Kết quả bầu cử sơ bộ ngày 3/6 ở California đã đem đến những buồn vui cho ứng viên gốc Việt tại tiểu bang có đông đồng hương nhất ở Mỹ.
Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ.
Tại Quận Cam, luật sư Trần Thái Văn tranh chức ủy viên Hội đồng thuế tiểu bang đã chỉ đạt 9% số phiếu, về thứ 4 trong số 6 ứng viên nên không được vào vòng nhì trong kỳ bầu cử tháng 11 tới. Tuy cựu Dân biểu tiểu bang Văn Trần là đảng viên Cộng hòa nhưng số phiếu ông đạt được thua xa một ứng viên đồng đảng về nhất là Diane L. Harkey, với 34%.
Với sáu năm tại Hạ viện tiểu bang và sau lần tranh cử đối đầu với Dân biểu đương nhiệm Loretta Sanchez của đảng Dân chủ, luật sư Văn vẫn chưa tạo được uy tín trong đảng Cộng hòa và với cử tri Quận Cam, nơi được gọi là thủ phủ của người Việt tại Hoa Kỳ.
Trong khi đó, tin vui đến với cộng đồng là sự kiện Giám sát viên đương nhiệm Janet Nguyễn, tranh cử vào Thượng viện tiểu bang, Khu vực 34 đã về nhất với 52% số phiếu. Đối thủ về nhì là cựu Dân biểu tiểu bang Jose Solorio đạt 34%.
Bà Janet là ứng viên đảng Cộng hòa, ông Solorio là người đảng Dân chủ, trong khi một ứng viên Cộng hòa khác và cũng là gốc Việt, ông Long Phạm được 14%. Với kết quả như thế, có thể tiên đoán khá chắc chắn là vào tháng 11 tới đây Janet Nguyễn sẽ được bầu chọn vào Thượng viện tiểu bang California.
Với Janet Nguyễn trong cơ quan Lập pháp California, tiếng nói của người Việt sẽ có sức mạnh, nhất là những vấn đề liên quan đến tự do, nhân quyền tại Việt Nam vì bà đã luôn sát cánh cùng cộng đồng trong các sinh hoạt đấu tranh, từ ủng hộ Little Saigon ở San Jose, biểu tình chống Nguyễn Minh Triết ở Dana Point đến phản đối kết nghĩa Irvine với Nha Trang.
Cũng tại Quận Cam, Hugh Nguyễn tái trúng cử vẻ vang chức chánh Lục sự quận hạt với 60% số phiếu. Không thành công là Bob Vu, về chót trong số ba ứng viên tranh chức Ủy viên giáo dục Học khu Irvine.
Từ miền bắc California, tin vui đến với cựu Thẩm phán di trú Phan Quang Tuệ khi ông đạt kết quả về nhì trong số 6 ứng viên tranh chức Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Khu vực 11. Ông được đảng Cộng hòa tiến cử và đạt 28% số phiếu, trong khi ứng viên đảng Dân chủ Mark DeSaulnier về nhất với 59%. Cuộc chạy đua vòng nhì vào tháng 11 sẽ là một con giốc cao đối với ứng viên Phan Quang Tuệ trong vùng đất của đảng Dân chủ.
Tại San Jose, phó Thị trưởng Madison Nguyễn và những người ủng hộ đã không vui với kết quả không đủ mạnh để đưa bà vào chung kết. Bà đạt 21% số phiếu, đứng thứ ba sau các ứng viên Dave Cortese đạt 34% và Sam Liccardo 25%.
Madison Nguyễn thua vì mất sự ủng hộ của một số cử tri gốc Việt sau khi bà từ chối chọn tên Little Saigon cho khu thương mại người Việt mà hệ lụy kéo dài từ năm 2008 đến nay.
Trước khi xảy ra vụ việc Little Saigon, trong kỳ bầu chọn đầu tiên năm 2005 bà đạt 63% số phiếu. Sau đó, qua bầu cử bãi nhiệm tháng 3/2009 bà được 55% phiếu và bầu cử nhiệm kỳ hai tháng 6/2010 bà không thắng ngay vòng đầu như các ứng viên đương nhiệm mà phải qua vòng nhì để đạt 54%.
