Đường dẫn truy cập

Quốc tế mở chiến dịch chống thu thập nội tạng bất hợp pháp tại TQ


Các thành viên Pháp Luân Công tại Ðài Loan mô phỏng một vụ mổ lấy nội tạng của tù nhân trong một trại cải tạo Trung Quốc.
Các thành viên Pháp Luân Công tại Ðài Loan mô phỏng một vụ mổ lấy nội tạng của tù nhân trong một trại cải tạo Trung Quốc.
Thế giới ngày càng tập trung chú ý hơn vào việc Trung Quốc bị tố cáo thu thập nội tạng của các tù nhân lương tâm và thành viên của các tổ chức tôn giáo và sắc dân thiểu số. Nghị viện châu Âu gần đây (ngày 12/12) đã kêu gọi Trung Quốc ngưng tập tục này và Hạ viện Hoa Kỳ cũng đang xem xét một giải pháp tương tự. Thông tín viên đài VOA Elizabeth Lee tường thuật từ Los Angeles về chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc thu thập nội tạng tù nhân.

Phía trước lãnh sự quá Trung Quốc ở Los Angeles, các thành viên Pháp Luân Công biểu tình cùng với các biểu ngữ và những bài phát biểu. Họ tố cáo chính phủ Trung Quốc dùng áp lực để thu thập nội tạng của các thành viên Pháp Luân Công đang bị tù.

Nói với các ký giả, bà Zeng Zheng kể lại kinh nghiệm của bà sau khi bị bắt.

Bà nói: “Vào cái ngày mà chúng tôi bị chuyển từ một trung tâm giam giữ đến trại lao động, người mà chúng tôi gặp, thật bất ngờ, không phải là cảnh vệ mà lại là một bác sĩ. Chúng tôi bị đưa đến một nơi không rõ rồi bác sĩ bảo chúng tôi đợi và thẩm vấn chúng tôi về tiền sử bệnh lý”.

Phần lớn nội tạng đều là của các học viên Pháp Luân Công. Ước tính có đến 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết chết để lấy nội tạng kể từ năm 2001 đến 2006, 2007.
Một học viên Pháp Luân Công, Dana Churchill, trong nhóm Bác sĩ Chống cưỡng ép thu thập Nội tạng. Nhóm này hoạt động sát với Pháp Luân Công.

“Ða số những người trong các trại lao cải là Pháp Luân Công. Phần lớn nội tạng đều là của các học viên Pháp Luân Công. Ước tính có đến 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết chết để lấy nội tạng kể từ năm 2001 đến 2006, 2007”.

Phát biểu với nhật báo China Daily, một quan chức nhà nước Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc là “hoàn toàn bịa đặt” của cái mà ông gọi là “tà giáo Pháp Luân Công”. Quan chức này nói rằng không có một học viên Pháp Luân Công nào bị trở thành mục tiêu của việc “cướng bức cấy ghép nội tạng”.

Ông Harry Vũ đã trải qua 19 năm trong trại cải tạo Trung Quốc. Cuối cùng ông được nhập tịch Mỹ và là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng. Ông tỏ ra nghi ngờ về những cáo buộc của Pháp Luân Công.

“Nếu anh muốn tranh luận, nếu anh muốn chống đổi, nếu anh muốn bày tỏ trước chính quyền Trung Quốc, được thôi. Nhưng tôi nói với Pháp Luân Công rất rõ rằng anh cần phải có bằng chứng”.

Tính đến nay, Trung Quốc đã lấy nội tạng của tù nhân bị hành quyết từ hơn 30 năm. Nếu chúng ta chỉ làm một ước tính nhỏ thôi, khoảng 4000 tù nhân/năm, 30 năm nghĩa là 120.000
Ông Vũ đã nói chuyện với các bệnh nhân và bác sĩ ở Trung Quốc và cho biết việc lấy nội tạng của những tù nhân bị hành quyết vẫn tiếp diễn nhưng đã có một sự thay đổi về chính sách.

“Tính đến nay, Trung Quốc đã lấy nội tạng của tù nhân bị hành quyết từ hơn 30 năm. Nếu chúng ta chỉ làm một ước tính nhỏ thôi, khoảng 4000 tù nhân mỗi năm, 30 năm nghĩa là 120.000. Một con số khổng lồ”.

Bác sĩ Gabriel Danowitch làm việc tại Trường đại học Los Angeles ở California và là thành viên của Hiệp hội Cấy ghép, còn gọi là TTS. Ông cho biết TTS đang làm việc với chính phủ Trung Quốc để thiết lập một hệ thống đăng ký cấy ghép giống như ở Hoa Kỳ và châu Âu.

“Tôi tin rằng sẽ có một quyết định ở các cấp cao nhất của nhà nước Trung Quốc và Bộ y tế. Và có sự đồng thuận rằng phải chấm dứt tập tục này.”

Haibo Wang, quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc, khẳng định điều này, và phát biểu trong Bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm ngoái rằng việc dựa vào nội tạng của những tù nhân bị hành quyết là trái với đạo lý và cũng không có tính bền vững.

Trung Quốc gần giống như một cửa hàng nội tạng dành cho mọi người từ các nơi trên thế giới đến trả tiền để mua những nội tạng đó.
Nhưng bác sĩ Danovitch cho biết Trung Quốc cũng cần phải thay đổi hệ thống nhắm phục vụ cho người giàu.

“Trung Quốc gần giống như một cửa hàng nội tạng dành cho mọi người từ các nơi trên thế giới đến trả tiền để mua những nội tạng đó và họ trả những khoản tiền lớn cho các nội tạng”.

Các bác sĩ và các nhóm nhân quyền cho rằng thay đổi sẽ không diễn ra trong ngày một ngày hai. Nhưng ông Danovitch hy vọng rằng áp lực quốc tế sẽ buộc Trung Quốc phải chấp nhận một phương thức hợp đạo lý trong việc lấy các bộ phận cơ thể cho việc cấy ghép.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG