SAN FRANCISCO —
Gần tám trăm triệu người trên thế giới này không biết chữ - hầu hết là ở các nước đang phát triển. Hai phần ba trong số họ là phụ nữ và các bé gái. Nhưng một cựu giám đốc công ty Microsoft đang giúp thay đổi các số liệu đó bằng cách mở 1650 trường học và 15000 thư viện tại một số cộng đồng nghèo nhất thế giới. Thông tín viên Jan Sluizer kể cho chúng ta về ông John Wood và Chiến dịch ‘Room to Read’ hay Phòng Đọc Sách của ông.
“Điều tôi học tại Microsoft là những mục đích dũng cảm hấp dẫn người dũng cảm. Ngay lúc khởi đầu, tôi nói rằng mục đích của ‘Room to Read’ là để tiếp cận với 10 triệu trẻ em trên khắp thế giới tại những nước nghèo nhất.”
Năm 1998, trong một chuyến đi nghỉ ba tuần lễ tại Nepal, ông John Wood, lúc đó là một giám đốc của Microsoft, gặp một hiệu trưởng trường học ở địa phương, người đã mời ông Wood tới thăm trường học của ông tại một làng miền núi xa xôi. Kinh nghiệm này đã thay đổi cuộc đời ông Wood.
“Ông hiệu trưởng này có 450 học sinh ở trường, nhưng ông không có cuốn sách nào cả. Ông có một thư viện hoàn toàn bỏ trống.”
Ông Wood hứa cung cấp sách cho thư viện...
Và một năm sau đó, ông Wood trở lại làng với một đoàn bò mang nhiều bao sách – 3000 cuốn. Nhưng đó chỉ là bước đầu. Ông Wood nghỉ hưu, và đã sử dụng một số tiền của cá nhân ông để thực hiện chương trình ‘Room to Read.’ Tổ chức bất vụ lợi này hoạt động dựa trên niềm tin rằng việc thay đổi thế giới bắt đầu với những trẻ em được giáo dục. Ngày nay, tổ chức này hoạt động tại 10 quốc gia trên khắp Châu Á và Châu Phi.
“Thật đáng kinh ngạc trước những gì chúng tôi đã đạt được. Chúng tôi đã xây dựng được một tổ chức có tầm vóc thế giới mà thật sự như một nhà lãnh đạo tư tưởng, đã đưa ra những giải pháp cho giáo dục tại thế giới đang phát triển.”
Bà Erin Ganju là người đồng sáng lập kiêm Giám đốc của tổ chức ‘Room to Read.’ Bà nói rằng, mặc dù biết chữ là mục đích chủ yếu của tổ chức, nhưng vấn đề giới tính cũng quan trọng. Để giúp những bé gái tạo được khả năng cho chính mình, bà Ganju nói rằng tổ chức ‘Room to Read’ tài trợ cho một chương trình dài hạn để giáo dục các bé gái.
“Chương trình này thật sự không phải chỉ chú trọng vào việc giữ cho các bé gái được đi học lâu hơn - qua giai đoạn chấm dứt bậc trung học – nhưng còn giúp các em một cách toàn diện. Chúng tôi đem nữ cố vấn tới các cộng đồng để hoạt động như khuôn mẫu cho các bé gái noi theo, và chúng tôi cung cấp cho các em những buổi hội thảo sau giờ học để học hỏi về những kỹ năng của đời sống, nơi các em có thể học được các kỹ năng quan trọng như xác định mục tiêu, khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và các em thật sự đã trở nên khác trước.”
Ông Wood nói rằng, điều quan trọng cho việc thành công của tổ chức này, là sự tham gia của địa phương. Trong khi tổ chức ‘Room to Read’ tặng tiền và cung cấp sách, thì các cộng đồng cho đất, các bậc cha mẹ đóng góp sức lao động để xây trường, và bộ giáo dục nước chủ nhà đồng ý trả lương cho các giáo viên và nhân viên thư viện.
‘Room to Read’ cũng đã thiết lập các nhà máy in địa phương sản xuất các cuốn sách văn hóa cho trẻ em được thiết kế với màu sắc rực rỡ và hấp dẫn. Các cuốn sách này do các tác giả địa phương viết bằng tiếng bản xứ, và được các họa sĩ địa phương minh họa.
Ông Wood nói rằng từ nay tới cuối năm 2013, ‘Room to Read’ sẽ xuất bản 1000 đầu sách gốc trong hơn 20 ngôn ngữ.