Sự thất bại của Madison Nguyễn trong kỳ bầu cử vừa qua coi như tạm chấm dứt một thập niên bà tham gia chính trường với nhiều cam go, thử thách cùng thành bại.
Nếu không xảy ra vụ việc Little Saigon thì Madison Nguyễn đã có cơ hội rất tốt để vào vòng nhì trong cuộc tranh cử chức thị truởng. Vì bướng bỉnh hay vì nguyên do thầm kín nào đó thì đây là một bài học cay đắng cho riêng Madison Nguyễn và cũng là điều để những ứng viên chú ý nếu muốn có sự ủng hộ của cử tri gốc Việt.
Ứng viên Sam Liccardo lúc đầu ủng hộ tên Saigon Business District, theo đề nghị của bà Madison, nhưng sau thấy sự quyết liệt phản đối của nhiều cư dân gốc Việt nên ông đã nhanh chóng chuyển sang ủng hộ Little Saigon. Rất quan tâm đến cử tri Việt nên trong những tuần cuối của cuộc vận động ông đã vận động cộng đồng, cùng một số đại diện ký văn bản ghi nhớ về những gì ông hứa sẽ giúp người Việt một khi trở thành thị trưởng.
Về nhất trong kỳ bầu sơ bộ là giám sát viên Dave Cortese, một người bạn thân thiết với cộng đồng Việt từ những ngày ông còn là nghị viên thành phố San Jose. Ông ủng hộ khu phố Little Saigon từ đầu và cũng đã đích thân vào nhà tù thăm Lý Tống khi ông này bị bắt giam vì xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Đến tháng 11 tới đây, dù Dave Cortese hay Sam Liccardo thắng cử thì tân thị trưởng của San Jose sẽ quan tâm đến nguyện vọng của người Việt hơn. Ngoài các nhu cầu chính như công việc, thương mại, nhà ở, an ninh, các dịch vụ xã hội y tế giáo dục, người Việt còn muốn thấy vườn văn hoá Việt được hoàn thành, có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, có tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ và muốn San Jose có những chính sách liên quan đến việc quan chức, cán bộ cộng sản Việt Nam ghé thăm.
Kết quả bầu cử 3/6 ở San Jose còn đem tin vui đến cho ứng viên hội đồng thành phố, Khu vực 7 là luật sư Nguyễn Tâm về nhất với 33% số phiếu. Vào tháng 11, ông sẽ đối đầu với ứng viên gốc Mỹ La tinh là Maya Esparza về nhì với 28%.
Tại Khu vực 7, cùng ra tranh chức nghị viên còn có hai ứng viên gốc Việt khác là Vân Lê đạt 26% và Bửu Thái 13%. Nếu cả hai đồng lòng ủng hộ luật sư Tâm trong kỳ bầu cử tháng 11 thì chắc chắn sẽ lại có một dân cử gốc Việt trong Hội đồng thành phố.
Nhìn đến những người bạn của cộng đồng Việt ra tranh cử có nghị viên Kansen Chu, sau 8 năm trong Hội đồng thành phố San Jose, nay ông tranh cử dân biểu tiểu bang khu vực 25. Kỳ bầu sơ bộ vừa qua có năm ứng viên, bốn của đảng dân chủ thì ông Chu được nhiều phiếu nhất, 30%, và ứng viên duy nhất của đảng Cộng hòa là Bob Brunton về nhì với 24%. Vì là đất của đảng Dân chủ nên Nghị viên Kansen Chu sẽ dễ dàng thắng trong vòng chung kết vào tháng 11.
Như thế, chắc chắn năm tới sẽ có một thượng nghị sĩ gốc Việt trong cơ quan Lập pháp tiểu bang và một số dân cử từ hai miền nam bắc California như Nora Campos, Travis Allen, Kansen Chu là những người đã gần gũi và có nhiều hiểu biết về quyền lợi và quan tâm của cộng đồng Việt.
