Hai tuần trước, dư luận sôi sục trước thông tin Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông bị đội giá tới 339 triệu USD, từ 552 triệu lên 891 triệu USD, tức tới 61% dự toán ban đầu.
Nỗi bức xúc của dư luận dường như đã thấu tới những người đứng đầu bộ máy khi sau đấy, đích thân PTT Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh vốn của dự án.
Nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó thì người ta hẳn sẽ có lý do để tin rằng, với trọng trách được giao phó, ngài PTT đã thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm của mình, và đất nước này quả là còn “hồng phúc” khi có một vị lãnh đạo phụ trách kinh tế biết “lắng nghe” dư luận như thế.
Song tiếc thay, đó chỉ đơn giản là từ “nếu”, trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra trong thực tế: PTT Hoàng Trung Hải không chỉ là một “đạo diễn” thượng thặng, đang “dàn dựng” dự án giao thông đặc biệt quan trọng này, mà hơn thế, suốt nhiều năm qua, ông ta còn “làm xiếc” với tất cả các dự án trọng điểm quốc gia cũng như cả nền kinh tế. Những ngôn từ kể trên chỉ là trò mị dân quen thuộc của ông ta không hơn không kém.
“Chuyên gia” mị dân
Trong bài “Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân” trên trang Bauxite Việt Nam cách đây hơn 1 năm, tác giả đã vạch trần bản chất mị dân của ngài PTT Tàu này khi ông ta luôn có những câu phát ngôn khiến dân chúng “mát lòng mát dạ” như “Giá điện hiện nay không rẻ”; “Cần giá điện cạnh tranh, minh bạch và công bằng”; “Giá điện không phải muốn là tăng”; “Giá điện sẽ theo cơ chế thị trường”, v.v., nhưng trong thực tế lại luôn làm chuyện trái ngược: chỉ đạo EVN bỏ qua điện giá rẻ trong nước để mua điện từ Trung Quốc với giá cắt cổ; giao hầu hết các dự án điện cho nhà thầu Trung Quốc để đổi lấy những nhà máy điện công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ nhiều năm, giá thành đắt đỏ; tìm mọi cách trì hoãn sự hình thành của thị trường điện cạnh tranh, v.v.
Cuối tháng 10 năm ngoái, dân chúng từng một phen mừng hụt khi hay tin ngài PTT, trước sự bức xúc của dư luận, đã yêu cầu kiểm tra dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong vụ 3 nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng 40% giá cước 3G gói không giới hạn, nhưng rồi vụ việc lại nhanh chóng rơi vào im lặng.
Vụ “đội giá” ở dự án ĐSĐT nói trên cũng vậy, chỉ đến khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ, trên cả báo chí “lề đảng” lẫn báo chí “lề dân”, ngài PTT Tàu mới chịu “có ý kiến chỉ đạo” để xoa dịu dư luận.
Thực ra, ngay từ ngày 22/1/2014, báo Đầu Tư của Bộ KH-ĐT đã đăng bài “Đường sắt Đô thị Cát Linh - Hà Đông đội chi phí lên 891 triệu USD”. Như vậy, kể từ khi báo chí đưa tin về vụ việc cho đến khi ông Hoàng Trung Hải đưa ra ý kiến chỉ đạo là đúng 3 tháng. Trong khi đó, với trách nhiệm PTT “phụ trách kinh tế”, trực tiếp chỉ đạo Bộ GTVT và là Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, chắc chắn ông ta phải nắm thông tin này từ trước. Thế nhưng, đã nửa tháng trôi qua kể từ khi ngài PTT lên tiếng mà người ta vẫn chưa nhận thấy bất kỳ động thái đáng kể nào từ các cơ quan hữu trách liên quan đến “chỉ đạo” nói trên.
Tình trạng “công trình nào cũng đội giá”
Với cương vị PTT “phụ trách kinh tế”, trực tiếp chỉ đạo các bộ quan trọng nhất của nền kinh tế như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên - Môi trường, đồng thời lại còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng giao phó cho hàng chục trọng trách khác quán xuyến cả nền kinh tế nên tất cả các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia đều thuộc quyền chỉ đạo, phê duyệt và giám sát của ngài PTT Tàu này.
