Người trẻ dành nhiều thời gian truy cập Internet có thể có những hành vi như bị nghiện, theo một cuộc nghiên cứu mới.
Các nhà khảo cứu tại trường Ðại học Khoa học Kỹ thuật Missouri, Trung tâm Y khoa Duke và Viện Khoa học Tâm trí Duke, đã theo dõi việc sử dụng Internet của 69 sinh viên đại học trong vòng hai tháng. Ðiều họ phát hiện là có sự tương quan giữa một số loại hình sử dụng Internet và các hành vi như người nghiện.
Tiến sĩ P. Murali Doraiswamy là một giáo sư khoa học hành vi và tâm thần tại Trung tâm Y Khoa Ðại học Duke. Ông có nhận xét: “Khoảng từ 5 đến 10 phần trăm trong tất cả những người sử dụng Internet dường như cho thấy một sự lệ thuộc vào mạng, và các cuộc khảo cứu về hình chụp não bộ cho thấy việc sử dụng Internet một cách không kiểm soát được có thể gây ra những thay đổi trong một số tuyến tưởng thưởng trí óc tương tự với điều ta thấy nơi người nghiện ma tuý.”
Ðể thực hiện cuộc khảo cứu, sinh viên được yêu cầu điền một bản thăm dò gồm 20 câu hỏi gọi là Thang vấn đề có liên quan đến Internet, gọi tắt theo mẫu tự đầu của cụm từ tiếng Anh là IRPS, Internet-Related Problem Scale, tạm dịch là Thang Vấn đề có liên quan đến Internet. IRPS đo mức độ của vấn đề mà một người vấp phải vì sử dụng Internet, trên thang điểm từ 0 đến 200.
Thang điểm này được khai triển để nhận ra những đặc điểm của hiện tượng nghiện ngập, như rụt rè, thu mình, thèm muốn, chịu đựng và các hậu quả tiêu cực trong đời sống. Cuộc thăm dò cũng ghi nhận sự tránh né, đánh giá việc mất kiểm soát và giảm bớt thời gian dành cho sinh hoạt hàng ngày.
Các nhà khảo cứu cũng theo dõi việc sử dụng Internet trong khuôn viên đại học của các sinh viên tham gia cuộc thăm dò trong vòng hai tháng.
Họ nhận thấy tầm mức của các điểm IRPS trong các sinh viên tham gia trong thời gian hai tháng là từ 30 đến 134 điểm trên thang điểm 200 điểm. Ðiểm trung bình là 75.
Tổng cộng mức sử dụng Internet của các tham dự viên là từ 140 megabyte cho đến 51 gigabyte, với mức trung bình là 7 gigabyte, và việc sử dụng đó được chia thành nhiều thể loại, kể cả chơi game, chat và kết mạng xã hội (Facebook và Twitter). Tổng số điểm IRPS biểu hiện các mối tương quan cao nhất với chơi game, chat và lướt mạng, và thấp nhất với email và kết mạng xã hội.
Các hành vi nghiện thông thường có liên hệ với các hoạt động cụ thể trên Internet, theo các nhà khảo cứu. Chẳng hạn như, họ nhận thấy rằng việc thu mình có liên hệ chặt chẽ với việc chơi game và chat; lòng thèm muốn có liên hệ với chơi game, chat và tải xuống các tập dữ liệu; và việc mất kiểm soát có liên hệ với chơi game.
Sinh viên được điểm cao trên thang điểm về thu mình dành số thời gian cao hơn 25 phần trăm cho việc chat trực tuyến cao hơn so với những người được điểm thấp theo thang điểm. Ðiều không bất ngờ là sinh viên được điểm cao trên thang IRPS dành ra khoảng 10 phần trăm thời gian trên Internet để chơi game, so với năm phần trăm cho nhóm được điểm thấp.
Giáo sư Doraiswamy nói: “Chúng ta có xu hướng coi việc nghiện có liên quan đến ma tuý nghiêm trọng hơn so với người sử dụng Internet như một thứ ma tuý. Các hậu quả tiêu cực của Internet có thể bị đánh giá khá thấp.”
Theo các nhà khảo cứu, nhu cầu về sự trợ giúp chuyên nghiệp cho một thứ “xả độc số” (digital detox) đang gia tăng, như có rất ít dữ liệu để hướng dẫn việc chăm sóc hay chẩn đoán.
Họ tin rằng kết quả của cuộc khảo cứu này và các cuộc khảo cứu khác có thể rọi một tia sáng vào tiềm năng của Internet tác động đến sự lành mạnh về hành vi và tình cảm của chúng ta, và nhu cầu lập ra tiêu chuẩn cho việc sử dụng bình thường đối nghịch với việc sử dụng có vấn đề trong mọi nhóm tuổi khác nhau.
Toán khảo cứu cảnh báo rằng cuộc khảo cứu hiện nay có tính thăm dò và không thiết lập một mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng Internet và hành vi nghiện.
Họ nói thêm rằng đa số sinh viên được điểm thấp hơn so với mức điểm trung bình trên thang điểm. Ngoài ra, sinh viên có biểu hiện sử dụng Internet một cách có vấn đề cũng có thể có các vấn đề về rối loạn tâm thần khác, một thực tế không được cứu xét trong cuộc khảo cứu này.
Cuộc khảo cứu được trình bày ngày 18 tháng 12 ở Hội nghị Quốc tế IEEE về Hệ thống Viễn thông và Mạng Cao cấp ở Chennai, Ấn Ðộ.