Điều đó nói lên những nỗ lực của khối cử tri gốc Việt trong kì bầu cử sơ bộ vừa qua đã đạt được những kết quả.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ.
Tại Quận Cam, luật sư Trần Thái Văn tranh chức ủy viên Hội đồng thuế tiểu bang đã chỉ đạt 9% số phiếu, về thứ 4 trong số 6 ứng viên nên không được vào vòng nhì trong kỳ bầu cử tháng 11 tới. Tuy cựu Dân biểu tiểu bang Văn Trần là đảng viên Cộng hòa nhưng số phiếu ông đạt được thua xa một ứng viên đồng đảng về nhất là Diane L. Harkey, với 34%.
Với sáu năm tại Hạ viện tiểu bang và sau lần tranh cử đối đầu với Dân biểu đương nhiệm Loretta Sanchez của đảng Dân chủ, luật sư Văn vẫn chưa tạo được uy tín trong đảng Cộng hòa và với cử tri Quận Cam, nơi được gọi là thủ phủ của người Việt tại Hoa Kỳ.
Trong khi đó, tin vui đến với cộng đồng là sự kiện Giám sát viên đương nhiệm Janet Nguyễn, tranh cử vào Thượng viện tiểu bang, Khu vực 34 đã về nhất với 52% số phiếu. Đối thủ về nhì là cựu Dân biểu tiểu bang Jose Solorio đạt 34%.
Bà Janet là ứng viên đảng Cộng hòa, ông Solorio là người đảng Dân chủ, trong khi một ứng viên Cộng hòa khác và cũng là gốc Việt, ông Long Phạm được 14%. Với kết quả như thế, có thể tiên đoán khá chắc chắn là vào tháng 11 tới đây Janet Nguyễn sẽ được bầu chọn vào Thượng viện tiểu bang California.
Với Janet Nguyễn trong cơ quan Lập pháp California, tiếng nói của người Việt sẽ có sức mạnh, nhất là những vấn đề liên quan đến tự do, nhân quyền tại Việt Nam vì bà đã luôn sát cánh cùng cộng đồng trong các sinh hoạt đấu tranh, từ ủng hộ Little Saigon ở San Jose, biểu tình chống Nguyễn Minh Triết ở Dana Point đến phản đối kết nghĩa Irvine với Nha Trang.
Cũng tại Quận Cam, Hugh Nguyễn tái trúng cử vẻ vang chức chánh Lục sự quận hạt với 60% số phiếu. Không thành công là Bob Vu, về chót trong số ba ứng viên tranh chức Ủy viên giáo dục Học khu Irvine.
Từ miền bắc California, tin vui đến với cựu Thẩm phán di trú Phan Quang Tuệ khi ông đạt kết quả về nhì trong số 6 ứng viên tranh chức Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Khu vực 11. Ông được đảng Cộng hòa tiến cử và đạt 28% số phiếu, trong khi ứng viên đảng Dân chủ Mark DeSaulnier về nhất với 59%. Cuộc chạy đua vòng nhì vào tháng 11 sẽ là một con giốc cao đối với ứng viên Phan Quang Tuệ trong vùng đất của đảng Dân chủ.
Tại San Jose, phó Thị trưởng Madison Nguyễn và những người ủng hộ đã không vui với kết quả không đủ mạnh để đưa bà vào chung kết. Bà đạt 21% số phiếu, đứng thứ ba sau các ứng viên Dave Cortese đạt 34% và Sam Liccardo 25%.
Madison Nguyễn thua vì mất sự ủng hộ của một số cử tri gốc Việt sau khi bà từ chối chọn tên Little Saigon cho khu thương mại người Việt mà hệ lụy kéo dài từ năm 2008 đến nay.
Trước khi xảy ra vụ việc Little Saigon, trong kỳ bầu chọn đầu tiên năm 2005 bà đạt 63% số phiếu. Sau đó, qua bầu cử bãi nhiệm tháng 3/2009 bà được 55% phiếu và bầu cử nhiệm kỳ hai tháng 6/2010 bà không thắng ngay vòng đầu như các ứng viên đương nhiệm mà phải qua vòng nhì để đạt 54%.
