Một trong các ưu tiên của Hoa Kỳ có liên quan đến Nga vẫn là tăng cường các quan hệ đầu tư. Và kết quả đã bắt đầu diễn ra trong vài năm vừa qua, theo ý của Thứ trưởng Thương mại đặc trách Thương mại Quốc tế Francisco Sanchez. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg, ông nêu ra rằng số xuất khẩu của Hoa Kỳ qua Nga tăng 29% so với mức của năm 2011, lên tới 10,7 tỷ đôla trong năm 2012. Kim ngạch hàng hoá giữa Nga và Hoa Kỳ đứng ở mức chỉ dưới 40 tỷ đôla trong năm 2012.
Nhưng ông Sanchez cho rằng vẫn còn chỗ để tăng trưởng cả hai chiều. Tỷ như, Nga là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, nhưng chỉ đứng vào hàng thứ 20 trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Thứ trưởng Sanchez nói, “Có thể thu ngắn khoảng cách biệt này, và cả hai bên chúng ta đều có thể bán hàng và xây dựng thêm trong các thị trường của nhau.”
Một trong các thành quả nổi bật nhất trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga là việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2012. Các diễn biến khác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga gồm có việc cấp quy chế Thương mại Bình thường vĩnh viễn và việc thực thi một hiệp định song phương mới về thị thực hồi tháng 9 năm ngoái.
Hoa Kỳ trông đợi việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nga bằng cách gia tăng đầu tư và thương mại hai chiều trực tiếp, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư song phương trong các vùng và khu vực với tiềm năng phát triển cao và tăng cường việc hội ý chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ với khu vực tư nhân.
Hoa Kỳ đang làm việc với các đối tác Nga để giải quyết các vấn đề về minh bạch trong các thủ tục mua hàng của chính phủ, mở rộng thương mại, đầu tư và canh tân trong các khu vực có tiềm năng cao như kỹ thuật y tế, vận chuyển và thông tin và kỹ thuật truyền thông, ngoài các công nghiệp khác.
Mục tiêu tối hậu là tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty làm ăn với nhau và để hàng hóa lưu thông tự do khắp các thị trường của Nga và Hoa Kỳ. Kết hợp các tiêu chuẩn quốc tế với các tập tục tiêu chuẩn riêng của Nga có thể giúp Nga hội đủ các nghĩa vụ WTO của mình trong khu vực hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.
Hoa Kỳ cũng muốn khuyến khích đầu tư của Nga vào Hoa Kỳ và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Nga. Tổng cộng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nga vào Hoa Kỳ nay ở mức gần 8 tỷ đôla. Ðây là một con số còn có thể tăng lên rất nhiều.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mưu tìm các phương sách mở rộng quan hệ kinh tế với Nga.
* Bài xã luận “Quan hệ thương mại Mỹ-Nga” phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Nhưng ông Sanchez cho rằng vẫn còn chỗ để tăng trưởng cả hai chiều. Tỷ như, Nga là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, nhưng chỉ đứng vào hàng thứ 20 trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Thứ trưởng Sanchez nói, “Có thể thu ngắn khoảng cách biệt này, và cả hai bên chúng ta đều có thể bán hàng và xây dựng thêm trong các thị trường của nhau.”
Một trong các thành quả nổi bật nhất trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga là việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2012. Các diễn biến khác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga gồm có việc cấp quy chế Thương mại Bình thường vĩnh viễn và việc thực thi một hiệp định song phương mới về thị thực hồi tháng 9 năm ngoái.
Hoa Kỳ trông đợi việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nga bằng cách gia tăng đầu tư và thương mại hai chiều trực tiếp, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư song phương trong các vùng và khu vực với tiềm năng phát triển cao và tăng cường việc hội ý chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ với khu vực tư nhân.
Hoa Kỳ đang làm việc với các đối tác Nga để giải quyết các vấn đề về minh bạch trong các thủ tục mua hàng của chính phủ, mở rộng thương mại, đầu tư và canh tân trong các khu vực có tiềm năng cao như kỹ thuật y tế, vận chuyển và thông tin và kỹ thuật truyền thông, ngoài các công nghiệp khác.
Mục tiêu tối hậu là tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty làm ăn với nhau và để hàng hóa lưu thông tự do khắp các thị trường của Nga và Hoa Kỳ. Kết hợp các tiêu chuẩn quốc tế với các tập tục tiêu chuẩn riêng của Nga có thể giúp Nga hội đủ các nghĩa vụ WTO của mình trong khu vực hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.
Hoa Kỳ cũng muốn khuyến khích đầu tư của Nga vào Hoa Kỳ và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Nga. Tổng cộng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nga vào Hoa Kỳ nay ở mức gần 8 tỷ đôla. Ðây là một con số còn có thể tăng lên rất nhiều.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mưu tìm các phương sách mở rộng quan hệ kinh tế với Nga.
* Bài xã luận “Quan hệ thương mại Mỹ-Nga” phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.