Thuốc giả là một vấn đề nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong ở các nước đang phát triển. Nhưng hai nhóm các nhà khoa học Mỹ đã phát triển những phép thử nhanh chóng có thể giúp xác định được thuốc giả trước khi chúng gây hại cho người sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu những phương pháp kiểm tra mới vào tuần này trong một cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hóa học Mỹ ở thành phố Philadelphia. Thông tín viên Rebecca Widiss nói các nhà khoa học hy vọng những nỗ lực của họ có thể giúp ngăn chặn hàng ngàn ca tử vong do thuốc giả gây ra mỗi năm.
Sản xuất và buôn bán thuốc giả là hoạt động kinh doanh béo bở và phổ biến. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng từ 10 đến 30% các loại thuốc bán ở các nước đang phát triển là thuốc giả. Bà Toni Barstis là nhà hóa học tại Đại học Saint Mary ở bang Indiana miền Trung Tây ở bang Indiana vùng trung tây nước Mỹ.
Bà Barstic nói: “Dường như có rất nhiều thuốc giả xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á và Bắc Phi.”
Bà Barstis nói thêm: “Đây là vấn đề lớn ở những nước đang phát triển vì thiếu một hệ thống quản lý chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh thuốc giả này có nhiều đối tượng tham gia, từ những người sản xuất thủ công tại nhà cho đến cả một đường dây sản xuất có tổ chức.”
Bà Barstis cùng một nhóm sinh viên đại học bắt tay vào giải quyết vấn đề này. Họ tập trung nghiên cứu để tạo ra một phép thử cho loại thuốc giảm đau và hạ sốt Panadol, còn có tên thương mại là Tylenol. Acetaminophen, thành phần hoạt chất của thuốc này, không có hoặc không có đủ trong những viên thuốc giả. Acetaminophen cũng thường được sử dụng trong các loại thuốc chống sốt rét và thuốc kháng sinh giả và hoàn toàn không có hoạt tính.
Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp tại trường Đại học Notre Dame gần đó, bà Barstis đã chế ra một phương pháp thử sử dụng một mẩu giấy được xử lý bằng hóa chất có kích thước bằng một tấm danh thiếp. Bà nói chỉ việc chà xát viên thuốc cần thử lên mẩu giấy này và sau đó nhúng nó vào trong nước Màu giấy thay đổi chứng tỏ có thành phần đáng ngờ chứa trong thuốc.
Bà Barstis cho biết: “Toàn bộ quá trình thử mất chưa đầy 5 phút. Chúng tôi cho nhiều người từ trẻ con 5 tuổi đến người già ngoài 90 tiến hành phương pháp thử này. Mấy đứa trẻ còn thi nhau xem ai thử ra kết quả nhanh hơn và thời gian thử nhanh nhất là 1 phút 38 giây.”
Nhóm của bà Barstis cũng cho kiểm tra tính chính xác của giấy thử. Họ đem phân tích 570 viên thuốc Panadol và nhiều viên trong đó có thành phần giả được nhóm nghiên cứu cho thêm vào.
Bà Barstis nói: “Hiện giờ chúng tôi đang làm việc với các dược sĩ ở Kenya. Họ có phần lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng sản phẩm của mình có thể sử dụng trong thực tiễn.”
Bà Barstis cho biết nhóm của bà gần phát triển được những phép thử bằng giấy tương tự như vậy cho một số loại thuốc phổ biến khác. Bà đang xem xét làm thế nào để phổ biến phương pháp thử này.
Bà Barstic nói rằng: “Chúng tôi đã bàn đến việc lập ra một tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi đã thảo luận đến việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ. Ý định của chúng tôi là sản xuất ra một dụng cụ rẻ tiền và không quá phức tạp về mặt kỹ thuật. Chúng tôi muốn dụng cụ này thật rẻ, chắc chắn là dưới 25 xu, để nhiều người có thể sử dụng được.”
Tại Học viện Công nghệ Georgia, nhà hóa học Facundo Fernández đã bỏ ra 10 năm nghiên cứu một phương pháp thử khác. Ông Fernández sử dụng công nghệ của phòng thí nghiệm thông thường để lập ra một danh sách đầy đủ những thành phần đáng ngờ có trong các loại thuốc, phần lớn dựa trên số lượng những chất có trong đó. Danh sách này được gọi là khối phổ.
Ông Fernández cho biết: "Trong hầu hết các trường hợp, khối phổ của một phân tử thuốc thực thụ rất khác với khối phổ của một phân tử thuốc giả.”
Trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu, toán của ông Fernández đã hợp tác với 11 quốc gia châu Phi để phát hiện ra các loại thuốc chống sốt rét giả. Nhóm nghiên cứu của ông mới đây vừa thử 900 mẫu thuốc xuất xứ Campuchia chỉ trong 2 tuần, một nhiệm vụ mà nhóm này nói rằng sẽ mất hàng tháng trời nếu sử dụng phương pháp truyền thống.
Ông Fernández nói rằng phương pháp của ông có thể phát hiện được cả những loại thuốc giả hết sức tinh vi.
Ông Fernández nói: “Cũng còn tùy vào loại phổ kế ta sử dụng. Phổ kế có độ phân giải càng cao hơn thì càng dễ nhận biết giữa hai phân tử gần như giống hệt nhau.”