Ngoài đặc điểm nổi bật là hầu hết các dự án trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với những tai tiếng xưa nay về chất lượng và tiến độ, chúng còn một đặc điểm mà ai ai cũng nhìn thấy nữa là tình trạng “đội giá” khủng khiếp.
Báo Người Lao Động ngày 21/3/2014 đăng bài “Đua nhau ‘đội giá’”, trong đó viết:
Công trình xây dựng, giao thông đua nhau đội giá tới cả ngàn tỉ đồng không còn là chuyện lạ, gây bức xúc trong dư luận suốt một thời gian dài.
Trường hợp mới nhất mà dư luận biết tới là việc Kiểm toán Nhà nước phát hiện dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đội giá hơn 5.000 tỉ đồng so với mức được phê duyệt ban đầu (gấp 2,5 lần).
…Theo BQL Dự án cầu Nhật Tân, cầu dây văng Nhật Tân (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, Hà Nội) sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10/2014) với tổng mức đầu tư trên 13.626 tỉ đồng. Dự án này được phê duyệt năm 2006 nhưng mãi tới tháng 3.2009 mới chính thức khởi công hạng mục đầu tiên và đội giá trên 6.000 tỉ đồng.
Đâu vẫn vào đấy!
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi giữa năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rất bức xúc khi đặt vấn đề: “Có công trình nào không đội giá, thậm chí còn đội giá vô cùng lớn, thế mà vẫn đâu vào đấy. Công trình cả ngàn tỉ mà cứ chạy theo điều chỉnh giá dẫn đến đắt nhất thế giới. Dây dưa kéo dài tiến độ để điều chỉnh giá, tiêu cực chạy cho trúng thầu mà không bắt, không xử được”.
Tại sao tình trạng tồi tệ đến mức như lời phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội mà ngài PTT “phụ trách kinh tế”, người chịu trách nhiệm cao nhất về thực trạng này vẫn chưa hề lên tiếng hay có bất kỳ biện pháp nào để chấn chỉnh?
Ngày 16/1/2014, Bộ Xây dựng có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ nâng tổng mức đầu tư Dự án Xây dựng Nhà Quốc hội từ 4.797,043 tỷ lên 6.837,849 tỷ VNĐ, tức là phát sinh tới hơn 2.000 tỷ VNĐ. Đây là dự án mà ông Hoàng Trung Hải là Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước, nhưng không hiểu sao gần 4 tháng trôi qua rồi mà ông ta vẫn chưa hề có “ý kiến chỉ đạo”? 2.000 tỷ VNĐ tương đương với số thu ngân sách của cả một tỉnh trong suốt một năm, chẳng lẽ chừng đó chưa đủ lớn để cho ngài PTT “phụ trách kinh tế” phải quan tâm hay sao?
Bức tranh còn nham nhở hơn: đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ
Báo Dân Trí ngày 7/6/2013 đăng bài “Trái phiếu Chính phủ mất cân đối về nguồn vốn”, trong đó nêu lên thực trạng đáng báo động:
Theo Quyết định số 171 của Chính phủ, TMĐT ban đầu của các công trình, dự án thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2003 - 2010 là 150.668 tỷ đồng, với nhu cầu sử dụng vốn TPCP là 110.000 tỷ đồng. Nhưng tại Báo cáo số 152/BC-CP ngày 19/10/2010 của Chính phủ, TMĐT điều chỉnh từ các bộ, ngành, địa phương đã lên tới 570.990 tỷ đồng, trong đó nhu cầu sử dụng vốn TPCP là 530.302 tỷ đồng, nhu cầu còn lại sau năm 2010 là 315.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay, theo Báo cáo số 196/BC-CP ngày 17/5/2013 của Chính phủ, TMĐT đã điều chỉnh lên 684.794,5 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh TMĐT so với phê duyệt ban đầu. Có dự án điều chỉnh TMĐT gấp nhiều lần, có những dự án không chỉ điều chỉnh về giá nhân công, vật liệu, giá đền bù, GPMB, thiết kế kỹ thuật... mà còn điều chỉnh cả về quy mô của dự án. Kết quả là TMĐT các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP đã tăng lên nhiều so với dự toán ban đầu.
