Liên hiệp quốc cho biết số người tị nạn vì cuộc chiến tranh ở Syria đã vượt mức 1 triệu. Họ dự báo con số này sẽ tiếp tục gia tăng cho tới khi có được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài hai năm.
Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc gọi đây là một dấu mốc bi thảm – một triệu người tị nạn vì cuộc giao tranh ở Syria.
Cơ quan này cảnh báo rằng Syria đang bị cuốn hút vào một thảm họa toàn diện. Họ cho biết hàng vạn người Syria, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, tiếp tục vượt biên sang các nước láng giềng trong những tình huống rất đỗi nguy hiểm.
Phát ngôn viên Cao ủy Tị nạn, bà Sybella Wilkes cho đài VOA biết rằng những em bé sơ sinh và những người già cả nằm trong số những người phải chạy trốn trong đêm tối, và nhiều lúc họ phải đối mặt với bom đạn trước mặt.
Bà Wilkes nói rằng những người tị nạn tới các nước láng giềng trong tình trạng bị khủng hoảng tâm lý, mất hết của cải, và đôi khi còn mất cả những người thân trong gia đình. Nhưng bà nói rằng họ vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi vì không còn chọn lựa nào khác.
Bà Wilkes cho biết hầu hết những người tị nạn Syria đã vượt biên trong năm vừa qua và điều này cho thấy tình hình ở Syria ngày càng xấu đi:
"Chúng tôi đã chứng kiến làn sóng không dứt của người tị nạn Syria, phần lớn là từ giữa năm ngoái. Nhưng từ đầu năm nay, trung bình mỗi ngày có tới 7.000 người tị nạn Syria vượt qua biên giới. Con số này cao gấp đôi dự báo của chúng tôi. Hồi tháng 12, chúng tôi đề ra một kế hoạch trợ giúp với kinh phí 1 tỉ đô la vì chúng tôi dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu người tị nạn vào cuối tháng 6. Nhưng bây giờ mới đầu tháng 3 đã có hơn 1 triệu người."
Bà Wilkes cho biết Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc đã có sẵn một số phẩm vật cứu trợ và đang dùng tới những ngân khoản khác để tìm cách thỏa mãn nhu cầu của người tị nạn.
Bà nói rằng làn sóng người tị nạn đang tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho các nước láng giềng của Syria.
"Dân số Li Băng đã tăng 10%. Tại Jordan, các dịch vụ điện, nước, y tế và giáo dục sắp sửa bị quá tải. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho chúng tôi biết rằng cho đến nay họ đã chi tiêu hơn 600 triệu đô la để thiết lập 17 trại tị nạn. Và ngay cả Iraq, là nước đang chật vật ứng phó với cuộc xung đột của nước họ, cũng đã tiếp nhận hơn 100.000 người Syria tị nạn trong năm vừa qua."
Bà Wilkes nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy làn sóng tị nạn Syria sẽ giảm bớt trong thời gian sắp tới. Bà cho biết họ cần sự trợ giúp và các nước tiếp nhận họ cũng cần sự trợ giúp.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cảnh báo rằng tình hình của người dân Syria sẽ mỗi ngày một xấu hơn nếu không có được một giải pháp chính trị để chấm dứt vụ khủng hoảng hiện nay.
Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc gọi đây là một dấu mốc bi thảm – một triệu người tị nạn vì cuộc giao tranh ở Syria.
Cơ quan này cảnh báo rằng Syria đang bị cuốn hút vào một thảm họa toàn diện. Họ cho biết hàng vạn người Syria, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, tiếp tục vượt biên sang các nước láng giềng trong những tình huống rất đỗi nguy hiểm.
Phát ngôn viên Cao ủy Tị nạn, bà Sybella Wilkes cho đài VOA biết rằng những em bé sơ sinh và những người già cả nằm trong số những người phải chạy trốn trong đêm tối, và nhiều lúc họ phải đối mặt với bom đạn trước mặt.
Bà Wilkes nói rằng những người tị nạn tới các nước láng giềng trong tình trạng bị khủng hoảng tâm lý, mất hết của cải, và đôi khi còn mất cả những người thân trong gia đình. Nhưng bà nói rằng họ vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi vì không còn chọn lựa nào khác.
Bà Wilkes cho biết hầu hết những người tị nạn Syria đã vượt biên trong năm vừa qua và điều này cho thấy tình hình ở Syria ngày càng xấu đi:
"Chúng tôi đã chứng kiến làn sóng không dứt của người tị nạn Syria, phần lớn là từ giữa năm ngoái. Nhưng từ đầu năm nay, trung bình mỗi ngày có tới 7.000 người tị nạn Syria vượt qua biên giới. Con số này cao gấp đôi dự báo của chúng tôi. Hồi tháng 12, chúng tôi đề ra một kế hoạch trợ giúp với kinh phí 1 tỉ đô la vì chúng tôi dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu người tị nạn vào cuối tháng 6. Nhưng bây giờ mới đầu tháng 3 đã có hơn 1 triệu người."
Bà Wilkes cho biết Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc đã có sẵn một số phẩm vật cứu trợ và đang dùng tới những ngân khoản khác để tìm cách thỏa mãn nhu cầu của người tị nạn.
Bà nói rằng làn sóng người tị nạn đang tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho các nước láng giềng của Syria.
"Dân số Li Băng đã tăng 10%. Tại Jordan, các dịch vụ điện, nước, y tế và giáo dục sắp sửa bị quá tải. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho chúng tôi biết rằng cho đến nay họ đã chi tiêu hơn 600 triệu đô la để thiết lập 17 trại tị nạn. Và ngay cả Iraq, là nước đang chật vật ứng phó với cuộc xung đột của nước họ, cũng đã tiếp nhận hơn 100.000 người Syria tị nạn trong năm vừa qua."
Bà Wilkes nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy làn sóng tị nạn Syria sẽ giảm bớt trong thời gian sắp tới. Bà cho biết họ cần sự trợ giúp và các nước tiếp nhận họ cũng cần sự trợ giúp.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cảnh báo rằng tình hình của người dân Syria sẽ mỗi ngày một xấu hơn nếu không có được một giải pháp chính trị để chấm dứt vụ khủng hoảng hiện nay.