Việc thành lập một nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican, và Vatican bổ nhiệm đại diện không thường trú mở ra các kênh đối thoại giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican có thể được xem như một ví dụ cho chính quyền Bắc Kinh, vốn cho đến thời điểm này vẫn không chấp nhận thỉnh cầu của Giáo hội Công giáo Trung Quốc.
Hãng thông tấn Asia News đưa tin về cuộc gặp gỡ giữ các giới chức Việt Nam và Vatican hồi tuần trước nói rằng đó có thể được xem như một mô hình trao đổi và đối thoại cho Trung Quốc. Mô hình đó có thể giúp Bắc Kinh đặt ra nền tảng mới cho các kênh ngoại giao với Tòa thánh Vatican.
Trên thực tế trong mấy năm trở lại đây, Việt Nam và Vatican đã mở nhiều cuộc đối thoại với nhau, thành lập một nhóm công tác hỗn hợp, và Việt Nam đồng ý cho Vatican bổ nhiệm đại diện không thường trú, được phép tiếp xúc với tất cả 26 giáo phận trên cả nước.
Vẫn theo Asia News, thì dư luận hy vọng rằng Trung Quốc sẽ mở cửa đối thoại, chấm dứt kiểm soát có hệ thống đối với các hoạt động thờ phượng, và cho phép Giáo hội Công giáo Trung Quốc được tự do tín ngưỡng hoàn toàn.
Ðức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 đã gởi thư cho Bắc Kinh năm 2007, nhưng chính phủ Trung Quốc đã làm ngơ.
Trong một bài viết được đăng trên tạp chí Tripod Magazine hồi gần đây, Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Thánh bộ Truyền giáo của Vatican đã đề nghị thành lập một nhóm công tác hỗn hợp giữa Trung Quốc và Tòa thánh Vatican giống với mô hình đã được thành lập với Việt Nam, để chia sẻ các thông tin và thảo luận về các vấn đề và những hoạt động vì lợi ích của công chúng, giáo hội và quốc gia.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã mang lại những cơ hội cho cả hai bên để có tham gia đối thoại và thông hiểu lẫn nhau.
Lần gần đây nhất mà hai bên đã ngồi vào bàn đối thoại với nhau là vào cuối tháng 2 năm nay tại Hà Nội.
Theo thông cáo chung của cuộc hội đàm đó, trọng tâm của cuộc thảo luận là nội dung hoạt động của nhóm công tác hỗn hợp và việc Vatican bổ nhiệm đại diện đến Việt Nam.
Nguồn: Asia News, Vietnam.ucannews.com
Hãng thông tấn Asia News đưa tin về cuộc gặp gỡ giữ các giới chức Việt Nam và Vatican hồi tuần trước nói rằng đó có thể được xem như một mô hình trao đổi và đối thoại cho Trung Quốc. Mô hình đó có thể giúp Bắc Kinh đặt ra nền tảng mới cho các kênh ngoại giao với Tòa thánh Vatican.
Trên thực tế trong mấy năm trở lại đây, Việt Nam và Vatican đã mở nhiều cuộc đối thoại với nhau, thành lập một nhóm công tác hỗn hợp, và Việt Nam đồng ý cho Vatican bổ nhiệm đại diện không thường trú, được phép tiếp xúc với tất cả 26 giáo phận trên cả nước.
Vẫn theo Asia News, thì dư luận hy vọng rằng Trung Quốc sẽ mở cửa đối thoại, chấm dứt kiểm soát có hệ thống đối với các hoạt động thờ phượng, và cho phép Giáo hội Công giáo Trung Quốc được tự do tín ngưỡng hoàn toàn.
Ðức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 đã gởi thư cho Bắc Kinh năm 2007, nhưng chính phủ Trung Quốc đã làm ngơ.
Trong một bài viết được đăng trên tạp chí Tripod Magazine hồi gần đây, Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Thánh bộ Truyền giáo của Vatican đã đề nghị thành lập một nhóm công tác hỗn hợp giữa Trung Quốc và Tòa thánh Vatican giống với mô hình đã được thành lập với Việt Nam, để chia sẻ các thông tin và thảo luận về các vấn đề và những hoạt động vì lợi ích của công chúng, giáo hội và quốc gia.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã mang lại những cơ hội cho cả hai bên để có tham gia đối thoại và thông hiểu lẫn nhau.
Lần gần đây nhất mà hai bên đã ngồi vào bàn đối thoại với nhau là vào cuối tháng 2 năm nay tại Hà Nội.
Theo thông cáo chung của cuộc hội đàm đó, trọng tâm của cuộc thảo luận là nội dung hoạt động của nhóm công tác hỗn hợp và việc Vatican bổ nhiệm đại diện đến Việt Nam.
Nguồn: Asia News, Vietnam.ucannews.com