Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp còn đang chật vật tìm việc làm vì nền kinh tế yếu kém. Nhưng đây lại không phải là vấn đề đối với sinh viên Học viện Hàng Hải California, học viện hàng hải duy nhất ở bờ Tây nước Mỹ. Thông tín viên Elizabeth Lee tường trình từ Los Angeles, một trong những thành phố mà chương trình lớp học trên biển của trường đã ghé thăm trong cuộc hành trình đào tạo quốc tế kéo dài 2 tháng.
Sâu trong lòng con tàu Golden Bear, bầu không khí nóng nực và tiếng động cơ ầm ĩ. Ðây lại là nơi Vasile Tudoran dành phần lớn thời gian, làm công việc mà anh yêu thích. Anh nói:
“Tôi biết mình muốn sửa chữa máy móc từ khi còn nhỏ.”
Tudoran đang là sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại Học viện Hàng hải California. Mặc dù sinh viên đến lớp trong khuôn viên của trường nằm ở miền bắc bang California, nhưng họ vẫn phải được huấn luyện để có kinh nghiệm thực tế trên con tàu mang tên Golden Bear.
Trong suốt chuyến hành trình 2 tháng lênh đênh trên biển, 288 sĩ quan khóa sinh vượt hơn 15.000 kilomet xuống phía nam đến Kênh Panama, và được ghé thăm nhiều nước vùng Trung Mỹ và quần đảo Caribe trên đường đi. Anh Tudoran nói:
“Khi chúng tôi tốt nghiệp là chắc chắn có việc làm. Hiện đang không có đủ người cho những vị trí cần tuyển.”
Ông Robert Jackson, một giảng viên của trường, cho biết
“Tôi có thể nói rằng sinh viên trường này nhận được 1 đến 2 lời mời làm việc trước khi họ tốt nghiệp. Phần lớn các đề nghị mời làm việc này có lương từ 60 đến 20 ngàn đô la một năm. Sinh viên của trường có kiến thức rất rộng nên họ đi đâu làm cũng được.”
Ông Jackson cho biết thêm ngoài làm việc trên tàu, sinh viên mới tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí còn được nhận làm ở những nhà máy điện hay các công ty sản xuất vệ tinh.
Ông Bill Schmid, giảng viên của trường, nói triển vọng việc làm cho sinh viên trong lĩnh vực giao thông hàng hải, tuy không sáng sủa so với trước lúc suy thoái kinh tế, cũng đang trên đà hồi phục:
"Tôi nghĩ có lẽ phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp bây giờ đang làm trong lĩnh vực công nghiệp, nếu như họ muốn.”
Mặc dù có tỉ lệ nhận được việc làm lên đến 94%, chỉ có khoảng 900 sinh viên đang theo học tại Học viện. Vasile và bạn học là Andrew Di Tucci, cho biết lý do:
Anh Vasile nói: “Không phải ai cũng làm được đâu, thế nên đó là lý do vì sao sĩ số ở đây rất ít.”
Anh Tucci tiếp lời: “Trường này không giống như những trường đại học bình thường khác. Đây là trường bán quân sự. Chúng tôi có đồng phục, có đội hình, có kỷ luật, có nội quy tác phong. Chúng tôi phải có mặt ở nơi cần có và nghiêm chỉnh học tập.”
Các sinh viên không những phải học tập kỷ luật vì trách nhiệm trên tàu, mà còn phải theo chương trình học khắt khe. Giảng viên Bill Schmid nói:
“Sĩ quan trên tàu cũng như bác sĩ phẫu thuật hay phi công vậy. Họ không được chỉ làm đúng 70%, mà phải là 100%. Đây là điều khó dạy đối với các bạn trẻ. Ở đây không được phép mắc lỗi.”
Di Tucci, sinh viên ngành giao thông hàng hải, nói 2 tháng thực tập trên tàu Golden Bear càng nhấn mạnh bài học này. Anh nói:
“Khi lớn lên, tôi luôn được bảo là chỉ có những người đặc biệt mới muốn ra biển làm việc. Tôi nghĩ đó chính là mục tiêu của những cuộc hành trình này, để đánh giá xem mình có phù hợp làm việc ngoài biển hàng tháng liền hay không.”
Nhưng cuộc sống trên biển cũng có cái hay của nó. Di Tucci nói tiếp:
“Điều tôi thích nhất khi ở ngoài biển là mỗi sáng khi thức dậy nhìn quanh chỉ thấy bốn bề là biển. Điều đó rất hứng khởi.”