Tức là, chỉ trong vòng có 7 năm (Quyết định 171/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 24/7/2006), tổng mức đầu tư của các công trình, dự án thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn TPCP đã được điều chỉnh tăng lên tới hơn 4,5 lần, khiến nguồn vốn trái phiếu chính phủ bị mất cân đối. Ai là người phải chịu trách nhiệm chính về con số chênh lệch khổng lồ 534.000 tỷ VNĐ này (mà chủ yếu là do điều chỉnh tổng mức đầu tư trái luật) nếu không phải là ngài PTT “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải?
Định giở bài “tôi không ra quyết định nào sai”?
Việc ông Hoàng Trung Hải lên tiếng chỉ đạo về vụ dự án ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông “đội giá” 339 triệu USD không chỉ là một hành động mị dân điển hình, mà còn là một cách khéo léo để “đá quả bóng trách nhiệm” sang chân người khác, thể hiện qua những từ ngữ “Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, với cương vị của mình, không phải ông Bộ trưởng GTVT, lại càng không phải ông Cục trưởng Cục Đường sắt hay ông Trưởng ban Quản lý Dự án, mà chính ông PTT “phụ trách kinh tế” mới là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông cũng như tất cả các dự án trọng điểm quốc gia khác.
Quyền lực bao trùm của ông ta còn thể hiện rõ qua ý kiến chỉ đạo: “Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch - đầu tư cùng các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án.” Điều này dường như còn hàm ý rằng việc “thẩm định, quyết định” kia chỉ là vấn đề thủ tục, bất chấp thực tế là nếu không tăng tổng mức đầu tư thì chi phí để xây dựng 1km ĐSĐT ở đây đã cao gấp 1,5 - 2 lần so với mức chi phí trung bình của thế giới, còn nếu tăng TMĐT thì cao gấp tới 2,5 - 3 lần.
Với quyền hạn rõ ràng cùng những “chỉ đạo” kiểu như thế thì thật khó cho ngài PTT nếu đến một lúc nào đó ngài lại muốn học tập “ngón nghề” sở trường của “danh hài chính trị” Nguyễn Tấn Dũng mà rằng: “Trong vụ XYZ kia tôi không ra quyết định nào sai!?”
Hiểm hoạ khôn lường
Với trọng trách PTT “phụ trách kinh tế” nên thật dễ hiểu khi trên bức tranh kinh tế nham nhở của Việt Nam nhiều năm qua đâu đâu cũng thấy “dấu ấn” của “hoạ sỹ” Hoàng Trung Hải.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là hầu như chưa thấy bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào lên tiếng về trách nhiệm của ông ta trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả.
Trong khi đó, suốt nhiều năm nay, ông Hoàng Trung Hải đã bị tố cáo có những sai phạm nghiêm trọng như khai man lý lịch (bố đẻ ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, nhưng trong lý lịch ông ta lại khai là người Kinh) cùng những tội ác khủng khiếp như buôn bán ma tuý, giết người, v.v. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại rằng bà Đặng Thị Hoàng Yến đã từng bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội khoá XIII chỉ vì bà đã không khai bà từng là đảng viên.
Phải chăng nguyên nhân của việc ông Hoàng Trung Hải vẫn “bình chân như vại” bất chấp những sai phạm nghiêm trọng và tội ác tày trời nêu trên là do một (vài) thế lực thuộc hàng chóp bu nào đó đã cố tình bao che cho ông ta, hay tệ hơn nữa là bị ông ta khống chế và trở thành tay sai vô điều kiện phục vụ cho “sự nghiệp” cướp nước của ngài PTT này?
Bất luận thế nào, việc ông Hải leo lên đến chức Phó Thủ tướng, nắm trong tay gần như cả nền kinh tế suốt 7 năm qua (và nếu vụ việc vẫn không được giải quyết thì còn nhiều năm tới) cũng là một hiểm hoạ vô cùng lớn đối với cả nền kinh tế lẫn tiền đồ dân tộc, mà những gì đã nêu trên đây mới chỉ là một phần nhỏ.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nỗi bức xúc của dư luận dường như đã thấu tới những người đứng đầu bộ máy khi sau đấy, đích thân PTT Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh vốn của dự án.
Nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó thì người ta hẳn sẽ có lý do để tin rằng, với trọng trách được giao phó, ngài PTT đã thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm của mình, và đất nước này quả là còn “hồng phúc” khi có một vị lãnh đạo phụ trách kinh tế biết “lắng nghe” dư luận như thế.
Song tiếc thay, đó chỉ đơn giản là từ “nếu”, trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra trong thực tế: PTT Hoàng Trung Hải không chỉ là một “đạo diễn” thượng thặng, đang “dàn dựng” dự án giao thông đặc biệt quan trọng này, mà hơn thế, suốt nhiều năm qua, ông ta còn “làm xiếc” với tất cả các dự án trọng điểm quốc gia cũng như cả nền kinh tế. Những ngôn từ kể trên chỉ là trò mị dân quen thuộc của ông ta không hơn không kém.
“Chuyên gia” mị dân
Trong bài “Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân” trên trang Bauxite Việt Nam cách đây hơn 1 năm, tác giả đã vạch trần bản chất mị dân của ngài PTT Tàu này khi ông ta luôn có những câu phát ngôn khiến dân chúng “mát lòng mát dạ” như “Giá điện hiện nay không rẻ”; “Cần giá điện cạnh tranh, minh bạch và công bằng”; “Giá điện không phải muốn là tăng”; “Giá điện sẽ theo cơ chế thị trường”, v.v., nhưng trong thực tế lại luôn làm chuyện trái ngược: chỉ đạo EVN bỏ qua điện giá rẻ trong nước để mua điện từ Trung Quốc với giá cắt cổ; giao hầu hết các dự án điện cho nhà thầu Trung Quốc để đổi lấy những nhà máy điện công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ nhiều năm, giá thành đắt đỏ; tìm mọi cách trì hoãn sự hình thành của thị trường điện cạnh tranh, v.v.
Cuối tháng 10 năm ngoái, dân chúng từng một phen mừng hụt khi hay tin ngài PTT, trước sự bức xúc của dư luận, đã yêu cầu kiểm tra dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong vụ 3 nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng 40% giá cước 3G gói không giới hạn, nhưng rồi vụ việc lại nhanh chóng rơi vào im lặng.
Vụ “đội giá” ở dự án ĐSĐT nói trên cũng vậy, chỉ đến khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ, trên cả báo chí “lề đảng” lẫn báo chí “lề dân”, ngài PTT Tàu mới chịu “có ý kiến chỉ đạo” để xoa dịu dư luận.
Thực ra, ngay từ ngày 22/1/2014, báo Đầu Tư của Bộ KH-ĐT đã đăng bài “Đường sắt Đô thị Cát Linh - Hà Đông đội chi phí lên 891 triệu USD”. Như vậy, kể từ khi báo chí đưa tin về vụ việc cho đến khi ông Hoàng Trung Hải đưa ra ý kiến chỉ đạo là đúng 3 tháng. Trong khi đó, với trách nhiệm PTT “phụ trách kinh tế”, trực tiếp chỉ đạo Bộ GTVT và là Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, chắc chắn ông ta phải nắm thông tin này từ trước. Thế nhưng, đã nửa tháng trôi qua kể từ khi ngài PTT lên tiếng mà người ta vẫn chưa nhận thấy bất kỳ động thái đáng kể nào từ các cơ quan hữu trách liên quan đến “chỉ đạo” nói trên.
Tình trạng “công trình nào cũng đội giá”
Với cương vị PTT “phụ trách kinh tế”, trực tiếp chỉ đạo các bộ quan trọng nhất của nền kinh tế như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên - Môi trường, đồng thời lại còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng giao phó cho hàng chục trọng trách khác quán xuyến cả nền kinh tế nên tất cả các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia đều thuộc quyền chỉ đạo, phê duyệt và giám sát của ngài PTT Tàu này.
