Cộng đồng quốc tế đang ngày càng ủng hộ Liên hiệp quốc tiến hành một cuộc điều tra chính thức về tình trạng nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, một trong những nơi có điều kiện sống được cho là tồi tệ nhất trên thế giới.
Hôm qua, Mỹ cho biết sẽ ủng hộ một cuộc điều tra của Liên hiệp quốc về điều mà người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland gọi là tình hình nhân quyền “thảm hại” tại quốc gia cộng sản bí ẩn này.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm cũng đã thông qua một đạo luật kêu gọi ủng hộ cuộc điều tra. Các nghị sĩ cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên là nước “có một không hai” về những vụ vi phạm nhân quyền.
Cao ủy trưởng nhân quyền Liên hiệp quốc, bà Navi Pillay, đã kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra quốc tế về tình trạng của người dân Bắc Triều Tiên mà bà mô tả là "bị phong tỏa và khống chế.” Bà nói tình hình cho thấy hầu như không hề có dấu hiệu cải thiện dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un.
Nhật Bản và một số nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ cho cuộc điều tra.
Ông Greg Scarlatiou, người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền Bắc Triều Tiên ở Mỹ, nói rằng một ủy ban điều tra của Liên hiệp quốc, gồm các chuyên gia và các học giả độc lập, sẽ giúp "làm sáng tỏ" và công bố sự thật về tình hình "bi đát" ở Bắc Triều Tiên.
Ông nói rằng khoảng 200.000 người đang bị giam giữ trong các trại tù ở Bắc Triều Tiên, nơi mà tin tức cho biết đã xảy ra những vụ tra tấn, hãm hiếp và cưỡng bức lao động.
Bắc Triều Tiên bác bỏ những cáo buộc này. Nước này nói rằng những cáo buộc đó có động cơ chính trị nhằm bôi nhọ danh tiếng của họ.
Hôm qua, Mỹ cho biết sẽ ủng hộ một cuộc điều tra của Liên hiệp quốc về điều mà người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland gọi là tình hình nhân quyền “thảm hại” tại quốc gia cộng sản bí ẩn này.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm cũng đã thông qua một đạo luật kêu gọi ủng hộ cuộc điều tra. Các nghị sĩ cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên là nước “có một không hai” về những vụ vi phạm nhân quyền.
Cao ủy trưởng nhân quyền Liên hiệp quốc, bà Navi Pillay, đã kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra quốc tế về tình trạng của người dân Bắc Triều Tiên mà bà mô tả là "bị phong tỏa và khống chế.” Bà nói tình hình cho thấy hầu như không hề có dấu hiệu cải thiện dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un.
Nhật Bản và một số nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ cho cuộc điều tra.
Ông Greg Scarlatiou, người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền Bắc Triều Tiên ở Mỹ, nói rằng một ủy ban điều tra của Liên hiệp quốc, gồm các chuyên gia và các học giả độc lập, sẽ giúp "làm sáng tỏ" và công bố sự thật về tình hình "bi đát" ở Bắc Triều Tiên.
Ông nói rằng khoảng 200.000 người đang bị giam giữ trong các trại tù ở Bắc Triều Tiên, nơi mà tin tức cho biết đã xảy ra những vụ tra tấn, hãm hiếp và cưỡng bức lao động.
Bắc Triều Tiên bác bỏ những cáo buộc này. Nước này nói rằng những cáo buộc đó có động cơ chính trị nhằm bôi nhọ danh tiếng của họ.