêm những cuộc gọi khác nữa, và có vẻ như chúng được soạn sẵn. Người gọi nói: " VOA phải không ? " Và khi tôi xác nhận thì người gọi văng tục một tiếng và cúp máy.
Đến ngày 14 tháng 6, tình hình đang dịu xuống thì điện thoại lại đổ chuông.
Tiếng người ở đầu dây bên kia nói rằng tôi được "triệu tập để phỏng vấn" tại văn phòng chính quyền thành phố Bắc Kinh, cách Quảng trường Thiên An Môn không xa. Tòa nhà của chính quyền thành phố được sử dụng để thi hành thiết quân luật. Nhiều cơ quan của chính phủ toàn quốc bị đình chỉ, trong đó phần lớn cơ quan của Bộ Ngoại giao, nơi thường xử lý các vấn đề liên quan đến phóng viên nước ngoài.
Tôi đến nơi được hẹn và được dẫn vào một phòng tiếp nhỏ, có đèn TV đang rọi và một máy quay phim đang ghi hình. Tôi được mời ngồi trên một chiếc ghế sofa, với một quan chức Trung Quốc trước giờ tôi chưa hề gặp ngồi trên ghế phía bên kia chiếc bàn thấp. Nhìn thấy máy quay, tôi đặt máy ghi âm lên bàn khi người đàn ông bắt đầu nói chuyện.
Ông ta đọc một tuyên bố cáo buộc của VOA xuyên tạc sự thật và vi phạm những điều hạn chế của thiết quân luật về tường trình tin tức. Ông ta cáo buộc tôi "thu thập tin tức bất hợp pháp" và "xúi giục bạo loạn phản cách mạng." Ông ta ra lệnh cho tôi phải rời khỏi Trung Quốc trong vòng 72 tiếng đồng hồ.
Tôi phản bác tuyên bố đó, phủ nhận các cáo buộc và nói với ông ta rằng, tôi và cả đài VOA, đã đưa những bản chính xác nhất và cân bằng nhất có thể trong suốt phong trào dân chủ và cuộc đàn áp. Sau đó buổi gặp mặt kết thúc.
Khi tôi đứng dậy toan đi, ông ta đòi lấy cuộn băng cát-xét mà tôi đã ghi âm buổi làm việc. Sau một hồi thương thảo, tôi ngồi xuống và chép tay đoạn thu âm của tôi vào sổ, giao cuộn băng cho ông ta và ra về.
Trước đó ông ta cũng đã ra lệnh cho tôi phải xuất trình hộ chiếu ở đồn cảnh sát địa phương trước cuối ngày. Khi tôi trình hộ chiếu, một sĩ quan cảnh sát đóng dấu hủy vào thị thực cư trú của tôi và cấp thị thực mới có hiệu lực trong vòng 72 tiếng. Nếu tôi nhớ không lầm thì sĩ quan này bắt tôi trả phí dịch vụ tương đương 3 USD.
Vụ trục xuất mang lại cho tôi "15 phút nổi tiếng" khi bạn bè đổ tới văn phòng của tôi tối hôm đó cho một cuộc họp báo không chuẩn bị trước, và các cuộc gọi phỏng vấn từ các hãng tin khắp thế giới.
John Pomfret, khi đó làm cho hãng tin AP và bây giờ cho tờ Washington Post, cũng bị trục xuất cùng ngày hôm đó. Anh đến văn phòng của tôi để chụp ảnh.
Có vẻ như tôi bị trục xuất vì những bản tin của đài VOA đã tới được người dân Trung Quốc một cách trực tiếp với chuyện có thật về những gì đã xảy ra. John bị điểm mặt vì giới chức Trung Quốc cho rằng AP có dính dáng tới Mỹ, và bởi vì anh nói tiếng Trung Quốc rất thạo và có mấy mối liên lạc rất tốt trong giới sinh viên.
Khi chúng tôi rời đi 3 ngày sau đó trên một chuyến bay đến Hong Kong, nhiều đồng nghiệp đến sân bay để đưa tin về sự ra đi của chúng tôi, và một đoàn quay phim của chính phủ Trung Quốc quay cảnh tượng này từ một lối đi lên cầu thang.
Tôi đã có cơ hội tuyệt vời làm chứng nhân cho lịch sử tại Bắc Kinh vào năm 1989, nhưng vai trò của tôi trong câu chuyện này không có gì đáng kể. Điều tôi nghiệm ra được từ trải nghiệm này là một niềm tin mới nơi tinh thần của người dân Trung Quốc, được minh chứng bởi sự sẵn sàng đánh liều tất cả mọi thứ để khẳng định quyền của mình - ngay cả khi đối mặt với sự trấn áp của nhà nước và cuối cùng là lực lượng quân sự.
Trong những năm qua tôi có cơ hội đưa tin về những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở những quảng trường khác – như Quảng trường Tahrir ở Cairo và Quảng trường những Người Tuẫn đạo ở Tripoli, và những quảng trường khác.
Năm nay, tôi có cơ hội đưa tin về Quảng trường Độc lập ở Kiev, nơi người biểu tình cũng đi trên đường tương tự. Luôn là một trải nghiệm xúc động khi nói chuyện với người dân về mong muốn của họ có được một tương lai tự do và dân chủ, và nhìn thấy họ bất chấp tất cả mọi thứ để đạt được điều đó.
Trong bối cảnh đó, tôi nhớ lại cú điện thoại cuối cùng gọi tới khi tôi đang thu dọn bàn làm việc của mình. Nó bắt đầu cũng như những cuộc gọi khác, "VOA phải không?" "Đúng rồi," tôi trả lời có phần uể oải. Nhưng sau một hồi lặng thinh, đầu dây bên kia cuối cùng cất tiếng: "Đừng nản chí. " Tôi nói, "Cái gì?" Và ông này lặp lại, "Đừng nản chí."
Tôi nín thở. Tôi không biết phải nói gì. Cuối cùng tôi gắng một câu: "Bạn cũng đừng nản chí. " Giọng đầy âu lo, ông này đáp, "OK, OK." Và sau đó gác máy.
Trung Quốc ngày nay rất khác so với năm 1989, hiện đại và năng động, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và hàng triệu người dân được giáo dục tốt mong muốn xây dựng đất nước của mình. Cải cách chính trị một lần nữa có vẻ không được bàn tới. Nhưng tôi không chút nghi ngờ rằng một ngày kia người dân Trung Quốc sẽ tiếp bước cuộc tuần hành hướng đến nhiều quyền và quyền tự do hơn mà họ đã cố sức với tới 25 năm trước.