Quỹ Bảo tồn Dã sinh Thế giới (WWF) cho biết đã phát hiện trở lại một trong những loài động vật có vú quý hiếm nhất và bị đe dọa nhất trên trái đất ở Việt Nam sau 15 năm.
Hình ảnh con sao la, một loài thú sừng dài, đã được camera trắng đen của WWF ghi lại tại vùng núi thuộc tỉnh Quảng Nam ở miền trung Việt Nam vào tháng 9 năm nay.
"Đây là một phát hiện ngoạn mục và làm nhen lên hy vọng phục hồi loài thú này," ông Văn Ngọc Thịnh, giám đốc của WWF tại Việt Nam nói.
Sao la lần đầu tiên được phát hiện tại một vùng núi hẻo lánh gần biên giới với Lào vào năm 1992 khi một nhóm hỗn hợp của WWF và cơ quan kiểm lâm của Việt Nam tìm thấy một hộp sọ và những chiếc sừng bất thường trong nhà của một thợ săn. Ðây là loài động vật có vú mới mà giới khoa học lần đầu tiên biết tới trong hơn 50 năm qua.
Là loài động vật đặc hữu sinh sống ở dãy Trường Sơn, sao la trông giống như linh dương với cặp sừng rất dài nhưng lại có liên hệ với bò về mặt sinh học.
Lần gần đây nhất mà người ta nhìn thấy sao la là vào năm 1998. Chính vì sự hiếm thấy này nên nó được đặt biệt danh là ‘kỳ lân châu Á.’
Từ khi bức ảnh được công bố, nhiều người lo ngại rằng loài sao la sẽ bị thợ săn truy lùng ráo riết.
WWF Việt Nam cho biết họ không công bố tọa độ và khu vực cụ thể nơi bức ảnh được chụp.
WWF cũng giải thích rằng sao la hiện không phải là đối tượng săn bắt chính nhưng thường mắc vào bẫy do thợ săn đặt sẵn để bắt các loài khác như hươu và cầy hương, phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của Việt Nam, Lào và nhu cầu làm thuốc ở Trung Quốc.
20 năm sau khi được phát hiện, thông tin về sao la vẫn còn rất ít ỏi, và vì khó khăn trong việc tìm ra loài động vật này, các nhà khoa học vẫn chưa ước đoán được số lượng của quần thể.
Theo WWF, nhiều lắm thì số lượng sao la chỉ khoảng vài trăm và có thể chỉ có vài chục con sinh sống trong vùng rừng rậm dọc biên giới với Lào.
Chính phủ Việt Nam đã thiết lập những khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực sao la được phát hiện và cấm mọi hoạt động săn bắn ở đây để bảo vệ loài vật quý hiếm này.
Nguồn: WWF, AP, National Geographic
Hình ảnh con sao la, một loài thú sừng dài, đã được camera trắng đen của WWF ghi lại tại vùng núi thuộc tỉnh Quảng Nam ở miền trung Việt Nam vào tháng 9 năm nay.
"Đây là một phát hiện ngoạn mục và làm nhen lên hy vọng phục hồi loài thú này," ông Văn Ngọc Thịnh, giám đốc của WWF tại Việt Nam nói.
Sao la lần đầu tiên được phát hiện tại một vùng núi hẻo lánh gần biên giới với Lào vào năm 1992 khi một nhóm hỗn hợp của WWF và cơ quan kiểm lâm của Việt Nam tìm thấy một hộp sọ và những chiếc sừng bất thường trong nhà của một thợ săn. Ðây là loài động vật có vú mới mà giới khoa học lần đầu tiên biết tới trong hơn 50 năm qua.
Là loài động vật đặc hữu sinh sống ở dãy Trường Sơn, sao la trông giống như linh dương với cặp sừng rất dài nhưng lại có liên hệ với bò về mặt sinh học.
Lần gần đây nhất mà người ta nhìn thấy sao la là vào năm 1998. Chính vì sự hiếm thấy này nên nó được đặt biệt danh là ‘kỳ lân châu Á.’
Từ khi bức ảnh được công bố, nhiều người lo ngại rằng loài sao la sẽ bị thợ săn truy lùng ráo riết.
WWF Việt Nam cho biết họ không công bố tọa độ và khu vực cụ thể nơi bức ảnh được chụp.
WWF cũng giải thích rằng sao la hiện không phải là đối tượng săn bắt chính nhưng thường mắc vào bẫy do thợ săn đặt sẵn để bắt các loài khác như hươu và cầy hương, phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của Việt Nam, Lào và nhu cầu làm thuốc ở Trung Quốc.
20 năm sau khi được phát hiện, thông tin về sao la vẫn còn rất ít ỏi, và vì khó khăn trong việc tìm ra loài động vật này, các nhà khoa học vẫn chưa ước đoán được số lượng của quần thể.
Theo WWF, nhiều lắm thì số lượng sao la chỉ khoảng vài trăm và có thể chỉ có vài chục con sinh sống trong vùng rừng rậm dọc biên giới với Lào.
Chính phủ Việt Nam đã thiết lập những khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực sao la được phát hiện và cấm mọi hoạt động săn bắn ở đây để bảo vệ loài vật quý hiếm này.
Nguồn: WWF, AP, National Geographic