Một cuộc nghiên cứu mới cảnh báo là mức khí carbon dioxide CO2 và những khí nhà kính khác tăng cao tại các đại dương trên thế giới đang tạo ra những điều kiện có thể gây tuyệt chủng trên tầm mức rộng lớn cho đời sống các sinh vật biển tương tự những gì đã xảy ra vào thời kỳ tiền sử.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Adelaine, Australia và Newcastle, Anh, nghiên cứu những mẫu trầm tích lấy từ đáy biển ngoài khơi tây châu Phi. Những mẫu trầm tích này có niên đại 85 triệu năm, khi mức khí của đại dương - ít khí oxy và nhiều khí carbon dioxide - tương tự như các khoa học gia tiên đoán sẽ có vào năm 2050.
Các nhà địa chất tìm thấy một lớp dày các thực động vật biển chết vùi sâu trong những trầm tích này. Họ cho rằng điều này chứng tỏ hàng loạt những loài thực động vật tại các đại dương đã chết vào cuối thời kỳ Cretaceous khi mức khí CO2 lên rất cao trong bầu không khí.
Các nhà khoa học ghi nhận là sự thay đổi của khí hậu hiện nay do sự kiện mức khí CO2 tập trung tăng gấp đôi trong bầu khí quyển của trái đất trong 50 năm qua, lớn hơn nhiều so với mức tương đối nhỏ của việc thay đổi tự nhiên 85 triệu năm trước dẫn đến việc tuyệt chủng hàng loạt các sinh vật biển.
Các nhà khoa học nói những biến cố thời cổ xảy ra tương đối nhanh, khoảng vài trăm năm hay ít hơn, thay vì xảy ra dần dần trong một thời gian dài, gợi ý là tình trạng cân bằng sinh thái của các đại dương của địa cầu có thể mong manh trong những điều kiện bị ảnh hưởng của khí nhà kính hơn là người ta nghĩ trước đây.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy mức cân bằng sinh thái của các đại dương hiện nay đang ở đỉnh điểm.
Điều gọi là những vùng chết tại các biển và đại dương trên toàn trái đất đang càng ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi.
Nước tại các vùng này có quá ít ôxy và quá nhiều khí carbonic và có thể làm cá và các sinh vật biển khác chết.
Cuộc nghiên cứu mới này được đang trên báo Proceedings của Hàn Lâm Viện Khoa học Quốc gia, PNAS.
Đọc nhiều nhất
1