Đường dẫn truy cập

'Quá khứ chiến tranh không phải là liều thuốc cho nền kinh tế Việt Nam'


Hà Nội treo đầy những áp phích hình các chiến đấu cơ Mỹ nổ tung trên không để đánh dấu 40 năm chiến dịch oanh tạc Bắc Việt.
Hà Nội treo đầy những áp phích hình các chiến đấu cơ Mỹ nổ tung trên không để đánh dấu 40 năm chiến dịch oanh tạc Bắc Việt.
“Hà Nội dưới mưa bom” (Tuổi Trẻ), “Cả làng giỗ bom” (Hà Nội Mới), “Tái hiện Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không qua ảnh” (Tiền Phong Online) là những hàng tít trên báo chí Việt Nam trong những ngày gần đây, để đánh dấu chiến dịch oanh tạc Bắc Việt do Hoa Kỳ thực hiện cách đây đúng 40 năm, vào mùa Lễ Giáng Sinh năm 1972.

Báo Tiền Phong Online tường thuật rằng trong chiến dịch không kích này, Mỹ đã sử dụng 444 lần chiếc B52 và hơn 1.000 lần máy bay chiến thuật để trút xuống miền Bắc 8 vạn tấn bom đạn, 4 vạn tấn chỉ riêng tại Hà Nội.

Những bài báo đi kèm với hình ảnh và chi tiết các câu chuyện về những gì mà người dân miền Bắc đã phải chịu đựng trong suốt 12 ngày đêm của chiến dịch không kích Hà Nội.

Truyền thông Tây phương tường thuật về đường lối Việt Nam tưởng niệm biến cố này năm nay. Hãng thông tấn Pháp tường thuật rằng thủ đô Hà Nội treo đầy những áp phích in hình các chiến đấu cơ Mỹ nổ tung trên không để đánh dấu 40 năm từ khi Hoa Kỳ phát động chiến dịch này.

AFP nói rằng trong nhiều năm qua, giới lãnh đạo của nhà nước độc đảng ở Việt Nam vẫn khơi lại quá khứ chiến tranh để biện minh cho quyền hành của Đảng Cộng Sản dựa trên những thắng lợi đã đạt được trên chiến trường trong một cuộc chiến kết thúc từ lâu.

Chiến dịch thả bom miền Bắc được phát động trong mùa lễ Giáng Sinh năm 1972 sau khi cuộc hòa đàm với miền Bắc đổ vỡ.

Lãnh đạo Đảng CSVN phải nghĩ tới khả năng các thế hệ mới không còn dựa vào những thành tích của quá khứ khi quyết định hệ thống chính trị hiện hữu có đáng được sự hậu thuẫn của họ hay không...
David Koh, Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á.
Nhưng tờ báo nói đằng sau chiến dịch tuyên truyền đó, nhà cầm quyền Việt Nam đang đối mặt với một mối đe dọa hiện đại, đó là nỗi giận dữ của dân chúng liên quan tới thành tích kinh tế.

Giữa lúc nền kinh tế do nhà nước chi phối đang gặp khó khăn, các chuyên gia nói khơi lại những thắng lợi quân sự cách đây vài thập niên không còn đủ để có thể che chở chế độ trước nỗi bất bình đang dâng cao trong công chúng.

AFP trích lời ông David Koh, một nhà phân tích về Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Singapore nói : “Họ –tức lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam- phải nghĩ tới khả năng các thế hệ mới không còn dựa vào những thành tích của quá khứ khi quyết định hệ thống chính trị hiện hữu có đáng được sự hậu thuẫn của họ hay không.”

Nhà phân tích này nói một cách chủ yếu để củng cố tính chính đáng của Đảng Cộng Sản là qua các biện pháp cải cách kinh tế nghiêm túc.

Chiến dịch thả bom miền Bắc được phát động trong mùa lễ Giáng Sinh năm 1972 sau khi cuộc hòa đàm với miền Bắc đổ vỡ.
Chiến dịch thả bom miền Bắc được phát động trong mùa lễ Giáng Sinh năm 1972 sau khi cuộc hòa đàm với miền Bắc đổ vỡ.
Nhưng bất chấp những biện pháp kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông, và những cuộc biểu tình, vẫn có nhiều dấu hiệu về nỗi bất bình trong công chúng, từ những làn sóng chỉ trích trên các trang mạng, cho tới các cuộc biểu tình quy mô nhỏ, nhưng thường xuyên, phản đối nạn tham nhũng và các cuộc tranh chấp đất đai tại Hà Nội.

Global Post.com nhắc lời một cựu bộ đội và giới chức hồi hưu Trần Văn Dương, nói rằng, “nhà nước Việt Nam nên bỏ ít thời giờ và tiền bạc để ăn mừng các biến cố lịch sử, và hãy tập trung nhiều hơn tới việc cải thiện đời sống của nhân dân.”

Ông Lương nói đời sống đã trở nên khó khăn hơn trong năm nay, và nhiều người không hài lòng với thành tích kinh tế của chính phủ.

Nhà nước Việt Nam nên bỏ ít thời giờ và tiền bạc để ăn mừng các biến cố lịch sử, và hãy tập trung nhiều hơn tới việc cải thiện đời sống của nhân dân...
Ông Trần Văn Dương.
Một giáo sư của Trung Tâm Chiến Lược và Kinh tế của Trường Đại Học Victoria ở Melbourne, ông Adam Lanza Fforde nói rằng “Hệ thống chính trị không hoạt động hữu hiệu. Không thể nào điều hành một quốc gia như thế này.”

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đi theo đường lối phát triển của Trung Quốc, trộn lẫn giữa thị trường tự do và hệ thống cai trị độc đoán để thực hiện đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng các chuyên gia nhận định rằng tình hình hiện tại đòi hỏi phải cải cách kinh tế sâu rộng hơn, đi kèm với các cải cách kinh tế, đặc biệt là cải cách lĩnh vực quốc doanh, và nạn tham nhũng.

Nguồn: AFP, GlobalPost.com, Tuoi Tre, Tien Phong

VOA Express

XS
SM
MD
LG