Libya lâm vào tình trạng rối loạn về chính trị thêm nữa hôm Chủ nhật khi quốc hội nước này nhượng bộ yêu sách của thành phần dân quân cách mạng, bỏ phiếu loại các viên chức dưới thời ông Gadhafi ra khỏi chức vụ - cho dù họ đã góp phần trong việc lật đổ nhà cố độc tài.
Nhóm dân quân cách mạng Libya ăn mừng điều mà họ thấy như một “sự chỉnh đốn cuộc cách mạng.” Họ reo hò, nhảy múa khi nghe tin Quốc hội biểu quyết loại bỏ các viên chức dưới thời Gadhafi.
Trong một tuần lễ, lực lượng dân quân trên khắp nước đã bao vây các bộ của chính phủ để thúc giục thông qua luật cấm các viên chức dưới thời Gadhafi giữ vai trò trong chính phủ, quốc hội hay bộ máy công quyền.
Ông Abu Ali, một dân quân 45 tuổi, và là một trong những người ăn mừng trước tin này, cho biết:
“Chúng tôi muốn tách biệt những người đã từng cầm quyền trong chính phủ với ông Gadhafi, chúng tôi không cần họ nữa. Chúng tôi muốn xây dựng lại Libya với những trí tuệ trong sáng với những người yêu Libya chứ không phải Gadhafi. Tôi đã chiến đấu và có nhiều bạn bè chết trong cuộc cách mạng này."
Tuy nhiền trong khi các dân quân ăn mừng thì những người khác âu lo.
Nhiều thành viên nội các sẽ bị buộc rời khỏi chức vụ - trong đó có chủ tịch quốc hội Mohamed Magarief, người từng là một đại sứ dưới chế độ Gadhafi, trước khi cắt đứt quan hệ với chế độ và trở thành một lãnh đạo của phe nổi dậy, lật đổ nhà độc tài.
Hiện chưa rõ về chức vụ thủ tướng của ông Ali Zeidan. Ông đã từng là một nhà ngoại giao dưới thời Gadhafi trong nhiều năm, nhưng không nằm những qui định của luật được gọi là luật cô lập về chính trị này. Mặc dù vậy, một số người Hồi giáo muốn theo một biện pháp riêng rẽ để loại ông ra.
Nhiều người trong nội các sẽ bị buộc rời chức vụ trong đó có bộ trưởng nội vụ và một số các nhà lập pháp chủ trương ôn hòa.
Các nhà ngoại giao phương tây cảnh báo rằng luật này, được đưa ra tranh luận trong nhiều tuần, không khác nào một “cuộc đảo chính bằng pháp lý” và sẽ củng cố vị thế của nhóm Huynh đệ Hồi giáo và các đảng Hồi giáo nhỏ hơn.
Phàn nàn về sự chấp thuận của luật này, chính trị gia và cũng là một ký giả, ông Abdulrahman Shater lo ngại tương lai của Libya sẽ là một nước vô luật pháp. Ông nói:
“Họ mạnh hơn Bộ Nội vụ hay Bộ Quốc phòng vì họ có súng và võ khí nặng và họ mạnh hơn các cơ quan nhà nước chính thức. Một số trong những người này muốn dự vào chính phủ, một số muốn có vai trò trong các đại sứ quán, một số muốn trở nên giàu có. Tôi đã viết, nhiều lần, cảnh báo rằng cuộc cách mạng sẽ bị cướp công.”
Trong những ngày trước cuộc biểu quyết hôm Chủ nhật, ông Zeidan và các bộ trưởng đã thúc giục các thường dân Libya mít tinh ủng hộ chính phủ nhưng họ đã không làm. Chính phủ của ông Zeidan không được lòng dân do tiến độ thay đổi chậm chạp.
Chỉ có khoảng 200 người xuống đường biểu tình hôm thứ Bảy, không đủ để giúp xoay thế đấu tranh ủng hộ chính phủ.
Nhóm dân quân cách mạng Libya ăn mừng điều mà họ thấy như một “sự chỉnh đốn cuộc cách mạng.” Họ reo hò, nhảy múa khi nghe tin Quốc hội biểu quyết loại bỏ các viên chức dưới thời Gadhafi.
Trong một tuần lễ, lực lượng dân quân trên khắp nước đã bao vây các bộ của chính phủ để thúc giục thông qua luật cấm các viên chức dưới thời Gadhafi giữ vai trò trong chính phủ, quốc hội hay bộ máy công quyền.
Ông Abu Ali, một dân quân 45 tuổi, và là một trong những người ăn mừng trước tin này, cho biết:
“Chúng tôi muốn tách biệt những người đã từng cầm quyền trong chính phủ với ông Gadhafi, chúng tôi không cần họ nữa. Chúng tôi muốn xây dựng lại Libya với những trí tuệ trong sáng với những người yêu Libya chứ không phải Gadhafi. Tôi đã chiến đấu và có nhiều bạn bè chết trong cuộc cách mạng này."
Tuy nhiền trong khi các dân quân ăn mừng thì những người khác âu lo.
Nhiều thành viên nội các sẽ bị buộc rời khỏi chức vụ - trong đó có chủ tịch quốc hội Mohamed Magarief, người từng là một đại sứ dưới chế độ Gadhafi, trước khi cắt đứt quan hệ với chế độ và trở thành một lãnh đạo của phe nổi dậy, lật đổ nhà độc tài.
Hiện chưa rõ về chức vụ thủ tướng của ông Ali Zeidan. Ông đã từng là một nhà ngoại giao dưới thời Gadhafi trong nhiều năm, nhưng không nằm những qui định của luật được gọi là luật cô lập về chính trị này. Mặc dù vậy, một số người Hồi giáo muốn theo một biện pháp riêng rẽ để loại ông ra.
Nhiều người trong nội các sẽ bị buộc rời chức vụ trong đó có bộ trưởng nội vụ và một số các nhà lập pháp chủ trương ôn hòa.
Các nhà ngoại giao phương tây cảnh báo rằng luật này, được đưa ra tranh luận trong nhiều tuần, không khác nào một “cuộc đảo chính bằng pháp lý” và sẽ củng cố vị thế của nhóm Huynh đệ Hồi giáo và các đảng Hồi giáo nhỏ hơn.
Phàn nàn về sự chấp thuận của luật này, chính trị gia và cũng là một ký giả, ông Abdulrahman Shater lo ngại tương lai của Libya sẽ là một nước vô luật pháp. Ông nói:
“Họ mạnh hơn Bộ Nội vụ hay Bộ Quốc phòng vì họ có súng và võ khí nặng và họ mạnh hơn các cơ quan nhà nước chính thức. Một số trong những người này muốn dự vào chính phủ, một số muốn có vai trò trong các đại sứ quán, một số muốn trở nên giàu có. Tôi đã viết, nhiều lần, cảnh báo rằng cuộc cách mạng sẽ bị cướp công.”
Trong những ngày trước cuộc biểu quyết hôm Chủ nhật, ông Zeidan và các bộ trưởng đã thúc giục các thường dân Libya mít tinh ủng hộ chính phủ nhưng họ đã không làm. Chính phủ của ông Zeidan không được lòng dân do tiến độ thay đổi chậm chạp.
Chỉ có khoảng 200 người xuống đường biểu tình hôm thứ Bảy, không đủ để giúp xoay thế đấu tranh ủng hộ chính phủ.