Chính quyền của Tổng thống Trump loan báo thành công trong việc giảm số quốc gia từ chối nhận lại công dân bị Mỹ trục xuất.
Chính quyền cho biết hơn một chục nước được lấy tên ra khỏi danh sách "ngoan cố", mở đường cho việc trục xuất khoảng 100.000 người từ các quốc gia này, những người đã có lệnh trục xuất chung cuộc.
Không có nhiều thông tin về đa phần các thỏa thuận trục xuất này, khiến người ta thắc mắc.
Trường hợp Afghanistan
Trong trường hợp của Afghanistan, giới hữu trách di trú ở Kabul nói không đạt bất kỳ thỏa thuận nào với Hoa Kỳ về việc trục xuất, bất chấp tuyên bố của chính quyền Trump.
Cố vấn của Bộ lo về người tị nạn và hồi hương, Hafiz Ahmad Miakhel, hồi tháng Giêng kêu gọi Mỹ ngừng tất cả các vụ trục xuất.
"Chiến tranh tiếp diễn buộc người dân phải rời bỏ Afghanistan," ông Miakhel nói. "Chúng tôi là một đất nước vẫn còn chiến tranh, và người dân của chúng tôi cần được giúp đỡ thay vì bị trục xuất."
Ông Ahmad Shekib Mostaghni, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Afghanistan, xác nhận với đài VOA rằng Afghanistan không có thỏa thuận hồi hương với Hoa Kỳ.
Các nước từ chối nhận người bị trục xuất
Có 9 quốc gia được gọi là "ngoan cố" trong danh sách mới nhất của Bộ An ninh Nội địa (DHS) mà VOA có được. Danh sách đề tháng 12 năm 2017 cho thấy có sự sụt giảm mạnh, từ con số 23 nước “ngoan cố” được xác định vào tháng 1 năm 2016 dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Bốn trong số các quốc gia có tên trong danh sách hiện tại được ‘chuyển giao’ từ danh sách dưới thời Obama, gồm: Cuba, Trung Quốc, Eritrea, và Iran. Năm nơi còn lại được bổ sung dưới thời chính quyền Trump, gồm: Campuchia, Hong Kong, Lào, Myanmar, và Việt Nam.
Năm nơi còn lại được bổ sung dưới thời chính quyền Trump, gồm: Campuchia, Hong Kong, Lào, Myanmar, và Việt Nam.
Quá trình liệt kê các quốc gia "không hợp tác" hoặc rút tên ra khỏi danh sách không rõ ràng và dính líu tới nhiều cơ quan liên bang. Trong một số trường hợp, các thỏa thuận được dựa trên những khế ước thương lượng, bằng văn bản, dù không phải lúc nào cũng như vậy. Điều này làm dấy lên những thắc mắc về những điều kiện nào dành cho những nước thương lượng được lấy tên ra khỏi danh sách.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) thuộc Bộ An ninh Nội địa, nơi cung cấp danh sách vừa kể, từ chối bình luận về bản chất của các cuộc thương lượng ngoại giao dẫn tới việc danh sách các nước ‘ngoan cố’ được rút ngắn. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho đài VOA biết Bộ này hợp tác với ICE để “cải thiện hợp tác trong lĩnh vực trục xuất” với các chính phủ nước ngoài.
Theo ICE, có 98.679 lệnh trục xuất chung cuộc dành cho công dân các nước “ngoan cố” vào tháng 6 năm 2017. Trong toàn bộ năm 2016, chẳng hạn, tổng số lên tới 450.000 người.
Quá trình trục xuất
Lệnh trục xuất thường được ban hành sau khi một người nước ngoài vi phạm các quy định về visa, không có giấy tờ, hoặc bị kết tội.
Một người bị tuyên án tù vì một tội nào đó, sau khi mãn án, họ có thể bị trục xuất.
Một người bị giam giữ hành chính vì vi phạm luật du trú có thể cầm giữ đến 180 ngày trong khi các quan chức liên bang thu thập giấy tờ thông hành để trục xuất.
Một người bị giam giữ hành chính vì vi phạm luật du trú có thể cầm giữ đến 180 ngày trong khi các quan chức liên bang thu thập giấy tờ thông hành để trục xuất.