Mặc dù phương pháp này phải dùng đến phòng thí nghiệm, ông Fernández cũng đang nghiên cứu chế ra một công cụ tương tự mà các nhà nghiên cứu có thể sử dụng trong thực tế.
Những phương pháp mới sẽ giúp giải quyết được vấn đề mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống chăm sóc y tế trên toàn thế giới.
Sản xuất và buôn bán thuốc giả là hoạt động kinh doanh béo bở và phổ biến. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng từ 10 đến 30% các loại thuốc bán ở các nước đang phát triển là thuốc giả. Bà Toni Barstis là nhà hóa học tại Đại học Saint Mary ở bang Indiana miền Trung Tây ở bang Indiana vùng trung tây nước Mỹ.
Bà Barstic nói: “Dường như có rất nhiều thuốc giả xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á và Bắc Phi.”
Bà Barstis nói thêm: “Đây là vấn đề lớn ở những nước đang phát triển vì thiếu một hệ thống quản lý chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh thuốc giả này có nhiều đối tượng tham gia, từ những người sản xuất thủ công tại nhà cho đến cả một đường dây sản xuất có tổ chức.”
Bà Barstis cùng một nhóm sinh viên đại học bắt tay vào giải quyết vấn đề này. Họ tập trung nghiên cứu để tạo ra một phép thử cho loại thuốc giảm đau và hạ sốt Panadol, còn có tên thương mại là Tylenol. Acetaminophen, thành phần hoạt chất của thuốc này, không có hoặc không có đủ trong những viên thuốc giả. Acetaminophen cũng thường được sử dụng trong các loại thuốc chống sốt rét và thuốc kháng sinh giả và hoàn toàn không có hoạt tính.
Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp tại trường Đại học Notre Dame gần đó, bà Barstis đã chế ra một phương pháp thử sử dụng một mẩu giấy được xử lý bằng hóa chất có kích thước bằng một tấm danh thiếp. Bà nói chỉ việc chà xát viên thuốc cần thử lên mẩu giấy này và sau đó nhúng nó vào trong nước Màu giấy thay đổi chứng tỏ có thành phần đáng ngờ chứa trong thuốc.
Bà Barstis cho biết: “Toàn bộ quá trình thử mất chưa đầy 5 phút. Chúng tôi cho nhiều người từ trẻ con 5 tuổi đến người già ngoài 90 tiến hành phương pháp thử này. Mấy đứa trẻ còn thi nhau xem ai thử ra kết quả nhanh hơn và thời gian thử nhanh nhất là 1 phút 38 giây.”
Nhóm của bà Barstis cũng cho kiểm tra tính chính xác của giấy thử. Họ đem phân tích 570 viên thuốc Panadol và nhiều viên trong đó có thành phần giả được nhóm nghiên cứu cho thêm vào.
Bà Barstis nói: “Hiện giờ chúng tôi đang làm việc với các dược sĩ ở Kenya. Họ có phần lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng sản phẩm của mình có thể sử dụng trong thực tiễn.”
Bà Barstis cho biết nhóm của bà gần phát triển được những phép thử bằng giấy tương tự như vậy cho một số loại thuốc phổ biến khác. Bà đang xem xét làm thế nào để phổ biến phương pháp thử này.
Bà Barstic nói rằng: “Chúng tôi đã bàn đến việc lập ra một tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi đã thảo luận đến việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ. Ý định của chúng tôi là sản xuất ra một dụng cụ rẻ tiền và không quá phức tạp về mặt kỹ thuật. Chúng tôi muốn dụng cụ này thật rẻ, chắc chắn là dưới 25 xu, để nhiều người có thể sử dụng được.”
Tại Học viện Công nghệ Georgia, nhà hóa học Facundo Fernández đã bỏ ra 10 năm nghiên cứu một phương pháp thử khác. Ông Fernández sử dụng công nghệ của phòng thí nghiệm thông thường để lập ra một danh sách đầy đủ những thành phần đáng ngờ có trong các loại thuốc, phần lớn dựa trên số lượng những chất có trong đó. Danh sách này được gọi là khối phổ.
Ông Fernández cho biết: "Trong hầu hết các trường hợp, khối phổ của một phân tử thuốc thực thụ rất khác với khối phổ của một phân tử thuốc giả.”
Trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu, toán của ông Fernández đã hợp tác với 11 quốc gia châu Phi để phát hiện ra các loại thuốc chống sốt rét giả. Nhóm nghiên cứu của ông mới đây vừa thử 900 mẫu thuốc xuất xứ Campuchia chỉ trong 2 tuần, một nhiệm vụ mà nhóm này nói rằng sẽ mất hàng tháng trời nếu sử dụng phương pháp truyền thống.
Ông Fernández nói rằng phương pháp của ông có thể phát hiện được cả những loại thuốc giả hết sức tinh vi.
Ông Fernández nói: “Cũng còn tùy vào loại phổ kế ta sử dụng. Phổ kế có độ phân giải càng cao hơn thì càng dễ nhận biết giữa hai phân tử gần như giống hệt nhau.”
Mặc dù phương pháp này phải dùng đến phòng thí nghiệm, ông Fernández cũng đang nghiên cứu chế ra một công cụ tương tự mà các nhà nghiên cứu có thể sử dụng trong thực tế.
Những phương pháp mới sẽ giúp giải quyết được vấn đề mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống chăm sóc y tế trên toàn thế giới.