Ngoài đặc điểm nổi bật là hầu hết các dự án trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với những tai tiếng xưa nay về chất lượng và tiến độ, chúng còn một đặc điểm mà ai ai cũng nhìn thấy nữa là tình trạng “đội giá” khủng khiếp.
Báo Người Lao Động ngày 21/3/2014 đăng bài “Đua nhau ‘đội giá’”, trong đó viết:
Công trình xây dựng, giao thông đua nhau đội giá tới cả ngàn tỉ đồng không còn là chuyện lạ, gây bức xúc trong dư luận suốt một thời gian dài.
Trường hợp mới nhất mà dư luận biết tới là việc Kiểm toán Nhà nước phát hiện dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đội giá hơn 5.000 tỉ đồng so với mức được phê duyệt ban đầu (gấp 2,5 lần).
…Theo BQL Dự án cầu Nhật Tân, cầu dây văng Nhật Tân (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, Hà Nội) sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10/2014) với tổng mức đầu tư trên 13.626 tỉ đồng. Dự án này được phê duyệt năm 2006 nhưng mãi tới tháng 3.2009 mới chính thức khởi công hạng mục đầu tiên và đội giá trên 6.000 tỉ đồng.
Đâu vẫn vào đấy!
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi giữa năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rất bức xúc khi đặt vấn đề: “Có công trình nào không đội giá, thậm chí còn đội giá vô cùng lớn, thế mà vẫn đâu vào đấy. Công trình cả ngàn tỉ mà cứ chạy theo điều chỉnh giá dẫn đến đắt nhất thế giới. Dây dưa kéo dài tiến độ để điều chỉnh giá, tiêu cực chạy cho trúng thầu mà không bắt, không xử được”.
Tại sao tình trạng tồi tệ đến mức như lời phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội mà ngài PTT “phụ trách kinh tế”, người chịu trách nhiệm cao nhất về thực trạng này vẫn chưa hề lên tiếng hay có bất kỳ biện pháp nào để chấn chỉnh?
Ngày 16/1/2014, Bộ Xây dựng có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ nâng tổng mức đầu tư Dự án Xây dựng Nhà Quốc hội từ 4.797,043 tỷ lên 6.837,849 tỷ VNĐ, tức là phát sinh tới hơn 2.000 tỷ VNĐ. Đây là dự án mà ông Hoàng Trung Hải là Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước, nhưng không hiểu sao gần 4 tháng trôi qua rồi mà ông ta vẫn chưa hề có “ý kiến chỉ đạo”? 2.000 tỷ VNĐ tương đương với số thu ngân sách của cả một tỉnh trong suốt một năm, chẳng lẽ chừng đó chưa đủ lớn để cho ngài PTT “phụ trách kinh tế” phải quan tâm hay sao?
Bức tranh còn nham nhở hơn: đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ
Báo Dân Trí ngày 7/6/2013 đăng bài “Trái phiếu Chính phủ mất cân đối về nguồn vốn”, trong đó nêu lên thực trạng đáng báo động:
Theo Quyết định số 171 của Chính phủ, TMĐT ban đầu của các công trình, dự án thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2003 - 2010 là 150.668 tỷ đồng, với nhu cầu sử dụng vốn TPCP là 110.000 tỷ đồng. Nhưng tại Báo cáo số 152/BC-CP ngày 19/10/2010 của Chính phủ, TMĐT điều chỉnh từ các bộ, ngành, địa phương đã lên tới 570.990 tỷ đồng, trong đó nhu cầu sử dụng vốn TPCP là 530.302 tỷ đồng, nhu cầu còn lại sau năm 2010 là 315.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay, theo Báo cáo số 196/BC-CP ngày 17/5/2013 của Chính phủ, TMĐT đã điều chỉnh lên 684.794,5 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh TMĐT so với phê duyệt ban đầu. Có dự án điều chỉnh TMĐT gấp nhiều lần, có những dự án không chỉ điều chỉnh về giá nhân công, vật liệu, giá đền bù, GPMB, thiết kế kỹ thuật... mà còn điều chỉnh cả về quy mô của dự án. Kết quả là TMĐT các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP đã tăng lên nhiều so với dự toán ban đầu.