“Tôi thường hay nói đùa rằng ‘Room to Read’ là nhà xuất bản sách trẻ em lớn nhất mà bạn chưa bao giờ nghe nói tới bởi vì các con bạn không đọc được những ngôn ngữ mà chúng tôi xuất bản. Nhưng, những trẻ em tại Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Nam Phi, đáng được có sách bằng tiếng mẹ đẻ cũng như trẻ em Mỹ được đọc sách tiếng Anh.”
Agnes là một giáo viên của tổ chức ‘Room to Read,’ cô cũng điều hành thư viện. Cô rất vui sướng khi nói về công việc của mình.
“Tôi rất tự hào vì tôi đã thấy trình độ đọc sách tại trường này – ngay cả tại lớp của tôi – trình độ đã thật sự cải tiến.”
Cô nói tiếp:
“Trình độ đó đã thật sự cải thiện. Tôi vui mừng về việc này và đó là lý do tại sao tôi không thể lơ là. Tôi phải làm việc tích cực và phải biết chắc rằng mỗi học sinh có thể được hưởng lợi ích của thư viện này.”
Ông John Wood nói rằng, thách thức lớn nhất của ‘Room to Read’ là nhu cầu tràn ngập. Hàng trăm cộng đồng đã yêu cầu các chương trình như vậy nhưng chưa đáp ứng ngay được. Ông Wood coi sự kiện vừa kể như là bị mất cơ hội.
“Như vậy, điều thúc đẩy tôi thật sự là cái ý tưởng rằng đội ngũ địa phương lớn mạnh của chúng tôi tại ‘Room to Read’ không nên hoạt động trong một lĩnh vực mà có thể phải nói ‘không’ hay ‘chưa’, họ nên hoạt động trong lĩnh vực mà chúng ta có thể nói ‘có’ . Nói có với cộng đồng rằng sẽ có các chương trình dạy chữ. Nói có với các bé gái, những người rồi sẽ có khả năng làm điều gì đó sau này nhờ có giáo dục. Nói ‘có’ với tất cả các trẻ em sẽ được đi học trong một ngôi trường được điều hành tốt và có giáo viên tâm huyết, và tôi sẽ không từ bỏ mục đích đó.”
Một biện pháp để đi tới thành công của ‘Room to Read’ là tổ chức này sẽ hoàn thành mục đích của ông Wood tiếp cận được 10 triệu trẻ em vào năm 2015 - sớm hơn 5 năm so với dự định.
“Điều tôi học tại Microsoft là những mục đích dũng cảm hấp dẫn người dũng cảm. Ngay lúc khởi đầu, tôi nói rằng mục đích của ‘Room to Read’ là để tiếp cận với 10 triệu trẻ em trên khắp thế giới tại những nước nghèo nhất.”
Năm 1998, trong một chuyến đi nghỉ ba tuần lễ tại Nepal, ông John Wood, lúc đó là một giám đốc của Microsoft, gặp một hiệu trưởng trường học ở địa phương, người đã mời ông Wood tới thăm trường học của ông tại một làng miền núi xa xôi. Kinh nghiệm này đã thay đổi cuộc đời ông Wood.
“Ông hiệu trưởng này có 450 học sinh ở trường, nhưng ông không có cuốn sách nào cả. Ông có một thư viện hoàn toàn bỏ trống.”
Ông Wood hứa cung cấp sách cho thư viện...
Và một năm sau đó, ông Wood trở lại làng với một đoàn bò mang nhiều bao sách – 3000 cuốn. Nhưng đó chỉ là bước đầu. Ông Wood nghỉ hưu, và đã sử dụng một số tiền của cá nhân ông để thực hiện chương trình ‘Room to Read.’ Tổ chức bất vụ lợi này hoạt động dựa trên niềm tin rằng việc thay đổi thế giới bắt đầu với những trẻ em được giáo dục. Ngày nay, tổ chức này hoạt động tại 10 quốc gia trên khắp Châu Á và Châu Phi.
“Thật đáng kinh ngạc trước những gì chúng tôi đã đạt được. Chúng tôi đã xây dựng được một tổ chức có tầm vóc thế giới mà thật sự như một nhà lãnh đạo tư tưởng, đã đưa ra những giải pháp cho giáo dục tại thế giới đang phát triển.”