Được trả lương để làm việc mình thấy hứng khởi, đó là động lực thúc đẩy các bạn sinh viên học tập chăm chỉ để tốt nghiệp.
Sâu trong lòng con tàu Golden Bear, bầu không khí nóng nực và tiếng động cơ ầm ĩ. Ðây lại là nơi Vasile Tudoran dành phần lớn thời gian, làm công việc mà anh yêu thích. Anh nói:
“Tôi biết mình muốn sửa chữa máy móc từ khi còn nhỏ.”
Tudoran đang là sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại Học viện Hàng hải California. Mặc dù sinh viên đến lớp trong khuôn viên của trường nằm ở miền bắc bang California, nhưng họ vẫn phải được huấn luyện để có kinh nghiệm thực tế trên con tàu mang tên Golden Bear.
Trong suốt chuyến hành trình 2 tháng lênh đênh trên biển, 288 sĩ quan khóa sinh vượt hơn 15.000 kilomet xuống phía nam đến Kênh Panama, và được ghé thăm nhiều nước vùng Trung Mỹ và quần đảo Caribe trên đường đi. Anh Tudoran nói:
“Khi chúng tôi tốt nghiệp là chắc chắn có việc làm. Hiện đang không có đủ người cho những vị trí cần tuyển.”
Ông Robert Jackson, một giảng viên của trường, cho biết
“Tôi có thể nói rằng sinh viên trường này nhận được 1 đến 2 lời mời làm việc trước khi họ tốt nghiệp. Phần lớn các đề nghị mời làm việc này có lương từ 60 đến 20 ngàn đô la một năm. Sinh viên của trường có kiến thức rất rộng nên họ đi đâu làm cũng được.”
Ông Jackson cho biết thêm ngoài làm việc trên tàu, sinh viên mới tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí còn được nhận làm ở những nhà máy điện hay các công ty sản xuất vệ tinh.
Ông Bill Schmid, giảng viên của trường, nói triển vọng việc làm cho sinh viên trong lĩnh vực giao thông hàng hải, tuy không sáng sủa so với trước lúc suy thoái kinh tế, cũng đang trên đà hồi phục:
"Tôi nghĩ có lẽ phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp bây giờ đang làm trong lĩnh vực công nghiệp, nếu như họ muốn.”
Mặc dù có tỉ lệ nhận được việc làm lên đến 94%, chỉ có khoảng 900 sinh viên đang theo học tại Học viện. Vasile và bạn học là Andrew Di Tucci, cho biết lý do:
Anh Vasile nói: “Không phải ai cũng làm được đâu, thế nên đó là lý do vì sao sĩ số ở đây rất ít.”
Anh Tucci tiếp lời: “Trường này không giống như những trường đại học bình thường khác. Đây là trường bán quân sự. Chúng tôi có đồng phục, có đội hình, có kỷ luật, có nội quy tác phong. Chúng tôi phải có mặt ở nơi cần có và nghiêm chỉnh học tập.”
Các sinh viên không những phải học tập kỷ luật vì trách nhiệm trên tàu, mà còn phải theo chương trình học khắt khe. Giảng viên Bill Schmid nói:
“Sĩ quan trên tàu cũng như bác sĩ phẫu thuật hay phi công vậy. Họ không được chỉ làm đúng 70%, mà phải là 100%. Đây là điều khó dạy đối với các bạn trẻ. Ở đây không được phép mắc lỗi.”
Di Tucci, sinh viên ngành giao thông hàng hải, nói 2 tháng thực tập trên tàu Golden Bear càng nhấn mạnh bài học này. Anh nói:
“Khi lớn lên, tôi luôn được bảo là chỉ có những người đặc biệt mới muốn ra biển làm việc. Tôi nghĩ đó chính là mục tiêu của những cuộc hành trình này, để đánh giá xem mình có phù hợp làm việc ngoài biển hàng tháng liền hay không.”
Nhưng cuộc sống trên biển cũng có cái hay của nó. Di Tucci nói tiếp:
“Điều tôi thích nhất khi ở ngoài biển là mỗi sáng khi thức dậy nhìn quanh chỉ thấy bốn bề là biển. Điều đó rất hứng khởi.”
Được trả lương để làm việc mình thấy hứng khởi, đó là động lực thúc đẩy các bạn sinh viên học tập chăm chỉ để tốt nghiệp.