Các phiến quân Sudan cho hay họ sắp thả 29 công nhân người Trung Quốc bị họ bắt cóc ở bang Nam Kordofan cách đây hơn một tuần.
Một phát ngôn viên của Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan - Miền Bắc hôm nay nói rằng nhóm nổi dậy của ông đang tiếp xúc với chính phủ Trung Quốc.
Trước đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói rằng chính phủ Bắc Kinh đã tiếp xúc qua điện thoại với các công nhân bị bắt cóc và ông mô tả rằng tinh thần của họ ổn định.
Các công nhân này bị bắt cóc tại một trại do một công ty xây dựng đường sá của Trung Quốc quản lý tại bang có nhiều dầu hỏa hôài tháng trước.
Nam Kordofan nằm dọc biên giới với Nam Sudan vừa tuyên bố độc lập.
Phiến quân thuộc Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan – Miền Bắc lâu nay là đồng minh với miền nam và đã thực hiện nhiều hoạt động nổi dậy chống chính phủ Sudan trong những năm gần đây.
Trong mấy tháng qua, Sudan đã tăng cường các cuộc tấn công quân sự nhắm vào các phiến quân ở dọc biên giới, khiến hàng ngàn người phải di tản khỏi Nam Sudan vì sự an toàn.
(OPT) Sự liên hệ của nền kinh tế đang lớn mạnh của Trung Quốc với Phi châu trong đó có các dự án khai thác dầu khí và xây dựng đường sá tại những khu vực kém an ninh thường được xem là quá nguy hiểm đối với những công ty của các nước phương Tây.
Các giới chức Sudan nói rằng Trung Quốc có hơn 100 công ty và 10 ngàn nhân sự làm việc tại Sudan.
Từ năm 2004 đến nay, đã có 3 vụ bắt cóc các công nhân Trung Quốc.
Các nhà phân tích nói rằng mặc dù có đến hàng ngàn nhân sự làm việc tại các khu vực kém an ninh như vậy tại Sudan, Trung Quốc vẫn trang bị rất kém trong việc đối phó với những vụ khủng hoảng như thế này.
Ông Jian Junbo, giáo sư trợ giảng tại Viện nghiên cứu quốc tế của Đại học Fudan, nói rằng chính phủ Trung Quốc phải học hỏi các nước khác cách thức bảo vệ công dân của họ ở nước ngoài.
Giáo sư Junbo nói “một số nước phương Tây triển khai cả quân đội, số khác có liên hệ với các nhóm chống chính phủ, thế nhưng Trung Quốc không áp dụng các biện pháp phòng bị đó.”
Sudan và Nam Sudan đã tách tách ra hồi năm ngoái sau nhiều năm xung đột sắc tộc và tôn giáo, tuy nhiên căng thẳng trong việc phân chia nguồn lợi dầu khí vẫn tiếp diễn.
Trung Quốc là nước mua dầu của Sudan nhiều nhất , và Bắc Kinh đã tìm cách giữa quan hệ tốt đẹp giống nhau với cả hai nước Sudan.
Giáo sư Junbo nói rằng có phần chắc là Trung Quốc sẽ không quy trách nhiệm cho Sudan về vụ bắt cóc này. Ông nói vụ này có thể chấm dứt công cuộc hợp tác tăng cường an ninh giữa hai nước.