Bà Erin Ganju là người đồng sáng lập kiêm Giám đốc của tổ chức ‘Room to Read.’ Bà nói rằng, mặc dù biết chữ là mục đích chủ yếu của tổ chức, nhưng vấn đề giới tính cũng quan trọng. Để giúp những bé gái tạo được khả năng cho chính mình, bà Ganju nói rằng tổ chức ‘Room to Read’ tài trợ cho một chương trình dài hạn để giáo dục các bé gái.
“Chương trình này thật sự không phải chỉ chú trọng vào việc giữ cho các bé gái được đi học lâu hơn - qua giai đoạn chấm dứt bậc trung học – nhưng còn giúp các em một cách toàn diện. Chúng tôi đem nữ cố vấn tới các cộng đồng để hoạt động như khuôn mẫu cho các bé gái noi theo, và chúng tôi cung cấp cho các em những buổi hội thảo sau giờ học để học hỏi về những kỹ năng của đời sống, nơi các em có thể học được các kỹ năng quan trọng như xác định mục tiêu, khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và các em thật sự đã trở nên khác trước.”
Ông Wood nói rằng, điều quan trọng cho việc thành công của tổ chức này, là sự tham gia của địa phương. Trong khi tổ chức ‘Room to Read’ tặng tiền và cung cấp sách, thì các cộng đồng cho đất, các bậc cha mẹ đóng góp sức lao động để xây trường, và bộ giáo dục nước chủ nhà đồng ý trả lương cho các giáo viên và nhân viên thư viện.
‘Room to Read’ cũng đã thiết lập các nhà máy in địa phương sản xuất các cuốn sách văn hóa cho trẻ em được thiết kế với màu sắc rực rỡ và hấp dẫn. Các cuốn sách này do các tác giả địa phương viết bằng tiếng bản xứ, và được các họa sĩ địa phương minh họa.
Ông Wood nói rằng từ nay tới cuối năm 2013, ‘Room to Read’ sẽ xuất bản 1000 đầu sách gốc trong hơn 20 ngôn ngữ.
“Tôi thường hay nói đùa rằng ‘Room to Read’ là nhà xuất bản sách trẻ em lớn nhất mà bạn chưa bao giờ nghe nói tới bởi vì các con bạn không đọc được những ngôn ngữ mà chúng tôi xuất bản. Nhưng, những trẻ em tại Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Nam Phi, đáng được có sách bằng tiếng mẹ đẻ cũng như trẻ em Mỹ được đọc sách tiếng Anh.”
Agnes là một giáo viên của tổ chức ‘Room to Read,’ cô cũng điều hành thư viện. Cô rất vui sướng khi nói về công việc của mình.
“Tôi rất tự hào vì tôi đã thấy trình độ đọc sách tại trường này – ngay cả tại lớp của tôi – trình độ đã thật sự cải tiến.”
Cô nói tiếp:
“Trình độ đó đã thật sự cải thiện. Tôi vui mừng về việc này và đó là lý do tại sao tôi không thể lơ là. Tôi phải làm việc tích cực và phải biết chắc rằng mỗi học sinh có thể được hưởng lợi ích của thư viện này.”
Ông John Wood nói rằng, thách thức lớn nhất của ‘Room to Read’ là nhu cầu tràn ngập. Hàng trăm cộng đồng đã yêu cầu các chương trình như vậy nhưng chưa đáp ứng ngay được. Ông Wood coi sự kiện vừa kể như là bị mất cơ hội.
“Như vậy, điều thúc đẩy tôi thật sự là cái ý tưởng rằng đội ngũ địa phương lớn mạnh của chúng tôi tại ‘Room to Read’ không nên hoạt động trong một lĩnh vực mà có thể phải nói ‘không’ hay ‘chưa’, họ nên hoạt động trong lĩnh vực mà chúng ta có thể nói ‘có’ . Nói có với cộng đồng rằng sẽ có các chương trình dạy chữ. Nói có với các bé gái, những người rồi sẽ có khả năng làm điều gì đó sau này nhờ có giáo dục. Nói ‘có’ với tất cả các trẻ em sẽ được đi học trong một ngôi trường được điều hành tốt và có giáo viên tâm huyết, và tôi sẽ không từ bỏ mục đích đó.”
Một biện pháp để đi tới thành công của ‘Room to Read’ là tổ chức này sẽ hoàn thành mục đích của ông Wood tiếp cận được 10 triệu trẻ em vào năm 2015 - sớm hơn 5 năm so với dự định.