Muốn trục xuất một người nhập cư, Mỹ thường theo một khung làm việc thương lượng với quốc gia tiếp nhận; quá trình này thường được chi tiết bằng văn bản, thông qua bản ghi nhớ (MOU).
Các quốc gia không thương lượng hoặc không tuân theo các thỏa thuận giấy trắng mực đen này mà từ chối nhận lại công dân thì bị coi là "ngoan cố" hoặc "không hợp tác".
ICE lập luận rằng từ chối tiếp nhận là vi phạm luật quốc tế.
Các quan chức của ICE cho VOA biết “Chính Mỹ cũng thường xuyên hợp tác với các chính phủ nước ngoài trong việc theo dõi ghi chép số liệu và nhận công dân của mình khi được đề nghị, cũng như đa số các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Giáo sư David P. Stewart, thuộc Trung tâm Luật Đại học Georgetown ở Washington, D.C., cho biết luật quốc tế không mấy hướng dẫn rõ ràng trong việc giải quyết tranh chấp về trục xuất.
Ông nói: "Sẽ tốt hơn nếu có một tuyên bố đơn giản, thẳng thắn, thống nhất về một đạo luật quốc tế mang tính ràng buộc để dựa vào đó khi cần giải quyết vấn đề. Nhưng lại không có."
“Nhiều nước có luật nội địa về quyền của công dân hồi hương. Một số nước thì không. Một số nước dựa vào khái niệm về quyền tống khứ, trục xuất, tước quốc tịch hoặc từ chối không cho hồi hương những công dân mà họ không hoan nghênh dù là công dân của họ. Các nước từ chối nhận lại ‘những công dân không mong muốn’ không phải chuyện hiếm.
Một số nước dựa vào khái niệm về quyền tống khứ, trục xuất, tước quốc tịch hoặc từ chối không cho hồi hương những công dân mà họ không hoan nghênh dù là công dân của họ.
Một nước quyết định không nhận những công dân bị Mỹ trục xuất có thể gánh những hậu quả lớn hơn; Hoa Kỳ năm ngoái đã có hành động ngoại giao chống lại Eritrea, Guinea, Sierra Leone và Campuchia bằng cách hạn chế visa.
Số phận bất định
Cho dù các quan chức Mỹ đạt thỏa thuận và bỏ tên một quốc gia khỏi danh sách "ngoan cố" thì vẫn có thể có những bất đồng về việc trục xuất.
Trường hợp của Iraq là một ví dụ: chính quyền Trump rút tên Iraq ra khỏi danh sách "không hợp tác", nhưng số phận nhiều công dân Iraq bị chỉ định trục xuất chưa rõ sẽ về đâu. Chính quyền Mỹ lập luận với tòa rằng đã đạt được thoả thuận miệng với Baghdad.
Thế nhưng, trong một phán quyết của tòa hồi tháng Giêng mà qua đó đình chỉ trục xuất 1.400 người Iraq, một thẩm phán tại Detroit, Michigan, viết rằng thỏa thuận miệng kiểu đó không đủ cơ sở để xúc tiến các ca trục xuất.
Thẩm phán Mark Goldsmith dẫn lời ông Michael Bernacke, Quyền Phó trợ lý Giám đốc của Ban Quản lý Trục xuất thuộc ICE viết rằng: "Trong lời tường trình, ông Bernacke cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và Iraq không được ghi nhớ bằng văn bản mà là thành quả của các cuộc đàm phán tiếp diễn."
Thế nên, sau phán quyết của tòa, những người có thể bị trục xuất hiện đang được xem xét lại, trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Thế nên, sau phán quyết của tòa, những người có thể bị trục xuất hiện đang được xem xét lại, trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Luật sư Wisam Naoum từ Detroit cho VOA biết có khoảng 300 người Iraq hiện vẫn đang bị cầm giữ. Một số người khác đã được phóng thích tại ngoại hầu tra và đã nộp đơn xin mở lại hồ sơ di trú. Trong thời gian chờ đợi, các vụ trục xuất sẽ bị tạm dừng cho đến khi từng người ra trước tòa án di trú.