Ngày 30/11, Quốc hội Mỹ bắt đầu chạy đua để cứu chính phủ liên bang khỏi bị có khả năng đóng cửa giữa đại dịch virus corona, một thách thức đầu tiên quan trọng sau cuộc bầu cử để xem liệu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ có ý định hợp tác với nhau hay không.
Tài trợ cho gần như tất cả cơ quan liên bang hết hạn vào ngày 11/12. Các nhà thương thuyết tại Quốc hội đã có nhiều tiến bộ trong việc làm thế nào phân phối khoảng 1.400 tỉ đô la để chi tiêu cho đến ngày 30/9/2021, là ngày cuối của năm tài chánh hiện tại, theo một phụ tá Dân biểu Dân chủ.
Tuy nhiên còn nhiều chi tiết vụn vặt vẫn chưa được giải quyết và việc bỏ phiếu của toàn thể Hạ viện và Thượng viện về dự luật tài trợ khổng lồ có thể gặp nhiểu trở ngại đối với hạn chót 11/12.
Nếu phiên họp hậu bầu cử của Quốc hội hiện nay thất bại không đạt thỏa thuận nào về ngân sách, Quốc hội mới được triệu tập vào tháng 1 sang năm sẽ phải dọn dẹp những rác rưỡi chỉ vài tuần trước ngày Tổng thống tân cử thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Ông Trump đã cảnh báo là ông sẽ phủ quyết luật cho phép quốc phòng rộng rãi mà Quốc hội nhằm thông qua nếu trong đó có điều khoản bỏ tên các lãnh đạo Liên minh miền Nam Hoa Kỳ ra khỏi các căn cứ quân sự.
Thất bại của Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát và Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát thông qua luật chi tiêu có thể có những hậu quả xấu.
Một số hoạt động chăm sóc sức khỏe có thể thiếu nhân viên hay bị gián đoạn vào thời điểm các ca COVID-19 tăng mạnh. Gần 267.000 người đã chết vì virus tại Mỹ.
Luật chi tiêu khổng lồ này có thể cung cấp nhiều tỉ đô la cho các chính quyền tiểu bang và địa phương để giúp có được vaccines virus corona hiện có thể được sử dụng trong những tuần và tháng tới.
Ngoài những lo ngại về đại dịch, nếu các quỹ của chính phủ bị để cho cạn kiệt vào tháng tới, các hoạt động của phi trường có thể chậm lại, công viên quốc gia có thể bị đóng cửa, một số nghiên cứu y khoa có thể bị ngưng lại và hàng ngàn chương trình khác có thể bị tổn hại khi các nhân viên chính phủ bị cho nghỉ việc, làm thiệt hại thêm cho nền kinh tế Mỹ đang vất vả phục hồi.