Sự thất bại của Madison Nguyễn trong kỳ bầu cử vừa qua coi như tạm chấm dứt một thập niên bà tham gia chính trường với nhiều cam go, thử thách cùng thành bại.
Nếu không xảy ra vụ việc Little Saigon thì Madison Nguyễn đã có cơ hội rất tốt để vào vòng nhì trong cuộc tranh cử chức thị truởng. Vì bướng bỉnh hay vì nguyên do thầm kín nào đó thì đây là một bài học cay đắng cho riêng Madison Nguyễn và cũng là điều để những ứng viên chú ý nếu muốn có sự ủng hộ của cử tri gốc Việt.
Ứng viên Sam Liccardo lúc đầu ủng hộ tên Saigon Business District, theo đề nghị của bà Madison, nhưng sau thấy sự quyết liệt phản đối của nhiều cư dân gốc Việt nên ông đã nhanh chóng chuyển sang ủng hộ Little Saigon. Rất quan tâm đến cử tri Việt nên trong những tuần cuối của cuộc vận động ông đã vận động cộng đồng, cùng một số đại diện ký văn bản ghi nhớ về những gì ông hứa sẽ giúp người Việt một khi trở thành thị trưởng.
Về nhất trong kỳ bầu sơ bộ là giám sát viên Dave Cortese, một người bạn thân thiết với cộng đồng Việt từ những ngày ông còn là nghị viên thành phố San Jose. Ông ủng hộ khu phố Little Saigon từ đầu và cũng đã đích thân vào nhà tù thăm Lý Tống khi ông này bị bắt giam vì xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Đến tháng 11 tới đây, dù Dave Cortese hay Sam Liccardo thắng cử thì tân thị trưởng của San Jose sẽ quan tâm đến nguyện vọng của người Việt hơn. Ngoài các nhu cầu chính như công việc, thương mại, nhà ở, an ninh, các dịch vụ xã hội y tế giáo dục, người Việt còn muốn thấy vườn văn hoá Việt được hoàn thành, có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, có tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ và muốn San Jose có những chính sách liên quan đến việc quan chức, cán bộ cộng sản Việt Nam ghé thăm.
Kết quả bầu cử 3/6 ở San Jose còn đem tin vui đến cho ứng viên hội đồng thành phố, Khu vực 7 là luật sư Nguyễn Tâm về nhất với 33% số phiếu. Vào tháng 11, ông sẽ đối đầu với ứng viên gốc Mỹ La tinh là Maya Esparza về nhì với 28%.
Tại Khu vực 7, cùng ra tranh chức nghị viên còn có hai ứng viên gốc Việt khác là Vân Lê đạt 26% và Bửu Thái 13%. Nếu cả hai đồng lòng ủng hộ luật sư Tâm trong kỳ bầu cử tháng 11 thì chắc chắn sẽ lại có một dân cử gốc Việt trong Hội đồng thành phố.
Nhìn đến những người bạn của cộng đồng Việt ra tranh cử có nghị viên Kansen Chu, sau 8 năm trong Hội đồng thành phố San Jose, nay ông tranh cử dân biểu tiểu bang khu vực 25. Kỳ bầu sơ bộ vừa qua có năm ứng viên, bốn của đảng dân chủ thì ông Chu được nhiều phiếu nhất, 30%, và ứng viên duy nhất của đảng Cộng hòa là Bob Brunton về nhì với 24%. Vì là đất của đảng Dân chủ nên Nghị viên Kansen Chu sẽ dễ dàng thắng trong vòng chung kết vào tháng 11.
Như thế, chắc chắn năm tới sẽ có một thượng nghị sĩ gốc Việt trong cơ quan Lập pháp tiểu bang và một số dân cử từ hai miền nam bắc California như Nora Campos, Travis Allen, Kansen Chu là những người đã gần gũi và có nhiều hiểu biết về quyền lợi và quan tâm của cộng đồng Việt.
Điều đó nói lên những nỗ lực của khối cử tri gốc Việt trong kì bầu cử sơ bộ vừa qua đã đạt được những kết quả.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.