Các nhà khảo cứu tại trường Ðại học Khoa học Kỹ thuật Missouri, Trung tâm Y khoa Duke và Viện Khoa học Tâm trí Duke, đã theo dõi việc sử dụng Internet của 69 sinh viên đại học trong vòng hai tháng. Ðiều họ phát hiện là có sự tương quan giữa một số loại hình sử dụng Internet và các hành vi như người nghiện.
Tiến sĩ P. Murali Doraiswamy là một giáo sư khoa học hành vi và tâm thần tại Trung tâm Y Khoa Ðại học Duke. Ông có nhận xét: “Khoảng từ 5 đến 10 phần trăm trong tất cả những người sử dụng Internet dường như cho thấy một sự lệ thuộc vào mạng, và các cuộc khảo cứu về hình chụp não bộ cho thấy việc sử dụng Internet một cách không kiểm soát được có thể gây ra những thay đổi trong một số tuyến tưởng thưởng trí óc tương tự với điều ta thấy nơi người nghiện ma tuý.”
Ðể thực hiện cuộc khảo cứu, sinh viên được yêu cầu điền một bản thăm dò gồm 20 câu hỏi gọi là Thang vấn đề có liên quan đến Internet, gọi tắt theo mẫu tự đầu của cụm từ tiếng Anh là IRPS, Internet-Related Problem Scale, tạm dịch là Thang Vấn đề có liên quan đến Internet. IRPS đo mức độ của vấn đề mà một người vấp phải vì sử dụng Internet, trên thang điểm từ 0 đến 200.
Thang điểm này được khai triển để nhận ra những đặc điểm của hiện tượng nghiện ngập, như rụt rè, thu mình, thèm muốn, chịu đựng và các hậu quả tiêu cực trong đời sống. Cuộc thăm dò cũng ghi nhận sự tránh né, đánh giá việc mất kiểm soát và giảm bớt thời gian dành cho sinh hoạt hàng ngày.
Các nhà khảo cứu cũng theo dõi việc sử dụng Internet trong khuôn viên đại học của các sinh viên tham gia cuộc thăm dò trong vòng hai tháng.
Họ nhận thấy tầm mức của các điểm IRPS trong các sinh viên tham gia trong thời gian hai tháng là từ 30 đến 134 điểm trên thang điểm 200 điểm. Ðiểm trung bình là 75.
Tổng cộng mức sử dụng Internet của các tham dự viên là từ 140 megabyte cho đến 51 gigabyte, với mức trung bình là 7 gigabyte, và việc sử dụng đó được chia thành nhiều thể loại, kể cả chơi game, chat và kết mạng xã hội (Facebook và Twitter). Tổng số điểm IRPS biểu hiện các mối tương quan cao nhất với chơi game, chat và lướt mạng, và thấp nhất với email và kết mạng xã hội.
Các hành vi nghiện thông thường có liên hệ với các hoạt động cụ thể trên Internet, theo các nhà khảo cứu. Chẳng hạn như, họ nhận thấy rằng việc thu mình có liên hệ chặt chẽ với việc chơi game và chat; lòng thèm muốn có liên hệ với chơi game, chat và tải xuống các tập dữ liệu; và việc mất kiểm soát có liên hệ với chơi game.
Sinh viên được điểm cao trên thang điểm về thu mình dành số thời gian cao hơn 25 phần trăm cho việc chat trực tuyến cao hơn so với những người được điểm thấp theo thang điểm. Ðiều không bất ngờ là sinh viên được điểm cao trên thang IRPS dành ra khoảng 10 phần trăm thời gian trên Internet để chơi game, so với năm phần trăm cho nhóm được điểm thấp.
Giáo sư Doraiswamy nói: “Chúng ta có xu hướng coi việc nghiện có liên quan đến ma tuý nghiêm trọng hơn so với người sử dụng Internet như một thứ ma tuý. Các hậu quả tiêu cực của Internet có thể bị đánh giá khá thấp.”
Theo các nhà khảo cứu, nhu cầu về sự trợ giúp chuyên nghiệp cho một thứ “xả độc số” (digital detox) đang gia tăng, như có rất ít dữ liệu để hướng dẫn việc chăm sóc hay chẩn đoán.
Họ tin rằng kết quả của cuộc khảo cứu này và các cuộc khảo cứu khác có thể rọi một tia sáng vào tiềm năng của Internet tác động đến sự lành mạnh về hành vi và tình cảm của chúng ta, và nhu cầu lập ra tiêu chuẩn cho việc sử dụng bình thường đối nghịch với việc sử dụng có vấn đề trong mọi nhóm tuổi khác nhau.
Toán khảo cứu cảnh báo rằng cuộc khảo cứu hiện nay có tính thăm dò và không thiết lập một mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng Internet và hành vi nghiện.
Họ nói thêm rằng đa số sinh viên được điểm thấp hơn so với mức điểm trung bình trên thang điểm. Ngoài ra, sinh viên có biểu hiện sử dụng Internet một cách có vấn đề cũng có thể có các vấn đề về rối loạn tâm thần khác, một thực tế không được cứu xét trong cuộc khảo cứu này.
Cuộc khảo cứu được trình bày ngày 18 tháng 12 ở Hội nghị Quốc tế IEEE về Hệ thống Viễn thông và Mạng Cao cấp ở Chennai, Ấn Ðộ.