Quốc hội gồm nhiều phe phái Libya tái họp ngày hôm nay, hai ngày sau khi lực lượng trung thành với tướng phản loạn Khalifa Haftar chiếm tòa nhà và cho biết quyết tâm xúc tiến cuộc chiến chống lại điều ông gọi là 'chính phủ bất hợp pháp'.
Các nhà lập pháp đang nỗ lực tái lập quyền kiểm soát sau những thách thức của những người ủng hộ tướng hồi hưu Khalifa Haftar.
Ông Khalifa Haftar khoe mình là một người quốc gia phát động chiến tranh để cứu Libya khỏi những phần tử cực đoan Hồi Giáo. Giao tranh giữa lực lượng của ông và các đối thủ đã làm ít nhất 70 người thiệt mạng kể từ thứ Sáu tuần trước.
Thông tấn xã AP loan tin Quốc hội đang họp tại một địa điểm không được tiết lộ, vì những quan ngại về an ninh và sẽ bỏ phiếu bầu Thủ tướng mới và ngân sách.
Trước đây trong tháng, các giới chức Libya xác nhận ông Ahmed Maitiq là tân Thủ tướng.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp hàng đầu tranh cãi về việc cử nhiệm ông, nói rằng việc bỏ phiếu chuẩn nhận diễn ra mà không đủ số đại biểu cần thiết để bỏ phiếu.
Quốc hội Libya bị chia rẻ giữa những đại biểu của Hồi Giáo và những lực lượng không Hồi Giáo. Ông Maitiq được các nhà lập pháp Hồi Giáo và những phần tử chủ chiến ủng hộ.
Ông Ali Zeidan, một Thủ tướng thân Tây phương bị bãi chức vào tháng 4 năm nay trong một cuộc bỏ phiết bất tín nhiệm gây tranh cãi.
Libya trải qua những xáo trộn thường xuyên kể từ khi nhà lãnh đạo lâu năm Moammar Gadhafi bị lật đổ vào năm 2011.
Các nhà lập pháp đang nỗ lực tái lập quyền kiểm soát sau những thách thức của những người ủng hộ tướng hồi hưu Khalifa Haftar.
Ông Khalifa Haftar khoe mình là một người quốc gia phát động chiến tranh để cứu Libya khỏi những phần tử cực đoan Hồi Giáo. Giao tranh giữa lực lượng của ông và các đối thủ đã làm ít nhất 70 người thiệt mạng kể từ thứ Sáu tuần trước.
Thông tấn xã AP loan tin Quốc hội đang họp tại một địa điểm không được tiết lộ, vì những quan ngại về an ninh và sẽ bỏ phiếu bầu Thủ tướng mới và ngân sách.
Trước đây trong tháng, các giới chức Libya xác nhận ông Ahmed Maitiq là tân Thủ tướng.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp hàng đầu tranh cãi về việc cử nhiệm ông, nói rằng việc bỏ phiếu chuẩn nhận diễn ra mà không đủ số đại biểu cần thiết để bỏ phiếu.
Quốc hội Libya bị chia rẻ giữa những đại biểu của Hồi Giáo và những lực lượng không Hồi Giáo. Ông Maitiq được các nhà lập pháp Hồi Giáo và những phần tử chủ chiến ủng hộ.
Ông Ali Zeidan, một Thủ tướng thân Tây phương bị bãi chức vào tháng 4 năm nay trong một cuộc bỏ phiết bất tín nhiệm gây tranh cãi.
Libya trải qua những xáo trộn thường xuyên kể từ khi nhà lãnh đạo lâu năm Moammar Gadhafi bị lật đổ vào năm 2011.