Tức là, chỉ trong vòng có 7 năm (Quyết định 171/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 24/7/2006), tổng mức đầu tư của các công trình, dự án thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn TPCP đã được điều chỉnh tăng lên tới hơn 4,5 lần, khiến nguồn vốn trái phiếu chính phủ bị mất cân đối. Ai là người phải chịu trách nhiệm chính về con số chênh lệch khổng lồ 534.000 tỷ VNĐ này (mà chủ yếu là do điều chỉnh tổng mức đầu tư trái luật) nếu không phải là ngài PTT “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải?
Định giở bài “tôi không ra quyết định nào sai”?
Việc ông Hoàng Trung Hải lên tiếng chỉ đạo về vụ dự án ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông “đội giá” 339 triệu USD không chỉ là một hành động mị dân điển hình, mà còn là một cách khéo léo để “đá quả bóng trách nhiệm” sang chân người khác, thể hiện qua những từ ngữ “Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, với cương vị của mình, không phải ông Bộ trưởng GTVT, lại càng không phải ông Cục trưởng Cục Đường sắt hay ông Trưởng ban Quản lý Dự án, mà chính ông PTT “phụ trách kinh tế” mới là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông cũng như tất cả các dự án trọng điểm quốc gia khác.
Quyền lực bao trùm của ông ta còn thể hiện rõ qua ý kiến chỉ đạo: “Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch - đầu tư cùng các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án.” Điều này dường như còn hàm ý rằng việc “thẩm định, quyết định” kia chỉ là vấn đề thủ tục, bất chấp thực tế là nếu không tăng tổng mức đầu tư thì chi phí để xây dựng 1km ĐSĐT ở đây đã cao gấp 1,5 - 2 lần so với mức chi phí trung bình của thế giới, còn nếu tăng TMĐT thì cao gấp tới 2,5 - 3 lần.
Với quyền hạn rõ ràng cùng những “chỉ đạo” kiểu như thế thì thật khó cho ngài PTT nếu đến một lúc nào đó ngài lại muốn học tập “ngón nghề” sở trường của “danh hài chính trị” Nguyễn Tấn Dũng mà rằng: “Trong vụ XYZ kia tôi không ra quyết định nào sai!?”
Hiểm hoạ khôn lường
Với trọng trách PTT “phụ trách kinh tế” nên thật dễ hiểu khi trên bức tranh kinh tế nham nhở của Việt Nam nhiều năm qua đâu đâu cũng thấy “dấu ấn” của “hoạ sỹ” Hoàng Trung Hải.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là hầu như chưa thấy bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào lên tiếng về trách nhiệm của ông ta trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả.
Trong khi đó, suốt nhiều năm nay, ông Hoàng Trung Hải đã bị tố cáo có những sai phạm nghiêm trọng như khai man lý lịch (bố đẻ ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, nhưng trong lý lịch ông ta lại khai là người Kinh) cùng những tội ác khủng khiếp như buôn bán ma tuý, giết người, v.v. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại rằng bà Đặng Thị Hoàng Yến đã từng bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội khoá XIII chỉ vì bà đã không khai bà từng là đảng viên.
Phải chăng nguyên nhân của việc ông Hoàng Trung Hải vẫn “bình chân như vại” bất chấp những sai phạm nghiêm trọng và tội ác tày trời nêu trên là do một (vài) thế lực thuộc hàng chóp bu nào đó đã cố tình bao che cho ông ta, hay tệ hơn nữa là bị ông ta khống chế và trở thành tay sai vô điều kiện phục vụ cho “sự nghiệp” cướp nước của ngài PTT này?
Bất luận thế nào, việc ông Hải leo lên đến chức Phó Thủ tướng, nắm trong tay gần như cả nền kinh tế suốt 7 năm qua (và nếu vụ việc vẫn không được giải quyết thì còn nhiều năm tới) cũng là một hiểm hoạ vô cùng lớn đối với cả nền kinh tế lẫn tiền đồ dân tộc, mà những gì đã nêu trên đây mới chỉ là một phần nhỏ.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.