Một tuần lễ sau khi những người gây bạo động lật ngược xe cảnh sát và đốt một chiếc xe cứu thương ở Singapore, công dân ở đây đã tìm cách lấy lại thanh danh hòa bình của quốc gia thành phố bằng cách sử dụng một công cụ đầy màu sắc: những đóa cúc vàng.
Những người hoạt động đã tặng những đóa cúc vàng hồi khuya Chủ nhật trong khi đi bộ ngang qua khu Tiểu Ấn Ðộ, nơi cái chết của một người nước ngoài trong tuần trước đó đã châm ngòi cho cuộc bạo động đầu tiên ở Singapore từ nhiều thập niên.
Ông Vincent Wijeysingha, một cựu chính trị gia đối lập nói với một người xa lạ qua đường khi vói ra chạm vào cánh tay người ấy: “Này người anh em, hãy để tôi tặng bạn một đóa hoa làm hòa.”
Chiến dịch hoa cúc diễn ra vào lúc người dân Singapore chỉ trích các bản tin của giới truyền thông nói rằng vụ bạo động đã phơi bầy những chia rẽ chủng tộc không được thừa nhận.
Người đàn ông chết hôm 8 tháng 12, tên Sakhthivel Kumravelu, là một công nhân gốc Ấn Ðộ. Ða số người gây bạo động cũng là người Ấn Ðộ, kể cả hơn 30 người nay phải đối mắt với việc truy tố hình sự có thể đưa đến các án tù hay bị phạt roi.
Vào lúc một bầu không khí yên tĩnh và lệnh cấm uống rượu bao trùm lên khu Tiểu Ấn Ðộ, một số nguời gọi vụ bạo động là một sự kiện bất thường dựa vào hòan cảnh. Họ cho rằng đó không phải là dấu hiệu của những trục trặc mang tính hệ thống hay những căng thẳng ngấm ngầm trong xã hội.
Ông Bilveer Singh, một giáo sư khoa học chính trị tại trường Ðại học Quốc gia Singapore nói: “Tại Singapore, người ta không làm những việc này.”
Ông quy trách cho giới truyền thông đã gọi sự việc này là một “vụ bạo động vì lý do chủng tộc,” bởi vì theo ông, nó không chia rẽ sắc dân này với sắc dân khác. Thay vì thế, ông tin rằng có phần chắc vụ bạo động có 3 yếu tố: Rượu mạnh, nhìn thấy cái chết của một đồng hương, và mật độ dân số.
Tiểu Ấn Ðộ thường khét tiếng là kẹt cứng vào những ngày chủ nhất, khi công nhân Nam Á nhân ngày nghỉ ăn uống với bạn bè ở đó. Nhưng lệnh cấm rượu trong 48 tiếng đồng hồ đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa một tuần sau vụ bạo động. Những người khác lánh xa vì sợ hãi hay thiếu phương tiện di chuyển trong khi dịch vụ xe buýt tư nhân bị đình chỉ.
Bà Srividhya Kannaiyam cho biết cửa hàng bách hóa của bà trên Ðường Race Course, nơi ông Kymaravely chết, thường thu về 2 ngàn đôla mỗi chủ nhật. Khi có lệnh cấm, doanh thu chỉ còn có 50 đôla.
Ðừng trước các giá để rượu bị niêm phong, bà nói: “Chúng tôi thường rất bận rộn và đầy nghẹt, nhưng hôm nay tôi rất rảnh rang. Tuần trước đã hoàn toàn chết ngắc. Chúng tôi bị thua lỗ quá nhiều.”
Những vụ xô xát đã gây kinh động giới quan sát bởi vì Singapore dưới sự kiểm soát chặt chẽ thường giữ kín những vụ bạo động dân sự. Sự đáp ứng của cảnh sát trong vụ trấn dẹp bạo động mà không gây thương vong là bằng chứng của quyền lực nhà nước. Nhưng tin này cũng khiến nhiều nguời tự hỏi liệu cái xã hội 5 triệu 300 ngàn người, trong đó có 1 triệu 300 ngàn công nhân nước ngoài có thực sự hài hòa hay không.
Tác gia viết blog nổi tiếng Cherian George đăng trên mạng hôm tuần trước: “Nếu vụ bạo động tiết lộ bất cứ sự chia rẽ sâu xa nào, và đa số người Singapore biết là có, thì những sự chia rẽ đó có thể là chia rẽ về quốc tịch và giai cấp, chứ không phải chủng tộc.”
Mọi người đang tranh luận liệu ngày 8 tháng 12 phải chăng là một cú xì hơi cho các công nhân nước ngoài với các quyền lợi bị hạn chế có ảnh hưởng đến lương bổng, ngày nghỉ lễ, cách đối xử của chủ nhân và sự tiếp cận các dịch vụ công cộng?
Nhưng Thủ tướng Lý Hiển Long hôm thứ bảy nói rằng vụ bạo động là ngẫu nhiên và không phản ánh sự căm hận của người nước ngoài.
Ông nói: “Không có căng thẳng, không có cảm giác về những lời than phiền hay khó khăn hay bất công.”
Một số cho rằng, cho dẫu chủng tộc và quốc tịch không phải là tác nhân, thì vụ này có thể là một bài học trong khi Singapore phải chật vật đối phó với một dân số rất đa dạng.
Năm ngoái, sự đề cập đến việc gia tăng di trú để bù lại một khối dân già nua đã khiến người dân xuống đường với các khẩu hiệu, “Singapore là của người Singapore.”
Một số đã cố gắng chống lại sự xích mích và bất ổn, không phải bằng chiến dịch hoa cúc mà bằng cách chia sẻ một ly kem với công nhân di trú và ký các tấm áp-phích vận động sự đoàn kết.
Một công nhân xây dựng người Ấn, ông Arumugam Kaliyamoorthy nói rằng ông hòa thuận với tất cả các sắc dân, kể cả ông chủ người Hoa, ăn mừng các ngày lễ của Ấn Ðộ cùng với ông và toán làm việc của ông. Ngày chủ nhật này, ông Kaliyamoorthy đã có mặt tại Tiểu Ấn Ðộ, mà ông nói là thường đi thăm để gửi tiền về nhà hay nhậu với bạn bè.
Với chiếc quần còn dính đầy sơn và bụi từ công trường ông vừa rời khỏi, ông Kaliyamoorthy nói: “Mọi người đều hợp tác với nhau, Dân chúng rất thân thiện trong nước này,”
SINGAPORE —
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1